• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ

Tiếng vọng của rừng

16:21 12/05/2023
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

(Tiếp theo và hết)

Kỳ 3: “Rừng còn thì mình còn”

Thế rồi, chúng tôi cũng kịp ra khỏi rừng khi cơn mưa sầm sập đổ xuống. Các anh trong Hạt kiểm lâm phấn khởi vì chuyến đi đã thành công, quả thực là quá may mắn. Về tới trạm, bóng đêm đã giăng phủ. Bữa cơm vội nhờ được người dân nấu đón tiếp anh em chúng tôi chủ yếu là rau rừng, ít thịt gà. Ở trạm như vậy là tươm tất lắm rồi! Bụi đường, mùi ngai ngái của lá cây, những cuộc gặp gỡ, dư âm trong ngày vẫn còn vương vấn.

Bữa cơm có thêm 2 người nữa, thế là đầy đủ cả đội, anh em quây quần, giây phút hiếm hoi sum họp thật ấm cúng. Vừa ăn, chúng tôi vừa rôm rả bao câu chuyện...


Những cánh rừng xanh ngút ngàn trên địa bàn xã Ngọc Thanh (Phúc Yên)

Qua lời tâm giao, chúng tôi được biết: Trong trạm có anh Thuật ba mươi năm nay gắn bó với rừng, anh Đạt thì hai mươi năm… và hầu hết anh em đều ở xa, ở các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, thành phố Vĩnh Yên, có cậu Thiện, trẻ nhất (39 tuổi), từ Lào Cai chuyển về đây.

Được gợi ý, anh Đạt kể về một ngày “định mệnh” xảy ra với rừng. Hôm ấy cháy to, anh cùng đồng đội lao vào dập lửa thì va phải tổ ong lớn, phút nguy nan giữa tính mạng bản thân và “tính mạng” của rừng, không đắn đo, anh đã xả thân cứu rừng. Khi đám cháy được khống chế phần nào, không để đồng đội biết, anh gắng chạy xuống núi, đi được một đoạn, vết ong châm nhức nhối, phát sốt, anh phải nhờ người dân đưa tới bệnh viện.

3 ngày nằm viện, anh vẫn canh cánh lo rừng cháy. Đồng nghiệp biết tin vào thăm, câu đầu tiên anh hỏi: "Có cứu được nhiều rừng không, thiệt hại thế nào?". Chuyện đó, khiến anh Thuật và anh em trong Hạt kiểm lâm không bao giờ quên. Và tinh thần quả cảm, tấm gương sáng của đảng viên Đào Tuấn Đạt đã được chi bộ của hạt nêu gương trong kỳ sinh hoạt chuyên đề học tập và làm theo Bác.

Anh Thuật - một cựu chiến binh, người gắn bó lâu năm nhất với ngành Kiểm lâm nhớ như in: Ba mươi năm anh xa nhà thường xuyên, ít được đoàn tụ với gia đình và cũng hiếm hoi được gặp bạn bè, đồng ngũ. Trưa hôm ấy, anh tổ chức bữa cơm thân mật mời bạn bè, xong xuôi, vừa dọn lên thì nhận được tin báo rừng cháy, anh xin lỗi mọi người, vội vã lấy xe gắn máy lao đi, xong mọi việc, trở về nhà, trời đã sẩm tối...


Nhờ bàn tay của những "chiến sĩ" kiểm lâm và người dân địa phương - rừng vẫn bạt ngàn những màu xanh

Thế mới thấy bao khoảng lặng sau những vất vả, gian truân của công việc thường nhật. Có lẽ, các anh cũng không tiện phô trương hay kể lể. Tất cả dường như được nén lại, trở thành nguồn năng lượng vô song để các anh luôn vững vàng vượt lên phía trước, bất chấp khó khăn, nguy hiểm.

Và chúng tôi được biết, thu nhập của anh em trong Hạt cũng ở mức tiềm tiệm, mặc dù có chế độ phụ cấp, ưu đãi đặc thù.

Để có những thảm rừng xanh ngút ngàn, để bảo vệ toàn vẹn từng mảnh rừng, các “chiến sĩ” trong Hạt đã âm thầm hy sinh hạnh phúc riêng tư, gia đình. Vợ sinh con, gia đình có hiếu, hỉ... những ngày trọng đại như vậy, đôi khi, họ không thể có mặt… thay vào đó là những phiên trực ngày, trực đêm, vào mùa khô hanh phải canh chừng trên rừng, trên núi, cảnh báo cháy, cảnh giới lâm tặc… Họ giữ rừng như giữ tính mạng của mình và giữ nguồn sống cho cả cộng đồng.

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, chuyến đi làm cho mỗi chúng tôi thấm thía hơn và nhận ra rõ hơn, khí hậu toàn cầu được cảnh báo đang thay đổi ngày càng khắc nghiệt, nắng nóng cực đoan, thiên tai, bão lũ bất thường mật độ ngày càng nhiều, lan rộng, dữ dội, tổn thất nặng nề của cải vật chất, làm cho cuộc sống đảo lộn, mong manh…

Rừng còn là “vàng” nữa hay không? Con người phải trả lời bằng hành động đích thực, nhân văn. Mỗi ngày, chúng ta khai thác quá mức, tận diệt rừng xanh, thì chính chúng ta đang để tuột mất nguồn “vàng xanh” quý giá, biến môi trường sống thành địa ngục trong tương lai không xa nếu triệt dần mầm xanh của rừng, còn những đám cháy oan nghiệt cho rừng…

…

Đêm muộn, chúng tôi chia tay những “chiến sĩ” kiểm lâm. Trong cái bắt tay thật chặt, hẹn ngày gặp lại, dùng giằng không nỡ rời chân, tôi vẫn cố “tra khảo” Thiện - người trẻ tuổi nhất trong hạt, tại sao để vợ con, gia đình ở tận Lào Cai mà một mình về đây để công tác? Có khi đến vài tháng mới về nhà một lần… cả người thân của Thiện cũng sẵn sàng hy sinh cho nhiệm vụ thiêng liêng của anh… Ở đây rừng xa xôi, hẻo lánh lại phức tạp, sao không chọn ở trên đó với vợ con? Và sao?… Thiện chỉ cười và nói, công việc mà chị - “Rừng còn thì mình còn”!

Nụ cười tươi rói trên môi của Thiện và câu nói “chốt” đầy ý nghĩa của “chiến sĩ” trẻ nhất hạt làm cho chúng tôi thật sự ấm lòng, vững tâm.


Những động vật hoang dã được bảo tồn tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, trên địa bàn xã Ngọc Thanh.


Cả hơn 4,5 nghìn héc ta rừng Ngọc Thanh chỉ có 5 anh em Hạt kiểm lâm quản lý, các anh phải chia người vào trạm trực thường xuyên. Địa hình chia cắt, hiểm trở nên không ít khó khăn, nhưng không thể chùn bước, các anh em luôn đoàn kết, nêu cao trách nhiệm, hết mình với công việc, giữ gìn, bảo vệ, phát triển rừng, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, giúp bà con phát triển kinh tế rừng, ổn định cuộc sống; đồng thời, mưu trí, dũng cảm đấu tranh với tội phạm phá rừng...

Thu Thủy










Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Thị trấn Tam Đảo sẵn sàng cho dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
    Thị trấn Tam Đảo sẵn sàng cho dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

    Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, người lao động sẽ được nghỉ liên tục 5 ngày. Với quỹ thời gian khá thuận lợi, nhiều đơn vị và gia đình đã lên kế hoạch đi du lịch hoặc hành hương, vãn cảnh. Đáp ứng nhu cầu đó, thị trấn Tam Đảo đã chuẩn bị sẵn sàng phục vụ du khách với nhiều chương trình hấp dẫn.

  • Đảm bảo Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc năm 2025 diễn ra an toàn, hiệu quả
    Đảm bảo Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc năm 2025 diễn ra an toàn, hiệu quả

    Chiều 9/4, đồng chí Nguyễn Khắc Hiếu, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe các sở, ngành, đơn vị báo cáo việc tổ chức Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc năm 2025.

  • Cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
    Cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết toàn dân

    Từ huyền thoại “bọc trăm trứng”, người dân Việt Nam đều có chung cội nguồn, chung dòng máu Lạc Hồng và có chung Quốc Tổ là các vua Hùng. Vì vậy, Ngày giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là dịp thể hiện lòng thành kính, tri ân công đức tổ tiên, thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn” mà còn là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt mạch nguồn lịch sử, gắn kết cộng đồng, củng cố tinh thần đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam hàng nghìn năm qua.

  • Văn Miếu tỉnh - Điểm đến văn hóa hấp dẫn
    Văn Miếu tỉnh - Điểm đến văn hóa hấp dẫn

    Văn Miếu tỉnh là nơi tôn vinh các bậc tiên thánh, tiên hiền của Nho học, thể hiện truyền thống hiếu học và khoa bảng của nhân dân trong tỉnh. Không chỉ là “địa chỉ đỏ” giáo dục lịch sử, truyền thống hiếu học, Văn Miếu tỉnh còn là nơi để các thế hệ học sinh tìm về nguồn cội, viết tiếp trang sử thành tích cho giáo dục tỉnh nhà. Thời điểm này gần cuối năm học nên Văn Miếu tỉnh thu hút rất đông học sinh, giáo viên đến dâng hương, báo công, tham quan và chụp ảnh kỷ yếu.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

12731773
Trong ngày: 36001 Trong tuần: 0 Trong tháng: 609783
Địa chỉ IP của bạn: 18.224.44.46
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc