• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Công nghệ
  3. Khoa học - Công nghệ

Cứng rắn với sinh vật ngoại lai xâm lấn để phát triển bền vững

17:48 30/05/2023
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Sáng 3/6 tới đây, Trường cao đẳng Vĩnh Phúc tổ chức Hội thảo "Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai xâm hại và đề xuất giải pháp phòng ngừa, kiểm soát một số loài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” với sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, các nhà khoa học, đại biểu đại diện cho các ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức xã hội, Trường cao đẳng Vĩnh Phúc và nhóm tác giả nghiên cứu.


Cây trinh nữ và ốc bươu vàng là 2 trong số những loài sinh vật ngoại lai xâm hại điển hình ở Vĩnh Phúc

Theo đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học, hội thảo có ý nghĩa khoa học quan trọng về bức tranh tổng thể các loài sinh vật ngoại lai xuất hiện trên địa bàn Vĩnh Phúc, đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch kiểm soát, diệt trừ các loài sinh vật ngoại lai xâm lấn và báo cáo về các loài ngoại lai xâm lấn, gây hại đến môi trường Vĩnh Phúc đối với dữ liệu quốc gia về sinh vật ngoại lai.

Cuộc hội thảo còn là diễn đàn trao đổi cởi mở những thông tin, kiến thức và những kinh nghiệm quý báu của các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước với các cán bộ viên chức của cơ quan, đơn vị trong và ngoài nhà trường.

Vĩnh Phúc là 1 trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng với nhiều hệ sinh thái đặc thù với cảnh quan môi trường và đa dạng sinh học phong phú, nhưng chứa đựng các mối đe dọa, rủi ro từ sinh vật ngoại lai như hệ sinh thái thủy sinh ở các đầm, hồ và cây trồng vật nuôi nông nghiệp, cây rừng, đa dạng sinh học.

Thống kê cho thấy, trên địa bàn tỉnh đang xuất hiện nhiều loài loài sinh vật ngoại lai xâm lấn gây tác động và ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế và hệ sinh thái môi trường địa phương. Các loài này đều thuộc danh sách “100 loài sinh vật ngoại lai xâm hại cho các loài bản địa”.

Vì vậy, việc đi tìm giải pháp quản lý, kiểm soát và diệt trừ các loài sinh vật ngoại lai xâm lấn nhằm bảo tồn và phát triển bền vững nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh, đồng thời khai thác những giá trị kinh tế từ lợi thế mà tỉnh có được, nhưng vẫn bảo tồn nguyên vẹn hệ sinh thái vốn có là vấn đề cấp thiết đặt ra không chỉ cho người dân mà còn cho chính quyền địa phương.

Do đó, việc nghiên cứu đề tài là rất cần thiết và tạo nền tảng để triển khai các hoạt động ngăn ngừa, giảm thiểu, tiến đến loại bỏ và kiểm soát chặt chẽ các loài ngoại lai xâm hại có nguy cơ xâm lấn gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, đến phát triển kinh tế- xã hội và an ninh lương thực tại Vĩnh Phúc, đồng thời góp phần vào việc quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại trong thực tiễn để duy trì cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân, góp phần phát triển bền vững đất nước theo tinh thần Chỉ thị số 42, ngày 8 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.

Mục tiêu của hội thảo nhằm chia sẻ thông tin, quan điểm, tăng cường hiểu biết về sinh vật ngoại lai xâm hại và giá trị hệ sinh thái, đa dạng sinh học của tỉnh Vĩnh Phúc. Thảo luận các chính sách liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững nền nông nghiệp, ngăn ngừa sự xâm lấn của sinh vật ngoại lai. Đồng thời, tạo diễn đàn tham vấn nhiều bên nhằm tìm kiếm giải pháp, sáng kiến phòng ngừa, kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai trên địa bàn.

Hội thảo cũng cung cấp cơ sở dữ liệu và nguồn thông tin để lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ban, ngành có những quyết sách phù hợp; các địa phương có những thông tin hữu ích, giúp lựa chọn chiến lược hợp lý trong phát triển nông nghiệp hiệu quả, tránh các rủi ro, các tác động tiêu cực từ sinh vật ngoại lai; cộng đồng dân cư có nhận thức đúng đắn và có trách nhiệm với môi trường tự nhiên…

Theo Tiến sĩ Trần Thanh Tùng, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Vĩnh Phúc, chủ nhiệm đề tài: Vĩnh Phúc đã ghi nhận sự phân bố của nhiều loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm trên địa bàn như ốc sên, ốc bươu vàng, cá dọn bể, cá trê đen, cá rô phi đen, rùa tai đỏ, cây trinh nữ, cỏ lào, cây ngũ sắc, bèo Nhật Bản. Các loài này đều thuộc danh sách “100 loài sinh vật ngoại lai xâm hại cho các loài bản địa”.

Trước thực trạng trên, nhóm tác giả đã nghiên cứu, đánh giá dựa trên những kết quả điều tra, khảo sát kỹ lưỡng, từ đó đưa ra những giải pháp mang tính quyết liệt, hiệu quả trên tinh thần vừa hạn chế được sinh vật ngoại lai có hại, vừa bảo vệ được hệ sinh thái nhằm đảm bảo sự nghiệp phát triển bền vững các mặt KT-XH của địa phương.

Đề tài được chia làm 5 nội dung chính là điều tra lập danh mục và xác định hiện trạng, phân bố sinh vật ngoại lai xâm hại; đánh giá khả năng ảnh hưởng của loài ngoại lai xâm hại; con đường xâm nhập của sinh vật ngoại lai; kiểm soát việc lây lan, phát triển của loài ngoại lai xâm hại; đánh giá hiệu quả môi trường sinh thái của kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp phòng ngừa, kiểm soát, diệt trừ một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại.

Sau khi đưa ra thực trạng, giải pháp, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất một số kiến nghị cần lưu tâm như thời gian qua, trên địa bàn cả nước có nhiều vụ việc buôn bán, nhập khẩu, du nhập trái phép loài ngoại lai xâm hại, điển hình như vụ việc tôm hùm nước ngọt.

Để có thể hạn chế, ngăn ngừa, kiểm soát và diệt trừ thích hợp từng đối tượng sinh vật ngoại lai xâm hại và phù hợp với tính đặc thù của từng vùng sinh thái, địa phương, tỉnh cần chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan và các địa phương áp dụng triệt để các giải pháp.

Cụ thể là phải có hệ thống các giải pháp quản lý; hệ thống các giải pháp kỹ thuật: biện pháp quản lý, ngăn chặn, kiểm soát, diệt trừ thích hợp cho từng đối tượng và phù hợp với tính đặc thù của từng sinh thái, địa phương; giải pháp tăng cường hợp tác liên tỉnh: tổ chức học tập, chia sẻ kinh nghiệm quản lý các loài ngoại lai xâm hại với các địa phương lân cận...

Được biết, Trường cao đẳng Vĩnh Phúc là đơn vị đào tạo đa ngành gồm các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non, tiểu học; đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp thuộc các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, du lịch, y tế và nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển KT-XH địa phương.

Trong những năm vừa qua, nhà trường luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy và chủ trương đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học theo hướng gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo và phục vụ cộng đồng, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Đa dạng hóa các hình thức nghiên cứu thực hiện đề tài các cấp, biên soạn giáo trình, sáng tác nghệ thuật, sáng tạo khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, y dược, du lịch, hoạt động khởi nghiệp…

Nội dung nghiên cứu gắn với thực tiễn giáo dục, doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động và sự phát triển KT-XH của địa phương; tăng cường ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn. Đẩy mạnh học tập, chia sẻ kết quả và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học thông qua các hội thảo, hội nghị và hội thi khoa học.

Đề tài trên là 1 trong 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh của nhà trường được triển khai trong năm học này.

Bài, ảnh: Quang Nam


Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Nhiều hoạt động trong “Ngày hội AI” tỉnh Điện Biên
    Nhiều hoạt động trong “Ngày hội AI” tỉnh Điện Biên

    Tại sự kiện “Ngày hội AI”, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Điện Biên sẽ phát động Chiến dịch “Điện Biên Phủ - Hành trình phủ AI” và Phong trào “Bình dân học vụ số”.

  • Trợ lý AI Việt Nam giành chiến thắng tại sự kiện GITEX Asia 2025
    Trợ lý AI Việt Nam giành chiến thắng tại sự kiện GITEX Asia 2025

    Nomi, trợ lý tài chính cá nhân ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), đã giành chiến thắng thuyết phục khi vượt qua 350 startup toàn cầu để giành giải Nhất hạng mục "GITEX Europe Award”.

  • Hợp tác đào tạo nhân lực công nghiệp bán dẫn
    Hợp tác đào tạo nhân lực công nghiệp bán dẫn

    Ngành công nghiệp bán dẫn được coi là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử có nhiệm vụ tạo ra vi mạch và linh kiện điện tử để phục vụ sản xuất các sản phẩm phức tạp. Để nguồn nhân lực ngành bán dẫn có cơ hội phát triển, cần thúc đẩy liên kết, tăng cường hợp tác cũng như đa dạng mô hình hợp tác trong nước và quốc tế.

  • Viettel chọn 500 sinh viên xuất sắc để đào tạo cho 9 ngành công nghệ mũi nhọn
    Viettel chọn 500 sinh viên xuất sắc để đào tạo cho 9 ngành công nghệ mũi nhọn

    Ngày 22/4, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức lễ khai giảng chương trình Thực tập sinh tài năng - Viettel Digital Talent mùa thứ 5. Chương trình nằm trong chiến lược phát triển nhân lực trẻ lĩnh vực công nghệ của Viettel.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

12742404
Trong ngày: 46632 Trong tuần: 0 Trong tháng: 620413
Địa chỉ IP của bạn: 3.145.57.4
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc