• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Home Nổi bật 2

Sáp nhập tỉnh: Tiêu chuẩn cao hơn với bí thư, chủ tịch tỉnh mới

14:52 17/03/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Theo TS. Nguyễn Viết Chức, cần phải có tiêu chuẩn cụ thể và cao hơn với bí thư, chủ tịch của một tỉnh sau sáp nhập. Rất cần sự trao đổi dân chủ, công khai, công tâm để chọn được người đứng đầu địa phương phù hợp nhất cho tỉnh mới sau sáp nhập.

Sau cuộc họp của Bộ Chính trị thống nhất chủ trương về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Đảng ủy Chính phủ đã gửi đề án lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong về chủ trương sáp nhập tỉnh, TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Ủy ban Văn hóa và Xã hội) nhấn mạnh đến tinh thần chia sẻ, bao dung, đặc biệt là tinh thần gương mẫu của người cán bộ, đảng viên.

Đặt tên cho con còn khó, nói gì tên của một tỉnh

Một trong những vấn đề luôn nhận được sự quan tâm lớn của người dân là tên gọi mới của cấp tỉnh sau sáp nhập. Theo ông, việc lựa chọn tên mới cần được ưu tiên theo hướng nào?

Trước tiên, tôi rất chia sẻ rằng, không ai có khả năng tìm được một tên gọi mới sau sáp nhập có thể đáp ứng được mong muốn của tất cả mọi người cũng như của các địa phương.

Sáp nhập tỉnh: Tiêu chuẩn cao hơn với bí thư, chủ tịch tỉnh mới ảnh 1

TS. Nguyễn Viết Chức.

Chúng ta cứ thử liên hệ, ngay việc đặt tên cho con trong một gia đình. Vợ chồng rất yêu thương nhau, hai gia đình nội ngoại đồng thuận như một, nhưng khi đặt tên cho con, cho cháu, chắc cũng không thể đồng thuận được tất cả.

Do vậy, để giải quyết hài hòa vấn đề này, tôi cho rằng, tất cả cần phải vì cái chung nhất. Điều này cũng thể hiện tinh thần từ bỏ tư duy cục bộ địa phương. Khi hai, hay ba tỉnh sáp nhập vào cũng đều phải thể hiện tinh thần văn hóa đó.

983_1capture.jpg

Tuy nhiên, khi các tỉnh nhập vào, tên của một tỉnh nào đó không còn nữa, thì tỉnh còn giữ tên cũ phải thể hiện sự trân trọng giá trị văn hóa, những địa danh của tỉnh không còn tên nữa. Không còn tên tỉnh, nhưng địa danh không thể mất được. Chẳng hạn, tỉnh Lâm Đồng sáp nhập vào tỉnh khác, thì thành phố Đà Lạt nên thơ như thế không thể mất đi được. Nên phải trân trọng cái đó, địa danh đó sau sáp nhập.

Nói rộng hơn, chúng ta phải biết trân trọng giá trị văn hóa, lịch sử của từng địa phương, nó hòa nhập trong cái chung, trở thành niềm tự hào chung của tỉnh, chứ không phải theo biên giới cũ, rồi "tỉnh ông, tỉnh tôi".

Sẽ không có một công thức chung nào cả, nhưng cũng nên chọn tên như thế nào đó cho phù hợp nhất. Ví dụ, Lào Cai sáp nhập với Yên Bái chẳng hạn, không thể lấy tên một cách cơ học bằng cách ghép từ của hai tỉnh này, mà có thể lấy tên một trong hai tỉnh cũ, hay tên gọi mới là Hoàng Liên Sơn cũng rất hay.

Sáp nhập tỉnh: Tiêu chuẩn cao hơn với bí thư, chủ tịch tỉnh mới ảnh 2

Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính với mục tiêu là mở rộng không gian, tạo động lực phát triển (Ảnh minh họa)

Còn việc lựa chọn trung tâm hành chính mới sau sáp nhập, theo ông, nên lựa chọn, ưu tiên theo hướng nào?

Sau sáp nhập tỉnh, tôi cũng cho rằng, trước tiên nên chọn những thủ phủ có sẵn, còn nếu chọn ra cái mới, lại phải xây dựng trụ sở mới, rất tốn kém.

Nhưng có một việc sâu xa, không phải ai cũng nhìn thấy, vốn đã là thủ phủ của một tỉnh, thường thấp nhất phải là thị xã, thông thường là thành phố. Nghĩa là chọn thủ phủ là thị xã, hay thành phố trong tỉnh. Lập trung tâm mới sau sáp nhập là vạn bất đắc dĩ, nhất là khi xây dựng trung tâm mới ở vùng nông thôn chẳng hạn, sẽ rất phức tạp.

Một số chuyên gia đề xuất, tôi thấy cũng ổn, cũng giống như tên gọi, nên chọn thủ phủ của một tỉnh cũ đã có sẵn trong số các tỉnh sáp nhập. Như thế ít nhất sẽ có một tỉnh sau sáp nhập sẽ không thay đổi gì cả. Như vậy cũng đã tiết kiệm nhiều rồi, còn nếu cứ thay đổi nhiều sẽ dẫn đến lãng phí.

Tiêu chuẩn cao hơn với bí thư, chủ tịch tỉnh mới

Về công tác cán bộ, trong các cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần nhấn mạnh đến việc ngăn chặn tình trạng chạy chọt, tiêu cực trong quá trình hợp nhất, sáp nhập. Việc này cần phải được giám sát như thế nào, lựa chọn cán bộ sau sáp nhập ra sao cho hiệu quả, thưa ông?

Tôi hiểu rằng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã nhìn thấy vấn đề, nếu không ngăn chặn sẽ có những tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình sáp nhập.

Về vấn đề này, Quốc hội có quyền giám sát tối cao, HĐND các tỉnh, thành phố có quyền giám sát, rồi Mặt trận Tổ quốc, các hội đoàn thể cũng có thể vào cuộc giám sát. Vấn đề quan trọng phải minh bạch, công khai, như thế mới giám sát được.

Sáp nhập tỉnh: Tiêu chuẩn cao hơn với bí thư, chủ tịch tỉnh mới ảnh 3

Sau sáp nhập, số lượng công việc nhiều hơn, đòi hỏi cán bộ công chức phải nỗ lực nhiều hơn (Ảnh minh họa)

982_2capture.jpg

Với người đang làm bí thư, chủ tịch tỉnh không được chọn, cũng có thể xuống làm cấp phó, hoặc có thể điều động, bố trí thế nào cho hợp lý, cũng có thể cán bộ đó xin nghỉ trước tuổi.

Theo tôi, tinh thần chia sẻ là vô cùng quan trọng. Văn hóa ở đây chính là bao dung, chia sẻ, để lại tiếng thơm. Anh xin nghỉ trước tuổi nhưng để lại tiếng thơm, như thế tốt chứ? Tự thấy nhường vị trí cho người kia sẽ tốt hơn thì nên sẵn sàng. Điều đó thể hiện cử chỉ cao cả của một cán bộ, đảng viên.

Điều quan trọng nhất để thực hiện thành công cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, sáp nhập tỉnh là gì, thưa ông?

Có lẽ, điều quan trọng khi tinh gọn bộ máy, sáp nhập tỉnh, rất cần đến tinh thần gương mẫu của người cán bộ, đảng viên. Không được cục bộ địa phương, bỏ cái tôi của mình và cái tôi của địa phương mình để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Ai không gương mẫu, không làm việc đó, dứt khoát phải chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân.

Có thể chỗ này, chỗ kia chưa đáp ứng được yêu cầu cá nhân của ai đó, đôi khi cũng phải chấp nhận, dẹp bớt cái tôi cá nhân, thậm chí sẵn sàng nhường nhịn, hy sinh quyền lợi vật chất, tinh thần để đất nước tiến lên.

Không ai có khả năng đáp ứng được 100% yêu cầu của từng cá nhân, từng địa phương. Nhưng cần phải nhìn thấy cái chung, hướng tới tầm nhìn xa hơn khi đất nước chúng ta trở thành nước phát triển, trở thành một nước hùng cường, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Nếu nhìn đến cái lớn như vậy, chúng ta sẽ bỏ qua được cái nhỏ bé trước mắt. Đây là một cuộc cách mạng rất khó khăn, nhưng không thể không làm. Cán bộ, đảng viên, kể cả người dân phải tự làm công tác tư tưởng với chính mình, tự mình vượt lên và chiến thắng được chính bản thân mình.

Cảm ơn ông!

(Theo tienphong.vn)

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Sau sáp nhập, mỗi xã, phường, đặc khu sẽ có một trung tâm hành chính công
    Sau sáp nhập, mỗi xã, phường, đặc khu sẽ có một trung tâm hành chính công

    Bộ Nội vụ cho biết, sau sáp nhập xã, kết thúc hoạt động cấp huyện, mỗi xã, phường, đặc khu sẽ có 1 trung tâm hành chính công để tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng chính quyền điện tử; giải quyết các thủ tục hành chính...

  • Tỉnh ủy viên có thể được bố trí làm bí thư đảng ủy xã sau sáp nhập
    Tỉnh ủy viên có thể được bố trí làm bí thư đảng ủy xã sau sáp nhập

    Theo Bộ Chính trị, có thể xem xét, bố trí nhân sự là cấp ủy viên cấp tỉnh (tỉnh ủy viên) làm bí thư đảng ủy xã, phường, đặc khu (sau khi hợp nhất, sáp nhập).

  • Trình Chính phủ ban hành quy định số lượng Phó Chủ tịch UBND tỉnh, xã trước 30/6
    Trình Chính phủ ban hành quy định số lượng Phó Chủ tịch UBND tỉnh, xã trước 30/6

    Bộ Nội vụ phải trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định số lượng Phó Chủ tịch UBND và quy trình bầu, miễn nhiệm, điều động thành viên UBND các cấp trước 30/6.

  • Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội cho ý kiến một số nội dung về sắp xếp, tinh gọn bộ máy
    Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội cho ý kiến một số nội dung về sắp xếp, tinh gọn bộ máy

    Sáng 17/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì phiên họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

12611973
Trong ngày: 34934 Trong tuần: 268204 Trong tháng: 489981
Địa chỉ IP của bạn: 3.15.28.86
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc