• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Kinh Tế
  3. Nông nghiệp

Chàng trai người Thái làm giàu nhờ nuôi gà Mông đen

16:18 04/02/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Mấy năm qua, anh Quàng Văn Ún (sinh năm 1982, xã Mường Phăng, huyện Mường Phăng, tỉnh Điện Biên) trở thành triệu phú nhờ nuôi giống gà Mông đen.

Gà H’Mông có nhiều tên gọi như gà Mông, gà Mèo hаy gà Mông đen vì đây là giống gà toàn thân bаo phủ màu đen, thịt đen νà xương cũng đen. Gà H’Mông là giống gà bản địa được nuôi thả tự nhiên hàng trăm năm qua ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, ít dịch bệnh, có sức chống chịu với thời tiết giá rét vào mùa đông, khô nóng vào mùa hè.

Anh Quàng Văn Ún làm giàu nhờ nuôi gà đặc sản Mông đen. Ảnh: Thái Bình

Đồng bào vùng núi thường nuôi thả với mục đích tận dụng các phụ phẩm của nông nghiệp, thức ăn dư thừa trong sinh hoạt để cải thiện bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nuôi quy mô lớn cả nghìn con, ở xã Mường Phăng, anh Quàng Văn Ún là một trong những người tiên phong.

Trên mảnh đất rộng gần 1.000m2 ở bản Co Luống, anh Ún đầu tư xây dựng chuồng trại cấp 4 lợp fibro xi măng, thoáng, rộng cả trăm m2. Đây là nơi đàn gà ăn ngủ, luôn khô ráo, thoáng mát để bảo vệ sức khỏe cho gà trước thời tiết khắc nghiệt của vùng Tây Bắc.

Bên trong chuồng nuôi, anh lắp đặt hệ thống đèn điện vừa để chiếu sáng, vừa sưởi ấm cho gà. Các khay đựng thức ăn, nước uống được treo cao, cách mặt đất khoảng 30cm. Nền chuồng được rải trấu, mùn cưa, luôn khô thoáng. Cứ vài ba ngày, anh lại vệ sinh chuồng trại, thu dọn lớp trấu lót sàn lẫn với phân gà ủ làm phân hữu cơ bón vườn, thay thế một lớp lót sàn mới.

Bên ngoài chuồng nuôi, anh Ún dành phần lớn diên tích đất trống để đàn gà có không gian bay nhảy. Một mặt, anh gác rất nhiều cây khô làm sân chơi và cho gà có chỗ đậu. Một khu đất khác, anh bắc giàn trồng cây theo mùa để những ngày trời nắng nóng đàn gà vẫn được hoạt động ngoài trời vì có mái che là giàn cây xanh mát.

Cách bố trí khoa học chuồng nuôi của anh Ún không những đảm bảo điều kiện chăn thả mà còn giúp đảm bảo vệ sinh chuồng trại, vệ sinh môi trường. Đó là lý do bà con trong bản Co Luống chưa bao giờ phàn nàn về mùi hôi thối, dù một lúc Ún nuôi cả ngàn con gà.

Theo anh Ún, rất dễ phân biệt gà Mông đen với các giống loài gà khác, bởi ngay từ tên gọi, giống gà này hầu như có bộ lông phổ biết màu đen phủ toàn thân; mào đen, chân đen, xương đen, thịt cũng đen. Đặc biệt, chân gà Mông rất nhỏ và chỉ có 4 ngón. Có những cá thể có bộ lông khác màu như màu vàng, màu trắng hay tía đỏ, nhưng chân, mào, thịt, xương… của chúng thì không thay đổi.

Gà Mông đen bản địa có vóc dáng thon gọn, thích bay nhảy, thích ngủ trên cao và có thói quen thích đào bới thức ăn ngoài tự nhiên. Sau 6 tháng nuôi thả, gà đạt tuổi trưởng thành với trọng lượng từ 1,8 - 2,5kg đối với gà trống, gà mái nhẹ hơn, từ 1,5 - 2kg.

Một lứa gà, anh Ún đầu tư tiền giống khoảng 100 triệu đồng. Anh cũng tự đi thu mua trứng gà đen của bà con trong bản, sau đó thuê ấp công nghiệp để lấy gà con làm giống nuôi.

Với giá gà thịt đang được bán từ 150 – 200 ngàn đồng/kg, đàn gà Mông 1.000 con của gia đình anh Ún sau 6 tháng đạt sản lượng khoảng 2 tấn, tổng thu nhập từ 300 – 400 triệu đồng. Trừ chi phí ban đầu, thức ăn cho gà…, mỗi lứa gà anh Ún lãi khoảng 200 triệu đồng.

“Lúc mới nuôi tôi cũng còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng sau đó tự tìm tòi, học hỏi rồi dần dà có nhiều kinh nghiệm. Để đàn gà khỏe, quan trọng ban đầu phải chọn được gà giống mạnh khỏe, quá trình nuôi phải vệ sinh chuồng trại, đảm bảo chế độ thức ăn, nước uống… cho gà để gà có sức đề kháng, từ đó miễn dịch được với các loại cúm thông thường”, anh Ún cho biết. Mỗi dịp cuối năm, anh Ún tập trung cho lứa gà xuất bán vào dịp Tết bởi nhu cầu và giá bán luôn tăng cao, cho thu nhập rất tốt.

Cùng nhau nuôi gà Mông đen làm giàu

Anh Lò Văn Thiêm (sinh năm 1979) - Giám đốc HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Pá Khoang (bản Bó, xã Pá Khoang, TP Điện Biên) tự hào cho biết: HTX do anh làm giám đốc thành lập năm 2023 với 7 xã viên, hiện đang hoạt động ở 2 lĩnh vực chính là nuôi gà Mông đen và nuôi cá bè lòng hồ. Với mô hình nuôi gà Mông, thành viên Quàng Văn Ún là hộ tiên phong và đang có rất nhiều triển vọng để mở rộng quy mô. Sau anh Ún, 2 thành viên khác cũng đang nuôi thả, quy mô mỗi hộ khoảng 1.000 con.

Để giúp nhau trong sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, các thành viên HTX đều tham gia tổ khuyến nông cộng đồng, tham gia các lớp tập huấn để được phổ biến kỹ thuật, khoa học công nghệ. Người đi trước giúp đỡ, hỗ trợ người đi sau, và quan trọng nhất là cùng nhau làm, cùng nhau học hỏi…

“Ngay như kinh nghiệm chọn con giống, khi đã nắm được những kỹ năng cơ bản, các thành viên HTX (sau này đang là khuyến nông viên cộng đồng) đều chia sẻ cho nhau được biết. Ví như, chọn giống cần chọn con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập, không bị hở rốn… Nhiều con giống thị lực kém có thể loại bỏ bằng cách cho chúng phản ứng với ánh sáng… để chọn lọc, loại các cá thể dị tật. Hay những khuyết tật do sử dụng giống gà cận huyết, dùng một con gà trống để làm gà bố mẹ… cũng có thể đưa đến những khiếm khuyết trên. Đó là những điều không phải ai cũng nắm được, không phải ai cũng sẵn sàng chia sẻ”, Giám đốc Lò Văn Thiêm cho hay.

Ở các bản làng miền núi ở Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng, mấy năm qua, các tổ khuyến nông cộng đồng đang là chỗ dựa tinh thần cho các hộ nông dân cá thể. Những khuyến nông viên cơ sở đều là những hộ sản xuất giỏi, có nhiều kinh nghiệm, nhiều thời gian kinh qua sản xuất, những người thực, việc thực. Họ đã xây dựng được thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như nắm bắt được hệ thống các dịch vụ đầu vào, dịch vụ đầu ra, trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp. Sự hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau từ những nhân tố này giúp những người đi sau nhanh chóng có thành quả trong ngành nông nghiệp.

Bà Chu Thị Thanh Xuân – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Điện Biên cho biết, sau 2 năm thực hiện Đề án xây dựng Tổ khuyến nông cộng đồng, Điện Biên hiện có 100% các xã/phường (115/115 xã/phường) thành lập tổ khuyến nông cộng đồng với 1.017 thành viên tham gia.

Các thành viên của tổ khuyến nông cộng đồng gồm đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể - kinh tế tại địa phương, cán bộ khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật, nông dân sản xuất giỏi tại địa phương... Đây là những thuận lợi để chia sẻ, giúp nhau trong sản xuất.

Hương Hoài (Theo nongnghiep.vn)


Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Phát triển giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao
    Phát triển giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao

    Xác định giống cây trồng, vật nuôi là yếu tố then chốt giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, Trung tâm Phát triển nông, lâm nghiệp (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tích cực triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cho nông dân; đồng thời, tăng cường nghiên cứu, khảo nghiệm, triển khai các mô hình sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao để nhân rộng sản xuất.

  • Hơn 3 tấn cá được thả để bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản
    Hơn 3 tấn cá được thả để bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản

    Sáng 22/6/2025, Chi cục Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức chương trình thả cá bổ sung tái tạo, phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản.

  • Vụ Xuân thắng lợi
    Vụ Xuân thắng lợi

    Với sự chỉ đạo sát sao của các cấp, ngành, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của bà con nông dân, vụ Đông Xuân 2024 - 2025 (vụ Xuân 2025), Vĩnh Phúc giành thắng lợi, năng suất lúa bình quân ước đạt 63,16 tạ/ha, tăng 1,23% so với vụ cùng kỳ năm trước.

  • Nâng cao đời sống cho người dân
    Nâng cao đời sống cho người dân

    Triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, kiểu mẫu, các cấp, ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phát triển mạnh các ngành nghề, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã và chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn..., góp phần nâng cao thu nhập của người dân theo hướng bền vững.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

Địa chỉ IP của bạn: 216.73.216.243
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc