Thực trạng các chợ trên địa bàn Qua kiểm tra tại các chợ trên địa bàn tỉnh, Đoàn kiểm tra liên ngành về công tác phòng cháy, chữa cháy của tỉnh do Sở Cảnh sát PCCC chủ trì phối hợp với Sở Công thương, sở KHCN, Công ty Điện lực Vĩnh Phúc, Sở Xây dựng, Ban QL các KCN tỉnh kiểm tra an toàn PCCC đối với các chợ, TT thương mại, Siêu thị (tháng 11-2011), đã phát hiện các chợ chưa thực hiện đầy đủ những quy định về phòng cháy, chữa cháy. Tình trạng vi phạm về an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) phổ biến là: Các chợ đều quá tải do nhu cầu kinh doanh của các hộ kinh doanh nên lối thoát nạn bị cơi nới, che chắn thêm các mái tạm, xây dựng thêm các sạp hàng, các ki ốt bằng các vật liệu dễ cháy khác nhau gây cản trở các lối đi, lối thoát nạn trong các chợ và là nguy cơ cháy lan, xe chữa cháy không hoạt động được khi có sự cố cháy xảy ra. Một số hộ kinh doanh đã làm các lồng sắt kiên cố cho gian hàng (thường khoá cửa khi các hộ không có mặt trong chợ) khi xảy ra cháy âm ỉ khó phát hiện. Do đó làm ảnh hưởng đến lối thoát nạn, gây khó khăn cho công tác chữa cháy. Hệ thống điện trong các chợ đã cũ, việc kiểm tra, bảo quản, sửa chữa, thay thế chưa được quan tâm. Mặt khác nhu cầu sử dụng vượt quá công suất cho phép của dây dẫn đã làm cho một số vị trí dây dẫn bị nóng chảy, lão hoá, lớp vỏ bảo vệ, việc cách điện bị aỉ mục. Đây là một nguy cơ cháy cao. Việc bố trí, sắp xếp các gian hàng chưa hợp lý, ở một số chợ gian hàng ăn uống có đun nấu sử dụng ngọn lửa trần được sắp xếp với gian hàng bầy bán bán hàng là hàng dễ cháy. Các chợ đều có lực lượng bảo vệ thường trực 24/24 giờ, tuy nhiên một số chợ biên chế còn thiếu. Phần lớn các phương tiện chữa cháy ban đầu còn thô sơ, thiếu về số lượng, không đảm bảo chất lượng. Chưa lắp đặt hệ thống cung cấp nước chữa cháy theo tiêu chuẩn. Đa số các phương tiện chữa cháy ban đầu còn thô sơ, thiếu về số lượng không đảm bảo chất lượng. Chưa lắp đặt hệ thống cung cấp nước chữa cháy theo tiêu chuẩn. Đa số phương tiện chữa cháy chưa được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên để bám bụi, khó khởi động, máy bơm chữa cháy không đảm bảo công suất, không có đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố tại các nhà chợ chính, dụng cụ cứu nạn cứu hộ. Việc tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC và diễn tập phương án chữa cháy tại các chợ chưa được tổ chức thường xuyên theo đúng quy định. Đối tượng được huấn luyện chủ yếu là cán bộ, CNV thuộc BQL chợ, chưa mở rộng đến hộ kinh doanh do đó việc sử dụng các phương tiện PCCC đã trang bị chưa được thành thạo, một số hộ kinh doanh không biết sử dụng các bình bọt chữa cháy. Hệ thống chống sét của các chợ không được đo, kiểm tra định kỳ theo quy định. Ở tất cả các chợ hiện nay nguồn nước chữa cháy còn thiếu nghiêm trọng. Các bể nước dự trữ đã được thiết kế sẵn nhưng không đủ nước để chữa cháy, có nơi bể nước chữa cháy được xây dựng trong khu vực kinh doanh nên khi có cháy lực lượng chữa cháy không lấy được nước để chữa cháy… Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng” Có một thực tế đáng bàn là trong khi công tác an toàn về PCCC ở hầu hết các chợ vẫn chưa thực hiện nghiêm túc các điều kiện về PCCC nhưng qua kiểm tra tại chợ Xuân Hoà, siêu thị Trang Đạt, các hộ tiểu thương chưa thực hiện việc mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định. Được biết số tiền mua bảo hiểm cháy nổ chỉ là một khoản phí nhỏ so với số tài sản của họ nếu xảy ra hoả hoạn. Thực tế qua một số vụ cháy chợ ở một số địa phương, chỉ đến khi nào chợ xảy ra hỏa hoạn thì mọi người mới tá hỏa nhận ra vai trò quan trọng của bảo hiểm. Nguy cơ cháy nổ ở các chợ hiển hiện trước mắt. Thiệt hại về cháy chợ thời gian gần đây ở một số địa phương là rất lớn. Vì vậy quan tâm đến công tác PCCC các chợ là đòi hỏi rất cấp thiết. Để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy tại các chợ, TTTM trên địa bàn, Sở Cảnh sát PCCC đã đề xuất UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã, các cơ quan quản lý trực tiếp các chợ, TTTM, siêu thị thực hiện một số giải pháp đảm bảo PCCC tập trung vào những nội dung: Kịp thời khắc phục và có báo cáo cụ thể các nội dung, thời gian hoàn thành với các cơ quan chức năng kiến nghị của đoàn thanh tra về AT PCCC tại cơ sở; hoàn thiện bộ máy quản lý tại các chợ, biên chế đủ lực lượng đảm bảo thường trực 24/24 giờ để sẵn sàng chữa cháy khi có sự cố xảy ra; xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng các chợ để tránh tình trạng quả tải như hiện nay. Giải toả các lều lán, mái che tạm, lồng sắt bảo vệ của các hộ kinh doanh để trả lại hành lang an toàn PCCC, bảo đảm khoảng cách ngăn cháy, chống cháy lan, lối thoát nạn và đường cho xe chữa cháy hoạt động khi có sự cố xảy ra. Hàng năm đầu tư kinh phí bổ sung kịp thời các phương tiện PCCC. Bố trí lắp đặt các phương tiện chữa cháy đến từng khu vực kinh doanh; tăng cường tự kiểm tra, tuyên truyền về công tác PCCC, thường xuyên tự kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện PCCC, nhắc nhở người mua hàng thực hiện nghiêm túc nội quy an toàn PCCC; tiến hành kiểm tra, cải tạo hệ thống điện, giao BQL chợ trực tiếp quản lý hệ thống điện tại các chợ, tuyệt đối không để các hộ dung điện câu móc điện vào trong chợ; Không để hàng hoá vật liệu dễ cháy treo móc sát với các thiết bị điện và thiết bị tiêu thụ điện; sắp xếp bố trí lại vị trí các gian hàng… Thuý Hường |