• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Xã Hội
  3. Giáo dục

Chuyện nghề của những giáo viên “chuyên biệt”

11:23 26/03/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ bình thường vốn đã vất vả, với nhóm trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt thì khó khăn, vất vả còn nhân lên bội phần. Trên hành trình gian nan đó, bên cạnh sự đồng hành của gia đình, những giáo viên chuyên biệt chính là “người mẹ đặc biệt” luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các trường hợp trẻ gặp khó khăn về tâm lý sớm hòa nhập cộng đồng, mang lại sự tự tin và tương lai tươi sáng cho con trẻ.

Tại thành phố Vĩnh Yên, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển giáo dục đặc biệt Nụ Cười là điểm đến quen thuộc của nhiều bậc phụ huynh và các trẻ em “đặc biệt”. Hầu hết các em đều không may mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, mắc hội chứng tăng động, giảm chú ý…

Được trực tiếp gặp gỡ, trò chuyện cùng các giáo viên tại đây, chúng tôi càng hiểu hơn về công việc chứa đựng nhiều khó khăn, thử thách và mong ước, hạnh phúc vỡ òa khi các em tiến bộ, thay đổi tích cực qua từng ngày, học tập, vui chơi như bao đứa trẻ cùng trang lứa.


Cô Nguyễn Thị Vui giảng dạy những học sinh đặc biệt tại Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển giáo dục đặc biệt Nụ Cười. Ảnh: Trà Hương

Là giảng viên chuyên ngành Tâm lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đồng thời cũng là người thành lập trung tâm, chị Nguyễn Thị Vui chia sẻ: “Trước khi thành lập trung tâm, tôi đã dành thời gian nhiều năm liền để học tập, nghiên cứu về tâm lý, hành vi con người. Vừa nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, tôi nhận thấy trong xã hội ngày nay, số trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt tăng cao với những biểu hiện, trạng thái khác nhau, trong đó phổ biến là trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ.

Tuy nhiên, hầu hết trẻ không được phát hiện từ sớm, thậm chí có trường hợp phụ huynh không chấp nhận được tình trạng của con mình dẫn đến việc đánh mất thời điểm “vàng” để can thiệp. Điều này thôi thúc tôi muốn đem kiến thức, những kết quả nghiên cứu về tâm lý để hỗ trợ cộng đồng giải quyết các vấn đề thực tiễn trong xã hội.

Cùng với sự phân tích, động viên, khích lệ từ gia đình, đồng nghiệp, năm 2017, tôi thành lập Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển giáo dục đặc biệt Nụ Cười - ngôi nhà chung của “trẻ đặc biệt”. Từ đó lan tỏa giá trị yêu thương, giúp các gia đình bớt áp lực, lo âu, đơn độc trên hành trình cùng con hòa nhập cộng đồng và mang lại những giá trị tốt đẹp cho đời”.

Hiện nay, trung tâm có 23 giáo viên, đang quản lý, chăm sóc và giáo dục hơn 50 học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt, thuộc nhiều độ tuổi khác nhau (từ 1,5 -19 tuổi). Cơ sở vật chất của trung tâm được đầu tư khang trang, hiện đại với nhiều thiết bị phục vụ can thiệp phù hợp, bảo đảm yêu cầu cho hoạt động học tập, giảng dạy.

Đi thăm một vòng trung tâm, quan sát những lớp học của các giáo viên “đặc biệt”, chúng tôi nhận thấy, trong những phòng học gọn gàng và sạch sẽ chỉ lác đác một vài học sinh nhưng luôn rộn rã tiếng cười, tiếng nói.

“Dạy trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ là công việc rất đặc thù, phức tạp. Giáo án chuẩn bị không phải theo lớp, theo năm học mà theo tình trạng, khả năng của từng học sinh. Hơn nữa, đa số trẻ đều gặp khó khăn trong phát triển ngôn ngữ, giao tiếp xã hội, nhận thức, tự phục vụ… nên khi bắt đầu học, các em phải mất vài tuần để làm quen, loại bỏ nỗi sợ và sự e dè với cô giáo rồi mới dạy kiến thức. Nếu không thật sự yêu thương, nhẫn nại với trẻ thì rất khó để làm được công việc này”, chị Vui vừa nói vừa đưa ánh mắt chứa chan tình cảm nhìn về những học trò của mình.


Những tiết học của cô và trò luôn tràn đầy niềm vui. Ảnh: Trà Hương

Là cô giáo trẻ nhiệt huyết của trung tâm, chị Lê Thị Luyến đã có hơn 6 năm gắn bó với những “trẻ em đặc biệt”. Chị Luyến tâm sự: “Việc chăm sóc, giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ không giống như các trẻ em khác nên tôi từng trải qua không ít khó khăn trong nghề. Đến giờ, tôi vẫn nhớ như in những ngày đầu tiếp xúc và dạy trẻ tự kỷ với nhiều điều bỡ ngỡ bởi lý thuyết khác xa với thực tế. Có những em khi mới tới trung tâm, chưa quen với môi trường nên quấy khóc, các cô phải thay nhau bế ẵm cả ngày. Hay cũng có những em thường xuyên la hét, nôn trớ vào người cô, không kiểm soát được hành vi, tự làm đau mình hoặc tấn công người khác một cách bất ngờ... Nhiều năm trong nghề, tôi và các đồng nghiệp không đếm nổi những lần bị xô ngã, thậm chí có lần bị thương tích vì hành vi không kiềm chế của trẻ.

Dù có những khó khăn, áp lực nhưng chưa lần nào tôi nghĩ mình sẽ chuyển sang công việc khác bởi nghề nào cũng có niềm vui, nỗi buồn. Hơn nữa, sự tiến bộ của các em, sự thấu hiểu, giúp đỡ lẫn nhau của đồng nghiệp đã giúp tôi có thêm động lực cống hiến, gắn bó với nghề”.

“Niềm vui của chúng tôi là thấy các con nói được những tiếng đầu tiên, đôi khi là biết cầm bàn chải đánh răng hay biết bày tỏ cảm xúc... Đó còn là sự tin tưởng của phụ huynh khi họ hồ hởi kể với nhau về sự thay đổi của con, nghe tiếng các con bi bô trò chuyện với bố mẹ...”, chị Luyến tâm sự.

Với những giáo viên chuyên biệt, họ vừa đóng vai trò là người dạy dỗ, vừa là người bạn tâm giao, lại như mẹ hiền dạy con trẻ những kỹ năng sống đơn giản nhất với hy vọng trẻ tiến bộ, sớm hòa nhập cuộc sống.

Đồng thời, họ cũng mong muốn các “trẻ em đặc biệt” đều sớm được điều trị tâm lý và can thiệp kịp thời, giúp các em bộc lộ, thể hiện khả năng của bản thân, xóa bỏ định kiến về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ là gánh nặng của gia đình, xã hội.

Thảo My

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Tăng tốc ôn tập, sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT
    Tăng tốc ôn tập, sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT

    Chỉ còn ít ngày nữa, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026 chính thức diễn ra. Thời điểm "nước rút" này, các trường THCS trên địa bàn tỉnh đang tăng tốc đẩy mạnh công tác ôn tập, hướng dẫn học sinh lớp 9 củng cố kiến thức, rèn kỹ năng, chuẩn bị tâm thế vững vàng bước vào kỳ thi.

  • Chủ tịch UBND tỉnh Trần Duy Đông kiểm tra thực tế hiện trạng một số trường học
    Chủ tịch UBND tỉnh Trần Duy Đông kiểm tra thực tế hiện trạng một số trường học

    Sáng 16/5, đồng chí Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thăm, kiểm tra hiện trạng Trường THPT Trần Nguyên Hãn, Trường THPT Ngô Gia Tự (Lập Thạch) và Trường THPT Trần Phú (Vĩnh Yên).

  • Các trường THCS trọng điểm ở Vĩnh Phúc chốt lịch đánh giá năng lực vào lớp 6
    Các trường THCS trọng điểm ở Vĩnh Phúc chốt lịch đánh giá năng lực vào lớp 6

    Dự kiến có gần 1.900 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 6 các trường THCS trọng điểm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2025-2026.

  • Đề xuất vay tín dụng với người học STEM: Chính sách đã đủ mạnh?
    Đề xuất vay tín dụng với người học STEM: Chính sách đã đủ mạnh?

    Cần chính sách, cơ chế thu hút học sinh theo học các ngành khoa học, STEM ngay từ THPT để có thể gia tăng số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao...

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

Địa chỉ IP của bạn: 3.138.247.255
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc