Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành chức năng, mặc dù cây lúa và rau màu phát triển tương đối ổn định, song, tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng vẫn diễn biến phức tạp và không ngừng gia tăng, nếu lơ là, chủ quan sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với năng suất và sản lượng cây trồng. Hiện nay, trên cây lúa, rầy nâu, rầy lưng trắng hại diện rộng, mật độ phổ biến 392 con/m2, cao > vạn con/m2, gây cháy chòm một số diện tích ở các huyện Tam Đảo, Tam Dương, Bình Xuyên. Sâu cuốn lá nhỏ hại nhẹ, mật độ phổ biến 1,5 con/m2, cao 15 con/m2 (Sông Lô); Sâu đục thân 2 chấm (nhộng, trưởng thành ) hại cục bộ, mức hại nhẹ - trung bình, tỷ lệ bông bạc phổ biến 0,8%, cao 8% (Lập Thạch, Sông Lô); Bệnh khô vằn hại nhẹ - trung bình, nặng cục bộ, tỷ lệ dảnh hại phổ biến 6,1%, nơi cao 70%; Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn hại cục bộ (Vĩnh Tường, Yên Lạc), tỷ lệ lá hại phổ biến 8%, cao 50%, nặng 5 ha (Yên Lạc). Ngoài ra, chuột, bọ xít hại cục bộ. Trên cây rau màu, sâu khoang, bọ nhảy hại rải rác, mật độ phổ biến 1- 3 con/m2, cao 7 con/m2; Bệnh đốm lá, bệnh lở cổ rễ cây con gây hại rải rác. Sâu đục thân, đục bắp, bệnh đốm lá, châu chấu hại nhẹ rải rác trên cây ngô. Đối với câu đậu tương, lạc: Sâu khoang gây hại rải rác, mật độ phổ biến 1-3 con/m2, sâu đục quả gây hại nhẹ rải rác, tỷ lệ quả hại phổ biến 1,8%, cao 4%; bệnh đốm lá hại rải rác trên lạc, tỷ lệ hại phổ biến 2-3%. Theo dự báo tình hình dịch hại của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, trong 10 ngày tới, trên lúa mùa muộn, rầy lứa 6 tiếp tục gây hại diện hẹp trên một số diện tích lúa giai đoạn sữa - chắc xanh (Tam Đảo, Sông Lô), mật độ phổ biến 300 - 500 con/m2, cao 2.000 - 3.000 con/m2;Trưởng thành sâu đục thân 2 chấm lứa 5 rộ 10 - 20/9, sâu non gây bông bạc cho diện tích lúa đòng trỗ giữa đến cuối tháng 9, tỷ lệ bông bạc phổ biến 1- 3 %, cao 5 - 8%, cục bộ > 10 %; Sâu cuốn lá nhỏ hại nhẹ. Bệnh khô vằn tiếp tục gây hại cục bộ trên diện tích lúa xanh tốt do thừa đạm, đất hẩu; Châu chấu, bọ xít dài, chuột tiếp tục gây hại cục bộ trên một số diện tích. Đối với cây rau màu, sâu xanh, sâu khoang, bọ nhảy tiếp tục hại nhẹ - cục bộ, bệnh lở cổ rễ cây con, đốm lá tiếp tục gia tăng gây hại cục bộ trên các trà rau; sâu khoang, bọ ban miêu hại rau muống, sâu đục quả tiếp tục gây hại trên các loại rau, cây ăn quả; sâu đục thân - đục bắp, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn tiếp tục gây hại nhẹ - cục bộ trên cây ngô và một số bệnh tiếp tục gia tăng trên các cây trồng khác. Với quyết tâm giành thắng lợi vụ mùa, chuẩn bị tốt các điều kiện cho sản xuất vụ động, ngành nông nghiệp khuyến cáo các địa phương cần tích cực, chủ động trong các khâu, tranh thủ trời nắng ráo thu hoạch nhanh những diện tích lúa đã chín. Chuẩn bị tốt các điều kiện giống, đất đai, phân bón để trồng cây vụ đông theo kế hoạch và lịch thời vụ của Sở Nông nghiệp &PTNT đã hướng dẫn. Đồng thời, kiểm tra và phòng trừ rầy nâu trên diện tích lúa còn xanh có mật độ cao > 1500 con/m2, phòng trừ sâu đục thân trên diện tích lúa mùa trỗ sau 10/9/2012 khi có mật độ bướm trứng > 0,5 ổ/m2 bằng các loại thuốc đặc hiệu, sử dụng biện pháp ngắt ổ trứng khi mật độ ổ trứng cao, bẫy bắt chuột tập trung ở những nơi có mật độ cao, sử dụng các loại thuốc sinh học, thảo mộc để phòng trừ sâu, bệnh hại rau khi mật độ, tỷ lệ bệnh đến ngưỡng, chú ý sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly: tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc buôn bán và sử dụng thuốc BVTV và công tác kiểm dịch thực vật nội địa trên các giống cây trồng nhập nội vụ mùa. Thành Vân - Khánh Ly |