• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Văn hoá

"Shang-Chi và huyền thoại thập luân": Nỗ lực tôn vinh văn hóa Á Đông của Marvel

08:32 30/11/2021
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Với nội dung cũ kỹ, Shang-Chi và huyền thoại thập luân chỉ là một bộ phim chạm ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận Marvel đã có nỗ lực lớn trong việc khai thác và tôn vinh các chất liệu văn hóa Á Đông.

Ra mắt tại Mỹ trong mùa hè năm nay, bom tấn Shang-Chi và huyền thoại thập luân đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của giới mộ điệu điện ảnh. Nó không đơn thuần là một bộ phim mới ở giai đoạn 4 của Marvel mà còn lần đầu giới thiệu đến toàn thế giới một siêu anh hùng người châu Á. Tháng 9.2021, bom tấn Shang-Chi trở thành phim đạt doanh thu cao nhất năm 2021 tại Mỹ, thu về hơn 3 triệu USD. Phim cũng sở hữu số điểm đầy ấn tượng trên Rotten Tomatoes (92% điểm phê bình, 98% điểm khán giả chấm).

Câu chuyện gia đình đậm chất Á Đông

Thực chất, Shang-Chi và huyền thoại thập luân có thể được xem như một trong những bộ phim Marvel có nội dung đơn giản nhất. Đó là hành trình anh hùng của nhân vật Shang-Chi (Simu Liu) với cấu trúc ba hồi quen thuộc. Phim mở đầu bằng cách giới thiệu ác nhân, cũng là cha của Shang-Chi - Wenwu (Lương Triều Vỹ). Nhờ sở hữu 10 chiếc vòng quyền năng, Wenwu lập ra hội Thập luân, sống qua ngàn năm với mộng lớn chinh phạt thế giới. Tuy nhiên, ông gặp gỡ và đem lòng yêu Li (Trần Pháp Lạp) - người phụ nữ canh gác vùng đất Tao Lo linh thiêng.

Họ quyết định bỏ lại tất cả, cùng nhau xây đắp gia đình và sinh ra Shang-Chi cùng Xiaoling (Meng'er Zhang). Sau cái chết của Li, Wenwu lại tiếp tục u mê trong thù hận và quyền lực. Ông rắp tâm đào tạo, rèn luyện để con trai mình trở thành một công cụ giết người. Bất mãn với cha, Shang-Chi quyết định trốn chạy sang Mỹ. Anh thay tên đổi dạng, sống như một thanh niên Mỹ bình thường và làm công việc đỗ xe tại khách sạn hạng sang cùng bạn thân Katy (Awkwafina). Chỉ khi bị hội sát thủ của cha truy lùng ngay giữa nơi công cộng, Shang-Chi biết rằng mình cần phải lên đường để bảo vệ em gái. Từ đó, cuộc chiến của cha con nhà “thập luân” mở ra.

Nếu bỏ đi tất cả các yếu tố hành động, huyền ảo, sứ mệnh giải cứu thế giới thì Shang-Chi và huyền thoại thập luân đích thực là một bộ phim gia đình. Nó tái hiện khá chân thực cách một gia đình châu Á vận hành, đi kèm với những tình cảm, mâu thuẫn thế hệ điển hình trong xã hội phương Đông. Đối với người châu Á, gia đình lúc nào cũng giữ vai trò trung tâm, là thứ họ trân quý nhất nhưng cũng là nơi xảy ra nhiều rắc rối nhất. Toàn bộ những mâu thuẫn trung tâm của Shang-Chi và huyền thoại thập luân đều bắt nguồn từ mâu thuẫn gia đình rất đỗi thân thuộc với người châu Á. Có thể kể đến: hiểu lầm cha con, hiềm khích con rể - nhà vợ, áp lực của việc làm con trai trưởng, trọng nam khinh nữ… Cũng nhờ đó, Shang-Chi là một siêu anh hùng rất đời.

Anh dành cả tuổi thơ để nỗ lực làm vừa lòng cha mình. Đóng vai một đứa trẻ biết vâng lời, vắt kiệt bản thân để xứng đáng với kì vọng của phụ huynh. Đúng với truyền thống “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, Wenwu đã áp đặt vào hai con mình một cuộc đời mà chúng không hề mong muốn. Trong khi Shang-Chi phải oằn mình để nối nghiệp lớn của cha, Xiaoling đầy năng lực nhưng lại bị Wenwu cho “ra rìa”. Cô chỉ dám lén lút học lỏm những buổi luyện võ của anh trai rồi tự tập luyện giữa khuya.

Vì vậy, Shang-Chi và Xiaoling đều chọn cách bỏ trốn để được sống theo đúng nguyện vọng và ước mơ của mình, thoát khỏi sự kèm cặp của cha. Và trước khi đến với cuộc chiến với sứ mệnh bảo vệ sự tồn vong của nhân loại, Shang-Chi trước hết phải bước vào cuộc chiến với chính cha mình, với những quan niệm cứng nhắc và thói gia trưởng của ông. Mạch phim diễn ra đúng với trình tự “tề gia, trị quốc” rồi mới có thể “bình thiên hạ”. Đây là lần đầu tiên Marvel chọn khai thác sâu đến thế câu chuyện liên quan đến gia đình của siêu anh hùng. Cũng bởi chọn đi theo hướng này, mạch phim rất đơn giản, nhân vật cũng dễ đoán và không có gì quá lắt léo.

Lạ với phương Tây, cũ với khán giả châu Á

Cùng với Black Panther, Shang-Chi và huyền thoại thập luân là bộ phim hiếm hoi Marvel đưa người xem vượt ra khỏi biên giới nước Mỹ. Đội ngũ làm phim đã có sự cố gắng nhất định trong việc thổi vào phim hồn văn hóa bản địa. Với Shang-Chi, cảm thức và văn hóa Trung Hoa hiện lên nổi trội nhất. Trước tiên, Shang-Chi và huyền thoại thập luân đã làm rất tốt trong việc khai thác khía cạnh võ thuật phương Đông. Tinh thần Kungfu, các chiêu thức, đường quyền được phân bổ đầy ấn tượng trong các phân cảnh giao chiến. Các nhân vật đều sử dụng những binh khí đặc trưng của châu Á như: dao găm, kiếm móc, gậy tre, cung tên…

Một trong những phân cảnh đậm màu sắc Á Đông trong phim

Song, biên kịch của Shang-Chi và huyền thoại thập luân cũng bỏ nhiều tâm tư trong việc cài cắm vào phim những chi tiết liên quan đến phong tục, đời sống tinh thần của người Á Đông, mang đến sự gần gũi. Hương án và bàn thờ gia tiên được xuất hiện trịnh trọng trên phim. Các nhân vật thắp hương để cầu nguyện, kính vong linh người thân, thả hoa đăng trên sông để tưởng nhớ những linh hồn đã mất. Nhiều câu thành ngữ, tục ngữ của người Hoa nhiều lần được đưa vào thoại phim. Những thói quen nhỏ của người châu Á như ăn cháo vào buổi sáng hay chuẩn bị món ngon để cúng trong tiết thanh minh cũng được đề cập trong phim một cách khéo léo.

Phần thiết kế mỹ thuật của Shang-Chi và huyền thoại thập luân được thực hiện với chủ đích gợi nên cảm thức bản địa nhiều nhất có thể. Các biểu tượng văn hóa phương Đông như: rồng, sư tử, tre, mây, nước được lặp đi lặp lại ở nhiều “set” bối cảnh. Chất huyền ảo ở vùng đất linh thiêng Tao Lo cũng được xây dựng dựa trên truyền thuyết cổ xưa của châu Á, với những linh thú như rồng, nghê, hồ ly chín đuôi… Thần rồng bảo hộ của vùng đất là rồng nước, rất phù hợp với nền văn minh trồng lúa của người châu Á. Tuy nhiên, phần màu sắc dành cho trang phục và bối cảnh của bộ phim lại được nhấn nhá quá đậm đà và sáng sủa dẫn đến cảm giác thiếu tự nhiên, thậm chí sến.
Chất tâm linh và những đặc trưng của lễ nghĩa, triết lý sống thuần Á Đông có thể là “món lạ” đầy thú vị với khán giả phương Tây. Tuy nhiên, những chi tiết này chẳng còn xa lạ gì với người xem châu Á. Vì thế, Shang-Chi và huyền thoại thập luân từ vỏ đến ruột đều cũ kĩ so với thị hiếu khán giả phương Đông, một bộ phim quá an toàn. Có chủ đích tốt là giải thích cặn kẽ hơn cho mọi người về đạo lý gia môn, nghĩa vợ chồng trong truyền thống Á Đông nhưng phần thoại của bom tấn Shang-Chi thực chất quá dài dòng, đôi khi dẫn đến nhàm chán. Vì ít cao trào và nhịp độ chậm nên phim bị chùng xuống hẳn ở phần giữa.

Là người được “chọn mặt gửi vàng” cho vai siêu anh hùng châu Á đầu tiên của vũ trụ điện ảnh Marvel, Simu Liu đã có màn thể hiện đáng khen ngợi. Đáng tiếc, Marvel lại đặt anh cạnh Lương Triều Vỹ, một ngôi sao có đẳng cấp thuộc hàng vượt biên giới, vượt thời gian. Dù hai diễn viên phối hợp nhịp nhàng nhưng người xem khó lòng tránh khỏi cảm giác Simu Liu bị lu mờ trước đàn anh. Diễn viên Awkwafina lại tỏa sáng khi cô phát huy được thế mạnh tự nhiên, hài hước của mình.

Nhìn chung, Shang-Chi và huyền thoại thập luân vẫn mang âm hưởng của một bộ phim do người Mỹ làm về châu Á. Nó còn thiếu đi một chút ý nhị cần có của điện ảnh phương Đông và bị cường điệu hóa ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, hiểu đúng về con người và văn hóa Á Đông đã là một bước tiến lớn mà Marvel đã làm được. Bởi từ trước đến nay trong các phim Hollywood, người châu Á thường xuyên bị đóng khuôn với những hình tượng bảo thủ, ngớ ngẩn hoặc yếu thế. Đức tin và phong tục của cộng đồng châu Á tại Mỹ cũng không ít lần bị đem ra làm trò đùa cho những nhân vật da trắng. Thế nên, sự tôn vinh mà Marvel dành cho văn hóa châu Á qua Shang-Chi và huyền thoại thập luân vẫn đáng trân trọng. Shang-Chi và huyền thoại thập luân hiện đang được công chiếu tại Việt Nam.

Hoàng Hà (theo thanhnien.vn, ngày 28/11/2021)

 





Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Vĩnh Phúc có cán bộ thư viện đạt Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc
    Vĩnh Phúc có cán bộ thư viện đạt Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc

    Ngày 7/5, Bộ VH-TT&DL tổ chức lễ tổng kết và trao tặng Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc lần thứ VII cho 20 tập thể và 15 cá nhân có thành tích xuất sắc trên cả nước.

  • KỶ NIỆM 71 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ: 56 ngày đêm chấn động địa cầu
    KỶ NIỆM 71 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ: 56 ngày đêm chấn động địa cầu

    Trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, chiến dịch Điện Biên Phủ là một sự kiện quan trọng hàng đầu, diễn ra từ tháng 12/1953 đến tháng 5/1954. Với 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường, dũng cảm, sáng tạo, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu', kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

  • Khai mạc Festival khinh khí cầu Vĩnh Phúc năm 2025
    Khai mạc Festival khinh khí cầu Vĩnh Phúc năm 2025

    Tối 30/4, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (Vĩnh Yên) diễn ra Lễ khai mạc Festival khinh khí cầu Vĩnh Phúc năm 2025. Tới dự có đồng chí Vũ Việt Văn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình và đông đảo nhân dân, du khách gần xa.

  • Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Con đường Thống nhất”
    Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Con đường Thống nhất”

    Tối 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức chương trình nghệ thuật “Con đường thống nhất” chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước và 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu (19/5/1890 – 19/5/2025).

Ý kiến
Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

Địa chỉ IP của bạn: 216.73.216.233
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc