• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Đất và người Vĩnh Phúc
  3. Điểm đến

Rộn ràng Lễ hội Khai Xuân - Khai Sắc Đền Bạch

18:30 12/02/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Ngày 12/2 (tức ngày Rằm tháng Giêng), UBND xã Yên Thạch, huyện Sông Lô tổ chức Lễ hội Khai Xuân - Khai Sắc Đền Bạch.

Đền Bạch (hay còn gọi là Đền Yên Thạch) là nơi thờ vọng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – vị lãnh đạo tài ba của quân dân Đại Việt chống giặc Nguyên Mông thế kỷ XIII.

Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn. Theo truyền thuyết, từ nhỏ, Trần Quốc Tuấn đã ham thích trò chơi đánh trận, 6 tuổi biết làm thơ. Lớn lên, học vấn rất uyên bác, vừa giỏi văn chương vừa hiểu thấu lục thao tam lược, cưỡi ngựa, bắn cung đều thành thạo.


Các đại biểu dâng hương làm lễ tại Đền Bạch.

Năm 1257, quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần đầu, ông được cử cầm quân giữ biên thùy phía Bắc. 30 năm sau, trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông (năm 1285) và (1287-1288), ông lại được đề bạt làm Tiết chế Thống lĩnh toàn quân và đã giành thắng lợi lẫy lừng, đánh tan quân Nguyên ra khỏi bờ cõi đất nước.

Là một vị tướng tài kiêm văn võ, luôn đề cao vai trò quan trọng của nhân dân, Trần Hưng Đạo đã đề ra một đường lối quân sự ưu việt, có tính chất nhân dân, tiêu biểu là hai cuộc rút lui chiến lược khỏi Kinh thành Thăng Long, tránh cho nhà Trần những tổn thất lớn và tạo thời cơ bẻ gãy lực lượng của địch.


Người dân địa phương tiến lễ cầu cho người người được ấm no, nhà nhà hạnh phúc.

Những kế hoạch làm “vườn không nhà trống” trên khắp các nẻo đường mà giặc đi qua, những hoạt động phối hợp nhịp nhàng giữa hương binh và quân đội chính quy của nhà nước, những trận phục kích lừng danh như trận Bạch Đằng đã làm cho tên tuổi của ông sống mãi. Ngay đến kẻ thù cũng phải nhắc đến Hưng Đạo Vương với niềm nể trọng.

Bên cạnh tư tưởng quân sự kiệt xuất, Trần Quốc Tuấn còn là tấm gương về lòng trung nghĩa sáng suốt, biết gạt bỏ mọi hiềm khích riêng để đoàn kết các tôn thất và tướng tá trong triều nhằm phò vua giúp nước, đánh bại kẻ thù. Sau khi mất, ông được triều đình phong tặng Thái Sư Thượng Phụ Thượng Quốc Công, Nhân võ Hưng Đạo Đại Vương.

Đền Bạch được xây dựng trên khu đất cao, hướng chính Nam với ba gian chính. Năm 1926, đền được trùng tu lại toàn bộ vững chắc và bề thế hơn. Do thời gian, các hạng mục trong đền bị hư hỏng, chính quyền và nhân dân xây dựng, tu sửa lại các hạng mục chính của công trình.

Năm 1995, Đền Bạch được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và tiếp tục tôn tạo, tu bổ bằng nguồn xã hội hóa để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân.


Đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham gia lễ hội.

Tưởng nhớ công lao của Hưng Đạo Đại Vương, hằng năm, người dân xã Yên Thạch tổ chức lễ hội Khai Xuân – Khai Sắc vào các ngày 14, 15, 16 tháng Giêng âm lịch với nhiều nghi lễ truyền thống, hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian, thi đấu thể thao thu hút đông đảo nhân dân, du khách thập phương về dự hội.

Lễ hội Khai Xuân – Khai Sắc trở thành nét văn hóa truyền thống để nhân dân tưởng nhớ công lao to lớn của vị Anh hùng dân tộc có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân. Lễ hội cầu cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an, mùa màng bội thu, tạo không khí vui tươi những ngày đầu Xuân, qua đó thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa dân tộc.

Tin, ảnh: Hà Trần

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Thị trấn Tam Đảo sẵn sàng cho dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
    Thị trấn Tam Đảo sẵn sàng cho dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

    Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, người lao động sẽ được nghỉ liên tục 5 ngày. Với quỹ thời gian khá thuận lợi, nhiều đơn vị và gia đình đã lên kế hoạch đi du lịch hoặc hành hương, vãn cảnh. Đáp ứng nhu cầu đó, thị trấn Tam Đảo đã chuẩn bị sẵn sàng phục vụ du khách với nhiều chương trình hấp dẫn.

  • Đảm bảo Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc năm 2025 diễn ra an toàn, hiệu quả
    Đảm bảo Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc năm 2025 diễn ra an toàn, hiệu quả

    Chiều 9/4, đồng chí Nguyễn Khắc Hiếu, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe các sở, ngành, đơn vị báo cáo việc tổ chức Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc năm 2025.

  • Cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
    Cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết toàn dân

    Từ huyền thoại “bọc trăm trứng”, người dân Việt Nam đều có chung cội nguồn, chung dòng máu Lạc Hồng và có chung Quốc Tổ là các vua Hùng. Vì vậy, Ngày giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là dịp thể hiện lòng thành kính, tri ân công đức tổ tiên, thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn” mà còn là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt mạch nguồn lịch sử, gắn kết cộng đồng, củng cố tinh thần đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam hàng nghìn năm qua.

  • Văn Miếu tỉnh - Điểm đến văn hóa hấp dẫn
    Văn Miếu tỉnh - Điểm đến văn hóa hấp dẫn

    Văn Miếu tỉnh là nơi tôn vinh các bậc tiên thánh, tiên hiền của Nho học, thể hiện truyền thống hiếu học và khoa bảng của nhân dân trong tỉnh. Không chỉ là “địa chỉ đỏ” giáo dục lịch sử, truyền thống hiếu học, Văn Miếu tỉnh còn là nơi để các thế hệ học sinh tìm về nguồn cội, viết tiếp trang sử thành tích cho giáo dục tỉnh nhà. Thời điểm này gần cuối năm học nên Văn Miếu tỉnh thu hút rất đông học sinh, giáo viên đến dâng hương, báo công, tham quan và chụp ảnh kỷ yếu.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

12630360
Trong ngày: 53322 Trong tuần: 286592 Trong tháng: 508369
Địa chỉ IP của bạn: 13.58.121.189
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc