• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ

Cô giáo hơn 50 lần hiến máu tình nguyện

15:50 21/03/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Một lần chứng kiến người thân phải truyền máu cấp cứu khiến cô giáo Nguyễn Thị Bích Thường (Trường THCS Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên) hiểu rõ nguồn máu vô cùng quan trọng trong cứu chữa người bệnh, từ đó, cô tích cực tham gia hiến máu tình nguyện. Không chỉ tham gia 51 lần hiến máu tình nguyện, cô giáo Thường còn tích cực tuyên truyền, vận động được gần 200 người tham gia hiến máu. Với những kết quả đạt được, cô giáo Nguyễn Thị Bích Thường nhiều lần được Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu.

Người hiến máu tình nguyện tiêu biểu

Sáng 20/3, tranh thủ không có tiết dạy, cô giáo Nguyễn Thị Bích Thường lại đến tham dự “Ngày hội Xuân hồng” tại huyện Tam Đảo. Ngoài hiến máu tình nguyện, cô giáo Thường còn tích cực hỗ trợ Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện hướng dẫn tình nguyện viên kê khai thông tin, ghi phiếu chứng nhận, phát quà, đồ ăn nhẹ… Gần 12h, sau khi công việc xong xuôi, không kịp ăn trưa, cô giáo Thường lại tất bật về trường để kịp giờ lên lớp vào buổi chiều.

Chia sẻ về hoạt động hiến máu tình nguyện, cô Nguyễn Thị Bích Thường cho biết: "Từ năm 2011 tôi đã quan tâm đến hoạt động hiến máu tình nguyện, nhưng bấy giờ do các con tôi còn nhỏ, phong trào hiến máu chưa phát triển mạnh nên không có điều kiện tham gia. Những năm sau này, khi các địa phương tổ chức các đợt hiến máu nhân đạo, nhà trường lại ưu tiên các giáo viên nam, tôi phải xin mãi mới được đi.

Năm 2018, tôi có điều kiện tham gia thường xuyên hơn các chương trình hiến máu tình nguyện tại các địa phương. Ngoài ra, cứ vài tuần hoặc vài tháng tôi lại xuống Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương hiến máu, tiểu cầu".

Để có điều kiện tham gia hiến máu tình nguyện thường xuyên, trước đó, cô giáo Thường lên mạng xã hội, tìm kiếm và tham gia các hội nhóm để có thông tin, địa điểm hiến máu ở các địa phương. Có thời gian, cô thấy phong trào hiến máu ở Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải rất sôi nổi nên tích cực tham gia với các bạn đoàn viên thanh niên. Hễ ngày nào trống giờ, trống tiết cô giáo Thường lại tranh thủ cùng cac sinh viên đi hiến máu tình nguyện.

Cô giáo Thường cho biết thêm: “Thực tế, nếu chúng ta không cho đi (hiến máu) thì hồng cầu trong cơ thể vẫn chết tự nhiên để sản sinh hồng cầu mới. Vậy thì tại sao chúng ta không hiến máu cứu người, tạo “sức ép” cho cơ thể sản sinh máu mới, có lợi cho sức khỏe. Việc hiến máu khiến tôi vui, hạnh phúc vì có thể cứu giúp tính mạng của ai đó, đồng thời giúp mình kiểm soát sức khỏe vì được hiến máu là biểu hiện sức khỏe tốt, chất lượng máu tốt”.

Hạt nhân nòng cốt

Không chỉ đi 1 mình, 3 tuần/lần, cô giáo Thường đều đặn rủ bạn bè, đồng nghiệp xuống Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương hiến tiểu cầu. Theo cô Thường, chỉ ở các bệnh viện lớn mới đủ thiết bị để lấy tiểu cầu nên cô mong muốn thời gian tới, các cơ sở y tế của tỉnh cũng sẽ sớm thực hiện được việc này để các tình nguyện viên không phải đi xa, đồng thời có điều kiện phục vụ người bệnh tại địa phương.

Cô giáo Thường và con trai thường xuyên tham gia hiến máu tình nguyện.

Tham gia nhiều chương trình hiến máu tình nguyện nên cô giáo Thường có nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Nhưng ấn tượng nhất với cô là Chương trình hiến máu “Giọt hồng tri ân” và Hành trình Đỏ lần thứ VIII, năm 2020.

Bấy giờ, hoạt động diễn ra trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm mới của các ca bệnh Covid-19 ở các địa phương gia tăng, nên yêu cầu cấp thiết của chương trình là vừa đảm bảo hiến máu an toàn, bổ sung lượng máu dự trữ, vừa tuân thủ các yêu cầu phòng chống dịch.

Theo cô giáo Thường, trong ngày hôm ấy, các đơn vị máu của tình nguyện viên đã được “đi máy bay” để đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) phục vụ kịp thời công tác cứu chữa bệnh nhân khiến mọi người tham gia chương trình vừa tự hào, vừa xúc động.

Càng tích cực tham gia hiến máu tình nguyện cô giáo Thường càng thấm thía khẩu hiệu “Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại” và gắn bó hơn với phong trào. Cũng theo cô Thường, đối với những người đi hiến tiểu cầu ở các bệnh viện lớn sẽ được thăm khám, xét nghiệm kỹ lưỡng hơn so với hiến máu toàn phần.

Thay vì nhận các phần quà, tình nguyện viên có thể lựa chọn các gói xét nghiệm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Do đó, người dân nên đi hiến máu, tiểu cầu thường xuyên, bởi việc này không chỉ phục vụ cứu chữa người bệnh mà còn giúp chúng ta nắm bắt, theo dõi kết quả xét nghiệm và sức khỏe của mình.

Nhiều năm, cô giáo Thường được tôn vinh là người hiến máu tiêu biểu.

Việc làm nhân đạo của cô giáo Nguyễn Thị Bích Thường giúp phong trào hiến máu tình nguyện tại địa phương ngày càng lớn mạnh, phát triển; đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Quá trình tham gia hiến máu nhân đạo của cô giáo Thường là hành trình đầy tình yêu thương, giúp nhiều cuộc đời được hồi sinh khi được tiếp thêm dòng máu quý giá của những người có trái tim nhân ái.

Những người hiến máu tiêu biểu như cô giáo Thường chính là những hạt nhân nòng cốt, là những tuyên truyền viên tích cực giúp lan tỏa tinh thần, nghĩa cử cao đẹp của hoạt động hiến máu tình nguyện đến với cộng đồng, xã hội để thắp sáng niềm hy vọng, ước mơ và sự sống cho người bệnh.

Bài, ảnh: Hà Trần

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Người mang nghề may xuất khẩu về làng
    Người mang nghề may xuất khẩu về làng

    Trước xu thế hội nhập lan tỏa sâu rộng, nhiều người trẻ trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư máy móc sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Một trong những người dám nghĩ, dám làm và thành công là chị Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Giám đốc Công ty TNHH MTV May mặc xuất khẩu Anh Tuấn, xã Bàn Giản (Lập Thạch).

  • Đảng viên say mê nghiên cứu khoa học
    Đảng viên say mê nghiên cứu khoa học

    Đổi mới, sáng tạo, trách nhiệm trong công việc, say mê trong nghiên cứu khoa học, đảng viên Vũ Thị Huyền Trang, Tổ trưởng Tổ QC, Phòng Nghiên cứu phát triển, Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc đã có nhiều sáng kiến, cải tiến mang lại giá trị lớn, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định vai trò của người lao động trong sự phát triển của ngành dược phẩm.

  • Dấu ấn phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”
    Dấu ấn phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”

    Phát huy truyền thống, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, cựu chiến binh (CCB) Vĩnh Phúc luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, gương mẫu đi đầu, hưởng ứng, thực hiện các phong trào thi đua. Trong đó, phong trào “CCB gương mẫu” là phong trào mang tính toàn diện, xuyên suốt, lan tỏa sâu rộng trong các cấp hội, tạo động lực để hội viên CCB cống hiến sức lực, trí tuệ, xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

  • Cựu chiến binh Phạm Quang Vinh vượt khó làm giàu
    Cựu chiến binh Phạm Quang Vinh vượt khó làm giàu

    Dù mang nhiều thương tật, nhưng với bản lĩnh, nghị lực của người lính Cụ Hồ, cựu chiến binh (CCB) Phạm Quang Vinh, xã Duy Phiên (Tam Dương) đã vượt khó trên mặt trận phát triển kinh tế, tích cực lao động, sản xuất và có nhiều đóng góp cho cộng đồng.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

12610305
Trong ngày: 33266 Trong tuần: 266537 Trong tháng: 488313
Địa chỉ IP của bạn: 18.117.121.244
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc