• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ

Lan tỏa giá trị di sản trong Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc 2023

16:05 04/10/2023
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc 2023 có nhiều nội dung mới, lần đầu tiên tái hiện cảnh Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương chỉ huy, chiến đấu chiến thắng giặc Nguyên Mông trên Lục Đầu giang.

Đã thành thông lệ, trung tuần tháng Tám âm lịch hàng năm là dịp diễn ra Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương), kỷ niệm ngày mất của Đức Thánh Trần Hưng Đạo (20/8 âm lịch) và ngày mất của Anh hùng Dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi (16/8 âm lịch).

Lan toa gia tri Di san trong Le hoi mua Thu Con Son-Kiep Bac 2023 hinh anh 1

Quang cảnh Lễ hội quân trên sông Lục Đầu.

Lễ hội mùa Thu Đền Kiếp Bạc đã có từ cách đây hơn 720 năm với nhiều nghi thức tế lễ và diễn xướng dân gian rất nổi tiếng như lễ rước cỗ tiến thánh, lễ hội quân trên sông Lục Đầu, lễ cầu an và hội hoa đăng trên sông Lục Đầu, tục hầu Thánh, lễ ban ấn của Đức Thánh Trần, cùng nhiều trò chơi dân gian khác như đấu vật, đua thuyền, bắt vịt, thổi cơm, thi nhảy phỗng…, thu hút hàng vạn du khách và nhân dân thập phương về trảy hội và tưởng nhớ các bậc vĩ nhân.

Năm nay, Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc diễn ra trong 11 ngày, từ ngày 24/9-4/10 (10-20/8 âm lịch), tái hiện nhiều nghi lễ truyền thống đặc sắc, kết hợp với Tuần Văn hóa du lịch và giới thiệu các sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Hải Dương.

Đặc biệt, thông qua lễ hội sẽ tăng cường quảng bá các giá trị di sản văn hóa nổi bật toàn cầu của khu di tích trong quá trình tỉnh Hải Dương đang cùng với các tỉnh xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đề nghị Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn-Kiếp Bạc là Di sản thế giới.

Lễ hội mở đầu bằng Lễ dâng hương và Tế cáo yết vào ngày 24/9 (tức 10/8 âm lịch) và kết thúc vào ngày 4/10 (20/8 âm lịch) với Lễ rước bộ, Lễ tế và Giỗ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Các hoạt động chính của lễ hội tập trung từ ngày 30/9 đến 4/10 (tức 16-20/8 âm lịch).

Vào sáng 30/9 là Lễ rước, Lễ dâng hương tưởng niệm 581 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc-Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi; Lễ tế tại Đền thờ Nguyễn Trãi và Đền thờ Trần Nguyên Đán (Khu Di tích Côn Sơn)

Lan toa gia tri Di san trong Le hoi mua Thu Con Son-Kiep Bac 2023 hinh anh 2

Lễ ban ấn Đền Kiếp Bạc

Tối 30/9 khai mạc đồng thời các sự kiện Lễ tưởng niệm 723 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo; Lễ khai hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2023; Tuần Văn hóa du lịch và xúc tiến thương mại Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2023.

Nét mới của lễ hội năm nay là Lễ tưởng niệm ngày mất của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo được mở đầu với hoạt cảnh "Hùng khí Lục Đầu giang", nhằm tái hiện cảnh Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương chỉ huy, chiến đấu chiến thắng giặc Nguyên Mông.

Tuần Văn hóa du lịch và xúc tiến thương mại Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2023 được tổ chức trên đê sông Lục Đầu và có quy mô lớn nhất từ trước tới nay, với 65 gian hàng, trong đó có 35 gian hàng bày bán các sản phẩm du lịch, nông sản đặc trưng của Hải Dương và 30 gian hàng của các địa phương trong cả nước.

Đêm 30/9, vào lúc 23h là Lễ khai ấn và ban ấn tại đền Kiếp Bạc.

Lễ hội quân trên sông Lục Đầu diễn ra sáng 1/10; Liên hoan diễn xướng hầu Thánh được tổ chức tối cùng ngày tại Khu Di tích Kiếp Bạc.

Tối 2/10 là Lễ cầu an và Hội hoa đăng trên sông Lục Đầu.

Lan toa gia tri Di san trong Le hoi mua Thu Con Son-Kiep Bac 2023 hinh anh 3

Quang cảnh lễ cầu an và hội hoa đăng.

Trong khuôn khổ lễ hội, Ban Tổ chức tổ chức trình diễn nghệ thuật múa rối nước tại hồ Kiếp Bạc; các hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian đặc sắc tại hai Khu Di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc.

Đi liền với Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2023, thành phố Chí Linh lần đầu tiên tổ chức Festival Chí Linh-Hải Dương với chủ đề “Tinh hoa hội tụ-Khát vọng tỏa sáng”.

Festival diễn ra từ ngày 24/9-4/10 tại Quảng trường Sao Đỏ, Khu di tích Quốc gia Đền Mẫu Sinh-Đền Thánh Hóa và Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn-Kiếp Bạc.

Khu Di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc là một danh thắng có núi sông hòa hợp, sơn thanh thủy tú, phong cảnh hữu tình, là nơi hội tụ nhiều giá trị về văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng đặc sắc và phong phú, một địa chỉ văn hóa tâm linh quan trọng trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam.

Giá trị của di tích, về danh nhân và vùng đất này gắn với thiền phái Trúc Lâm và cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược vào thế kỷ 8.

Sự giàu có về các giá trị văn hóa vật thể hội tụ cùng những giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc thể hiện ở các lễ hội gắn với di tích là lý do nơi đây thu hút hàng chục vạn lượt du khách mỗi năm.

Lan toa gia tri Di san trong Le hoi mua Thu Con Son-Kiep Bac 2023 hinh anh 4

Lễ rước văn từ nhà thờ Tổ Chùa Côn Sơn sang Đền Nguyễn Trãi

Trải qua bao biến thiên lịch sử, các di tích và những lễ hội truyền thống ở Côn Sơn-Kiếp Bạc còn vẹn nguyên các giá trị và có sức thu hút đặc biệt.

Năm 2012, Côn Sơn-Kiếp Bạc đã được xếp hạng là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Lễ hội Chùa Côn Sơn và Lễ hội Đền Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia.

Để nâng tầm giá trị của di tích, tỉnh Hải Dương cùng hai tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang hiện đang khẩn trương phối hợp xây dựng Hồ sơ khoa học “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc” để trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Thúy Nga (theo vietnamplus.vn)

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Thị trấn Tam Đảo sẵn sàng cho dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
    Thị trấn Tam Đảo sẵn sàng cho dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

    Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, người lao động sẽ được nghỉ liên tục 5 ngày. Với quỹ thời gian khá thuận lợi, nhiều đơn vị và gia đình đã lên kế hoạch đi du lịch hoặc hành hương, vãn cảnh. Đáp ứng nhu cầu đó, thị trấn Tam Đảo đã chuẩn bị sẵn sàng phục vụ du khách với nhiều chương trình hấp dẫn.

  • Đảm bảo Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc năm 2025 diễn ra an toàn, hiệu quả
    Đảm bảo Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc năm 2025 diễn ra an toàn, hiệu quả

    Chiều 9/4, đồng chí Nguyễn Khắc Hiếu, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe các sở, ngành, đơn vị báo cáo việc tổ chức Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc năm 2025.

  • Cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
    Cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết toàn dân

    Từ huyền thoại “bọc trăm trứng”, người dân Việt Nam đều có chung cội nguồn, chung dòng máu Lạc Hồng và có chung Quốc Tổ là các vua Hùng. Vì vậy, Ngày giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là dịp thể hiện lòng thành kính, tri ân công đức tổ tiên, thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn” mà còn là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt mạch nguồn lịch sử, gắn kết cộng đồng, củng cố tinh thần đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam hàng nghìn năm qua.

  • Văn Miếu tỉnh - Điểm đến văn hóa hấp dẫn
    Văn Miếu tỉnh - Điểm đến văn hóa hấp dẫn

    Văn Miếu tỉnh là nơi tôn vinh các bậc tiên thánh, tiên hiền của Nho học, thể hiện truyền thống hiếu học và khoa bảng của nhân dân trong tỉnh. Không chỉ là “địa chỉ đỏ” giáo dục lịch sử, truyền thống hiếu học, Văn Miếu tỉnh còn là nơi để các thế hệ học sinh tìm về nguồn cội, viết tiếp trang sử thành tích cho giáo dục tỉnh nhà. Thời điểm này gần cuối năm học nên Văn Miếu tỉnh thu hút rất đông học sinh, giáo viên đến dâng hương, báo công, tham quan và chụp ảnh kỷ yếu.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

12746254
Trong ngày: 50483 Trong tuần: 0 Trong tháng: 624264
Địa chỉ IP của bạn: 3.149.231.42
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc