• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Chính Trị
  3. Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 12/4/1954: Chiếc máy bay thứ 50 của địch bị bắn rơi tại Điện Biên Phủ

13:46 12/04/2024
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Ngày 12/4/1954, hồi 11 giờ 40 phút, chiếc máy bay thứ 50 của địch bị bắn rơi tại Điện Biên Phủ. Đó là một “pháo đài bay” ném bom 4 động cơ B.24, với tổ bay 9 người, lần đầu bị hạ trên chiến trường Việt Nam.


Chú thích ảnh

Lực lượng pháo cao xạ của ta đã anh dũng chiến đấu và lập công xuất sắc, không chỉ bảo vệ bầu trời, yểm hộ bộ binh chiến đấu, mà còn góp phần chặn đứng việc chi viện bằng đường hàng không cho quân Pháp tại Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN


Khép chặt vòng vây chờ ngày tổng công kích

Bước vào giai đoạn 2 của Chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội pháo cao xạ của ta được lệnh cùng các đại đoàn bộ binh khép chặt vòng vây chờ ngày tổng công kích.

Trên toàn mặt trận, tính đến ngày 11/4/1954, ta đã bắn rơi và phá hủy 49 chiếc máy bay các loại của địch, gồm: Máy bay chiến đấu F6F Hellcat, F8F Bearcat và F4U Corsairs; máy bay vận tải L19, C-47 Dakota, C-119; máy bay ném bom B26 Invader. Song còn một loại máy bay ném bom B.24 Privateer mà bộ đội ta chưa bắn hạ được. Vì vậy, quân Pháp đặt cho B.24 là “pháo đài bay" trên bầu trời, không loại súng, pháo phòng không nào có thể bắn hạ được.

Máy bay B.24 của Pháp đã gây cho ta nhiều khó khăn trong tác chiến trên chiến trường. So với các loại máy bay chiến đấu như F6F, F8F, máy bay B24 lớn hơn nhiều, mang được gần 10 tấn bom, đạn và bay cao hơn, tầm hoạt động xa hơn.

Đầu tháng 4/1954, Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn Pháo phòng không 367 phát động trong các đơn vị pháo cao xạ và súng máy cao xạ toàn mặt trận đợt thi đua bắn rơi chiếc máy bay thứ 50 của địch trên bầu trời Điện Biên Phủ để mừng sinh nhật Bác Hồ.

Hưởng ứng đợt thi đua này, chi bộ Đảng và cán bộ, chiến sĩ Đại đội 828 quyết tâm bắn rơi bằng được chiếc máy bay thứ 50, để giành phần thưởng cao quý về cho đơn vị. Từ đó, cán bộ, chiến sĩ đại đội bắt tay làm thật tốt mọi công tác chuẩn bị chiến đấu, không để có sơ suất nhỏ nào qua các khâu.Hạ gục "pháo đài bay'' ở Điện Biên Phủ

Chú thích ảnh

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta đã bắn rơi và phá hủy 177 máy bay các loại của địch. Ảnh: Tư liệu TTXVN


Ngày 12/4/1954, bầu trời Điện Biên Phủ ngập tràn nắng. Đây là thời tiết tốt để máy bay địch hoạt động. Khoảng 11 giờ 30 phút, có tiếng động cơ máy bay, từ vọng quan sát, chiến sĩ trinh sát thông báo cho toàn đại đội biết có máy bay B24 hoạt động. Ngay lập tức toàn đại đội vào vị trí chiến đấu. Do được huấn luyện tốt, chuẩn bị kỹ nên bộ đội ta nhanh chóng bắt được mục tiêu.

Khi chiếc máy bay B.24 đã nằm trong kính ngắm của 4 khẩu đội pháo cao xạ 37mm, tiếng chiến sĩ máy đo xa thông báo cự ly đều đặn. Khi đến cự ly 3.000m, chỉ huy đại đội hạ lệnh cho các khẩu đội pháo đồng loạt điểm hỏa. Chiếc máy bay B24 trúng đạn, lao xuống đất giữa một vạt rừng non gần Bản Kéo, trước khi bùng lửa đỏ rực và phụt khói đen ngòm.

Đây là chiếc máy bay B.24 Privateer đầu tiên do Mỹ chế tạo và viện trợ cho Pháp bị bắn rơi tại chỗ trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Lấy thuốc nổ từ “kho bom” B.24 đánh đồi A1

Chú thích ảnh

Pháo cao xạ phát huy sức mạnh tại Điện Biên Phủ, khiến quân Pháp hoang mang, lúng túng. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Các chiến sĩ pháo binh không ngờ rằng, chính những quả bom trong khoang của máy bay B.24 bị bắn hạ lại là nguồn thuốc nổ dự trữ cho bộ đội ta trong một trận đánh lịch sử sau đó không lâu.Những quả bom trong xác chiếc máy bay B.24 là loại bom chạm nổ, hệ thống gây nổ được bố trí ở đầu mỗi quả bom, nên nó chỉ có thể phát nổ khi được ném từ độ cao nhất định xuống, hoặc bị kích nổ bằng các phương pháp kích nổ khác. Chính vì vậy, khi nó đang nằm yên vị một chỗ thì không còn nguy hiểm nữa.

Bước sang giai đoạn ba của chiến dịch, một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của ta là phải tiêu diệt bằng được cứ điểm A1. Đối với địch, A1 còn thì tập đoàn cứ điểm còn, vì vậy địch kiên quyết giữ A1. Trong các trận chiến đấu, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, ta đã chiếm được 2/3 cứ điểm nhưng không phát triển được nên phải dừng lại. Để mở đường tiêu diệt toàn bộ quân địch trong tập đoàn cứ điểm, quyết tâm của ta là phải đập tan điểm cao A1.

Thực hiện quyết tâm của Bộ chỉ huy Chiến dịch, bộ đội công binh được giao nhiệm vụ dùng sức người bí mật đào một đường hầm vào trong lòng đồi A1, đặt khối thuốc nổ lớn để khi điểm hỏa sẽ hất tung cái boong-ke này đi. Trải qua hai tuần gian khổ moi từng tấc đất, đá trong tầm súng và lựu đạn của kẻ thù, các chiến sĩ công binh đã đào được con đường hầm dài gần 50m, độ sâu so với đỉnh đồi khoảng 10m, đủ sức chứa một tấn thuốc nổ. Con đường hầm xuyên vào trong lòng đồi A1, đào xong thì khó khăn mới đặt ra là thuốc nổ dùng để đánh không đủ số lượng như tính toán, nếu chờ tuyến sau chuyển lên sẽ mất thời cơ tấn công, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch tác chiến của cả chiến dịch.

Và cái “kho bom” từ “pháo đài bay” B.24 bị bộ đội cao xạ bắn rơi trên cánh đồng Bản Kéo trở thành một nguồn cung cấp. Lần lượt từng quả bom được các chiến sĩ công binh vô hiệu hóa và khéo léo “rút ruột”. Tổng số thuốc nổ tháo được là 500kg.

Trong chiến dịch, ta đã lập nhiều phương án, kể cả phát động phong trào đoạt dù lấy hàng tiếp tế của địch. Nhưng việc bắn rơi tại chỗ máy bay chưa kịp cắt bom để lấy thuốc nổ đánh trong trận then chốt quyết định hoàn toàn không nằm trong phương án nào, mà thực tế cũng không ai có thể tính toán được điều đó. Chỉ có trong chiến đấu ác liệt mới xuất hiện những tình huống đặc biệt như vậy. Điều quan trọng là bộ đội ta đã tận dụng triệt để những yếu tố có lợi, tạo ra sức mạnh tổng hợp để tiêu diệt kẻ thù.

Với số thuốc nổ đã có, các chiến sĩ công binh đã tập hợp được vừa đủ số lượng cần thiết cho quả bộc phá khổng lồ 1.000kg. Bộ chỉ huy chiến dịch đã quyết định chọn tiếng nổ của quả bộc phá trên đồi A1 làm hiệu lệnh xung phong cho trận tiến công tối 6/5/1954. Đúng 20 giờ 30 phút, các chiến sĩ công binh điểm hỏa bộc phá. Tiếng nổ phát ra làm rung chuyển quả đồi. Sức công phá của quả bộc phá đã tạo ra cửa mở cho quân ta tiến lên tiêu diệt những ổ đề kháng cuối cùng của địch trên quả đồi này. Rạng sáng 7/5/1954, ta giải quyết xong cứ điểm A1, tiếp tục tiến công địch ở các cứ điểm còn lại và đến chiều thì đánh thẳng vào trung tâm tập đoàn cứ điểm, sào huyệt cuối cùng của kẻ thù, kết thúc thắng lợi Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Khổng Oai

(Theo TTXVN)

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Vĩnh Phúc tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
    Vĩnh Phúc tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Ngày 6/12/1953, Ban Thường vụ Trung ương họp bàn và quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ với tinh thần "Quyết chiến, Quyết thắng", "Tất cả cho tiền tuyến! Tất cả để chiến thắng!".

  • Ngày 7/5/1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng
    Ngày 7/5/1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

    17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, tướng De Castries (Đờ Cát) cùng toàn bộ Bộ tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống. Ngay trong đêm đó, quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch chạy về Thượng Lào. Đến 24 giờ, toàn bộ quân địch đã đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng!

  • Đặc sắc Chương trình nghệ thuật "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"
    Đặc sắc Chương trình nghệ thuật "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

    Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử". Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự chương trình.

  • Cựu thanh niên xung phong Trương Quang Tích nêu gương sáng
    Cựu thanh niên xung phong Trương Quang Tích nêu gương sáng

    Hưởng ứng phong trào thi đua “Cựu thanh niên xung phong nêu gương sáng, học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, ở huyện Vĩnh Tường đã xuất hiện nhiều tấm gương cựu thanh niên xung phong (TNXP) mẫu mực tiêu biểu trong cuộc sống và tích cực giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cựu TNXP Trương Quang Tích là một trong những tấm gương điển hình như thế.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

12889520
Trong ngày: 26782 Trong tuần: 137276 Trong tháng: 767529
Địa chỉ IP của bạn: 3.15.10.50
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc