• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Chính Trị
  3. Chuyển đổi số

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

08:15 27/09/2023
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Quá trình chuyển đổi số (CĐS) đã và đang đóng góp tích cực vào chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở các địa phương trong tỉnh. Tiếp nối những thành công đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng NTM nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn và thành thị, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2025 với những mục tiêu, giải pháp trọng tâm, thiết thực.


Thôn Chùa (xã Ngũ Kiên, Vĩnh Tường)- thôn nông thôn mới thông minh đầu tiên của tỉnh với diện mạo khang trang, hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng cuốc sống cho người dân. Ảnh: Thế Hùng

Trở thành thôn NTM thông minh đầu tiên của tỉnh, đến nay, diện mạo thôn Chùa, xã Ngũ Kiên (Vĩnh Tường) khởi sắc bởi kết cấu hạ tầng khang trang, mang nét hiện đại với những tiện ích khi ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế, quản lý địa bàn.

Hiện nay, 100% hộ dân trong thôn đã gắn mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số, xác định vị trí, tọa độ trên GPS kết hợp với các dịch vụ tiện ích khác như bản đồ dịch tễ, bản đồ vùng an toàn dịch bệnh, bản đồ du lịch, bản đồ giáo dục…

Nhà văn hóa thôn đã lắp đặt mạng wifi miễn phí phục vụ nhu cầu hội họp, triển khai các hoạt động văn hóa - văn nghệ của người dân. Hệ thống camera an ninh được phủ khắp các xóm. 100% dân số trong thôn có sổ khám chữa bệnh điện tử; hơn 70% người dân thường xuyên sử dựng ứng dụng khám bệnh từ xa.

Bên cạnh đó, Ban phát triển thôn đã thành lập trang Zalo “Thôn Chùa với pháp luật” và trang facebook “Thôn Chùa - Ngũ Kiên miền quê đáng sống”... để thông tin các chủ trương, chính sách đến người dân một cách nhanh chóng, kịp thời như lịch gieo cấy, phun thuốc trừ sâu, tiêm phòng gia súc gia cầm...

Tại các cửa hàng đều có bảng quét mã QR giúp người dân trong thôn thanh toán khi mua bán hàng hóa mà không cần dùng tiền mặt. Hơn 90% công dân trưởng thành trong thôn đã có tài khoản thanh toán trực tuyến...

Có thể nói, công nghệ số đã len lỏi đến mọi khía cạnh đời sống ở miền quê này, quá trình CĐS đã góp phần không nhỏ để bộ mặt NTM thôn Chùa nói riêng, xã Ngũ Kiên nói chung "thay da, đổi thịt" từng ngày.

CĐS vừa là mục tiêu, đồng thời cũng là giải pháp tối ưu, thiết thực trong thực hiện chương trình xây dựng NTM; trong đó, CĐS cần phải bắt đầu từ nông dân và sản xuất nông nghiệp. Thực hiện kế hoạch CĐS của tỉnh, Đề án CĐS ngành NN&PTNT Vĩnh Phúc giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030, ngành Nông nghiệp tỉnh đã xây dựng và ban hành kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) hằng năm.

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, cung cấp thông tin qua tin nhắn điện thoại cho người dân trong tỉnh, các thông tin về tình hình dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi, lịch tiêm phòng GSGC, thông tin thời tiết cực đoan, phòng chống bão lũ….

Đồng thời, hướng dẫn người dân đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử (TMĐT); xây dựng phần mềm quản lý mã số vùng trồng, hệ thống blockchain truy xuất nguồn gốc một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh; xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho một số nông sản chủ lực của tỉnh.

Hết năm 2022, toàn tỉnh có hơn 16 nghìn hộ sản xuất nông nghiệp sử dụng TMĐT; 143 gian hàng được đăng ký trên các sàn TMĐT với các sản phẩm tiêu biểu như ong Tam Đảo; trà hoa vàng Tam Đảo; nấm Phùng Gia; thanh long ruột đỏ và cá thính Lập Thạch… Toàn tỉnh đã xây dựng được 16 vùng trồng với 26 mã số vùng trồng xuất khẩu.

CĐS đã giúp diện mạo nông thôn Vĩnh Phúc đã có nhiều đổi mới theo hướng khang trang, hiện đại; kinh tế nông thôn phát triển mạnh, nông nghiệp phát triển theo hướng nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm; nông dân dần chuyên nghiệp hóa hơn trong tổ chức, sản xuất.

Toàn tỉnh đã có 20 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Tiếp nối các thành quả đã đạt được, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình CĐS trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2025.

Mục tiêu đến năm 2025, chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh được xây dựng đồng bộ, thống nhất với ít nhất 90% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; 100% các địu phương, đơn vị quản lý điều hành trên môi trường điện tử; có ít nhất 40% đơn vị cấp huyện, cấp xã cung cấp ít nhất 1 dịch vụ thiết yếu và tổ chức lấy ý kiến phản hồi về sự hài lòng của người dân, cộng đồng về kết quả xây dựng NTM qua ứng dụng trực tuyến.

Ít nhất 70% các xã có HTX, 80% cấp huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và 50% các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số. Phấn đấu có ít nhất 1 mô hình thí điểm xã NTM thông minh theo lĩnh vực nổi trội nhất.

Theo đó, 5 nhóm giải pháp trọng tâm được đề ra là đẩy mạnh và ứng dụng CNTT trong công tác tuyên truyền, truyền thông, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về CĐS trong xây dựng NTM cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư.

Tăng cường ứng dụng CNTT trong thực hiện cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan quản lý Nhà nước trên môi trường mạng phục vụ CĐS nông thôn.

Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về nông nghiệp, nông thôn, nông dân để chia sẻ và cung cấp dữ liệu mở về kết quả xây dựng NTM, xây dựng bản đồ số về du lịch nông thôn để kết nối, giới thiệu và quảng bá sản phẩm du lịch nông thôn; thực hiện quản lý mã số vùng nguyên liệu, truy xuất đối với sản phẩm nông nghiệp, nông thôn.

Tiếp tục phát triển, triển khai các nền tảng xã hội số VinhPhucID, ứng dụng sổ tay đảng viên điện tử và các nền tảng số về nông nghiệp để thu hẹp khoảng cách số, đưa thông tin dịch vụ hành chính công của tỉnh tới người dân, tổ chức, DN khu vực nông thôn thông qua thiết bị di động.

Xây dựng thí điểm các mô hình xã, xóm NTM thông minh gắn với lĩnh vực nổi trội ở các địa phương, xây dựng thí điểm các mô hình xã TMĐT cho sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực của địa phương.

Lưu Nhung



Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Phát động Phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Bình dân học vụ số”
    Phát động Phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Bình dân học vụ số”

    Chiều 9/5, Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh tổ chức lễ phát động Phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Bình dân học vụ số”.

  • Chuyển đổi số góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề
    Chuyển đổi số góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề

    Nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai hoạt động GDNN trên môi trường số, đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS), ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý và đào tạo. Qua đó góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng, tay nghề, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

  • Ứng dụng AI hiệu quả
    Ứng dụng AI hiệu quả

    Trong bối cảnh chuyển đổi số sâu rộng, việc nâng cao nhận thức, trang bị kỹ năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ, công chức, viên chức và mỗi người dân được tỉnh xác định là một trong những giải pháp quan trọng nhằm đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc, đem lại những tiện ích thiết thực và các giá trị vượt trội, tạo động lực cho sự phát triển bền vững.

  • Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số
    Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

    Vĩnh Phúc đang đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) mạnh mẽ ở tất cả các ngành, lĩnh vực, trong đó, có công tác Đảng. Để làm được điều này, cùng với việc xây dựng hạ tầng số, nền tảng số đồng bộ, hiện đại, tỉnh chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin, đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng cho CĐS nói chung và CĐS trong các cơ quan Đảng nói riêng.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

12739844
Trong ngày: 44072 Trong tuần: 0 Trong tháng: 617852
Địa chỉ IP của bạn: 3.147.63.135
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc