• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Đất và người Vĩnh Phúc
  3. Điểm đến

Đồi Cao in dấu chân Người

10:50 15/11/2022
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Kỳ II: Nỗ lực vì một khát vọng “Vĩnh Phúc giàu có, phồn vinh”

Trong buổi nói chuyện với hơn 16.000 cán bộ, đảng viên, nhân dân, bộ đội tại vườn hoa thị xã Vĩnh Yên, Bác Hồ căn dặn, giao nhiệm vụ cho Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh: “Phải làm cho Vĩnh Phúc thành một trong những tỉnh giàu có, phồn thịnh nhất ở miền Bắc nước ta…”. Khắc ghi lời căn dặn của Người, nhiều thập kỷ qua, Đảng bộ nhân dân Vĩnh Phúc đã phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, đổi mới trong phát triển kinh tế - xã hội nhằm hiện thực hóa khát vọng vì một Vĩnh Phúc giàu có, phồn vinh.

977_1.jpg

KCN Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên thu hút gần 90 dự án, tỷ lệ lấp đầy tự nhiên đạt 96%. Ảnh: Khánh Linh

Vào những năm 60 của thế kỷ XX, Vĩnh Phúc đã được Trung ương đánh giá là tỉnh thuộc loại khá của miền Bắc về cải tạo XHCN. Đến cuối năm 1960, toàn tỉnh có 107.944 hộ nông dân (đạt 92,68% tổng số hộ nông dân) vào làm ăn tập thể trong 1.350 HTX nông nghiệp.

Bấy giờ, Vĩnh Phúc là tỉnh nông nghiệp, lại thuộc vùng trung du, địa hình phức tạp, dễ bị hạn, úng nên sản xuất gặp nhiều yếu tố rủi ro. Nhất là vào những năm đầu thập niên 60, hạn hán kéo dài trên diện rộng đã gây tổn thất khá lớn cho sản xuất nông, lâm nghiệp tỉnh nhà.

Trong 5 tháng trời bị hạn, toàn tỉnh có hơn 10.600 ha lúa, 30.000 ha đất trồng màu bị thiếu nước trầm trọng. Để đối phó với "giặc hạn", Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đã đề ra nhiều biện pháp động viên mọi lực lượng, với tất cả những phương tiện hiện có để quyết tâm thắng giặc hạn, bảo vệ và đẩy mạnh sản xuất.

Với nỗ lực phi thường của toàn quân, toàn dân, đến cuối tháng 2/1963, về cơ bản Vĩnh Phúc đã khắc phục được hạn hán. Toàn tỉnh đã có nước để gieo cấy được 27.392/31.000 ha đất lúa; trồng được 6.500/8.500 ha khoai các loại, 6.800/7.000 ha ngô…

Đó là thắng lợi có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân trong tỉnh thời kỳ này. Vào chính thời điểm lịch sử này, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc lại có niềm vui to lớn đó là được đón Bác Hồ về thăm ngày 2/3/1963. Lần về thăm này, Bác đã biểu dương tinh thần chống hạn của quân và dân Vĩnh Phúc.

Từ câu chuyện chống hạn, đến thành tích sản xuất nông nghiệp của Vĩnh Phúc cho thấy, dù hoàn cảnh khó khăn nào, với tinh thần đoàn kết, gắn bó, đồng lòng đi lên, Đảng bộ nhân dân địa phương vẫn vững vàng vượt qua gian truân, thử thách. Đưa nền nông nghiệp của tỉnh nhà tiến bước, đóng góp nguồn của cải, lương thực, thực phẩm cho quốc gia, tiền tuyến, phục vụ công cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc.

Trải qua những năm 60, đến năm 1997, khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc, bấy giờ, địa phương cũng rất khó khăn khi thu ngân sách chỉ đạt hơn 100 tỷ đồng; hạ tầng kinh tế - xã hội hạn chế, tỷ lệ cứng hóa giao thông mới đạt 2,1%, còn lại chủ yếu là đường đất; đời sống nhân dân ở mức thấp, giá trị GRDP bình quân đầu người đạt 2,18 triệu đồng/năm…

Tuy nhiên, với sự năng động, sáng tạo của tỉnh trong thu hút đầu tư, Đảng bộ, chính quyền các cấp đã có những hướng đi mang tính đột phá, giúp địa phương trở thành “điểm sáng” của cả nước trong lĩnh vực này.

Từ 8 dự án FDI, 1 dự án DDI ban đầu, đến năm 2021, toàn tỉnh đã có 429 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7,1 tỷ USD (thuộc 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư), trong đó, có các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, các quốc gia châu Âu và 824 dự án DDI với tổng vốn đầu tư là gần 110 nghìn tỷ đồng.

Từ chỗ không có khu công nghiệp, đến nay, tỉnh đã có 19 khu công nghiệp được quy hoạch, trong đó, có 14 khu công nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư (có 8 KCN đi vào hoạt động).

Sau khi phát triển các khu, cụm công nghiệp, năm 2002, thu ngân sách của tỉnh vượt mốc 1.000 tỷ đồng. Năm 2004, địa phương đã tự cân đối được chi ngân sách và đóng góp, điều tiết về ngân sách Trung ương.

Đặc biệt, năm 2019, thu ngân sách tỉnh đạt hơn 35.000 tỷ đồng, là dịa phương có số thu ngân sách đứng thứ 8 cả nước, đứng thứ 4 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, luôn nằm trong Top các tỉnh có số thu ngân sách cao nhất của cả nước.

976_1.jpg

Năm 2020 và năm 2021, mặc dù tác động của đại dịch Covid-19 là rất lớn, nhưng tổng thu ngân sách của tỉnh vẫn đạt hơn 32.000 tỷ đồng (trong đó, thu nội địa đạt gần 28 nghìn tỷ đồng), gấp 282 lần so với số thu ngân sách của năm 1997. Số thu ngân sách tăng cao đã tạo điều kiện tăng nguồn lực đầu tư cho hạ tầng kinh tế - xã hội và thực hiện các chính sách xã hội.

Giai đoạn này, cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. GRDP bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm, năm 2020, đạt 105,5 triệu đồng/người, đứng thứ 5/11 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 10/63 tỉnh/thành phố trong cả nước. Năm 2021 đạt 114,3 triệu đồng/người (khoảng 4.800 USD), cao gấp 52,5 lần so với năm 1997.

Đi đôi với phát triển kinh tế, chương trình xây dựng nông thôn mới được tỉnh quan tâm và đạt nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể, đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, 11 xã nông thôn mới nâng cao, 36 thôn dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, 5/9 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới...

Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông từ khi tái lập tỉnh đến nay được cải thiện rõ nét theo hướng đồng bộ, hiện đại. Các tuyến đường quốc lộ đã được nhựa hóa 100%; tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai chạy qua tỉnh với 5 nút giao đã, đang và sẽ là điều kiện thuận lợi để kết nối với các tỉnh phía Bắc và vùng đồng bằng Sông Hồng…

Hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư từng bước hoàn thiện. Toàn tỉnh có gần 30 đô thị, trong đó, thành phố Vĩnh Yên là đô thị loại II giữ vai trò trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh; thành phố Phúc Yên là đô thị loại III và các đô thị khác thuộc các huyện; tỷ lệ dân số đô thị khoảng 46%.

Nhiều dự án lớn, trọng điểm không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân mà còn tạo điểm nhấn quan trọng trong không gian đô thị Vĩnh Phúc như công viên Quảng trường Hồ Chí Minh; Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc; Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Bệnh viện Sản - Nhi Vĩnh Phúc; khu công viên giải trí thành phố Vĩnh Yên; khu công viên cây xanh các huyện Lập Thạch, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc; nâng cấp, sửa chữa hạ tầng các khu du lịch Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải; đường giao thông kết hợp đê ngăn nước Đầm Vạc; cầu Đầm Vạc; hệ thống chiếu sáng Quốc lộ 2B…

975_2.jpg

Hạ tầng đô thị Vĩnh Yên ngày càng phát triển đồng bộ, hiện đại. Ảnh: Khánh Linh

Khắc ghi lời căn dặn của Người khi về thăm, Đảng bộ nhân dân Vĩnh Phúc luôn nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhằm đưa địa phương trở thành một trong những tỉnh giàu có, phồn thịnh nhất ở miền Bắc nước ta.

Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đại hội đã thảo luận, nhất trí thông qua Nghị quyết về phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ của Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Mục tiêu tổng quát là đến năm 2025, Vĩnh Phúc là tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước; thu nhập thực tế bình quân đầu người cao hơn cả nước, đạt mức 80-85 triệu đồng; kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại I, trong đó, kết cấu hạ tầng đô thị Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Tam Đảo cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại IV, làm tiền đề để thành lập các thị xã.

Đến năm 2030, xây dựng Vĩnh Phúc thành tỉnh phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ bản đủ các tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung ương; kinh tế, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; thu nhập thực tế bình quân đầu người của tỉnh đạt 130 - 135 triệu đồng.

Tầm nhìn đến năm 2045, Vĩnh Phúc là thành phố phát triển toàn diện trên tất cả các mặt về kinh tế, xã hội, môi trường. Nền kinh tế Vĩnh Phúc phát triển theo hướng kinh tế số, kinh tế tri thức; người dân có thu nhập, chất lượng cuộc sống cao, hạnh phúc; nền văn hóa tiến bộ, giàu bản sắc, xã hội phát triển hài hòa, môi trường tự nhiên trong lành, đáng sống...

Hà Trần

Chia sẻ
Tweet
Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

12623493
Trong ngày: 46454 Trong tuần: 279725 Trong tháng: 501502
Địa chỉ IP của bạn: 3.14.79.99
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc