• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Xã Hội
  3. Y tế

Chủ động phòng, chống các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em

09:09 01/12/2023
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng kém, vì vậy, trong thời điểm giao mùa, trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như tay - chân - miệng, cúm mùa, sốt xuất huyết… Đây là các bệnh lý thường gặp nhưng cũng dễ gây biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.


Cán bộ Trạm Y tế thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên kiểm tra các dấu hiệu mắc TCM ở trẻ. Ảnh: Trà Hương

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, 2 tháng gần đây, số bệnh nhi nhập viện điều trị tăng cao. Trong đó, có nhiều bệnh nhân mắc tay - chân - miệng (TCM). Bác sĩ CKI Trần Quang Hồng, Phó trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “Trung bình mỗi ngày, Khoa Nhi tiếp nhận điều trị nội trú cho khoảng 6 bệnh nhi mắc TCM, thời điểm cao điểm lên đến 25 bệnh nhân/ngày, chưa kể các trường hợp có triệu chứng nhẹ được chỉ định điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Dịch tay - chân - miệng hiện nay đã có xu hướng giảm số lượng bệnh nhân mắc, tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp bệnh nhi mắc kèm một số bệnh lý nguy hiểm. Điển hình như trường hợp bệnh nhi N.T.A, 15 tháng tuổi ở huyện Yên Lạc mắc tay - chân - miệng kèm viêm tai giữa, viêm phế quản phổi. Đây là trường hợp bệnh lý phức tạp do trẻ bị nhiễm nhiều bệnh, nguy cơ biến chứng cao. Trẻ sốt cao kéo dài dễ dẫn đến co giật, viêm màng não, vì vậy, quá trình điều trị kéo dài hơn, phải kết hợp nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn cho trẻ”.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, lũy tích số ca mắc tay - chân - miệng ở trẻ từ đầu năm đến nay là 460 trường hợp. Các ca bệnh phân bố rải rác ở các địa phương, không tập trung thành ổ dịch, chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Qua công tác xét nghiệm một số ca bệnh ghi nhận chủng vi rút gây bệnh chủ yếu là EV71. Đây không phải chủng vi rút mới nhưng rất nguy hiểm dễ gây biến chứng, làm tăng nguy cơ gây ra các tổn thương đặc hiệu trên da và niêm mạc.


Cán bộ y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh hướng dẫn người nhà bệnh nhi rửa tay cho trẻ theo quy trình 6 bước của Bộ Y tế để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo các bệnh truyền nhiễm. Ảnh: Quỳnh Hương

Đáng chú ý, cùng với bệnh lý TCM vẫn đang diễn biến phức tạp, số lượng trẻ em mắc cúm A và sốt xuất huyết cũng có chiều hướng gia tăng trong những ngày gần đây. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 10 - 20 trường hợp trẻ em mắc cúm A đến khám và điều trị; số bệnh nhi mắc sốt xuất huyết đang điều trị tại bệnh viện là 5 trường hợp.

Trước thực trạng nhiều gia đình đổ xô cho con đi xét nghiệm cúm mùa, các bác sĩ khuyến cáo, chỉ xét nghiệm khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên xét nghiệm tràn lan bởi đối với các chủng cúm mùa đều là bệnh do vi rút gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng.

Còn đối với sốt xuất huyết, triệu chứng ban đầu của bệnh là sốt cao nên dễ dẫn đến nhầm lẫn với bệnh lý khác. Vì vậy, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhằm xác định bệnh kịp thời và điều trị đúng phương pháp. Khi nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt có chứa thành phần Ibuprofen để hạ sốt cho trẻ vì có thể gây xuất huyết tiêu hóa.

TCM và các bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ có thể lây lan nhanh trong môi trường học đường. Vì vậy, các cơ sở giáo dục, đặc biệt là trường mầm non và tiểu học đang tăng cường thực hiện các biện pháp phòng bệnh, hạn chế lây nhiễm chéo.

Cô giáo Nguyễn Thị An, Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Sen, thành phố Vĩnh Yên cho biết: “Đối với trẻ nghi có biểu hiện mắc cúm mùa, TCM và một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhà trường tuyên truyền phụ huynh đưa con đi khám và điều trị kịp thời, tránh lây nhiễm chéo.

Hằng tuần, các lớp tổ chức tổng vệ sinh vào thứ 6 bằng dung dịch sát khuẩn; đồ chơi của trẻ cũng được vệ sinh thường xuyên. Mỗi học sinh đều có khăn mặt và cốc uống nước riêng có ký tự phân biệt. Chăn ga gối đệm cho trẻ nằm ngủ và các dụng cụ cá nhân của trẻ đều được hấp sấy làm sạch thường xuyên. Trong các lớp học có nước ấm cho trẻ uống để hạn chế bệnh về đường hô hấp. Thức ăn của trẻ không chỉ được cân đối về dinh dưỡng mà còn đảm bảo giữ ấm trong mùa đông để trẻ ăn ngon miệng hơn”.

Trước tình hình các dịch bệnh truyền nhiễm có xu hướng gia tăng trong điều kiện thời tiết hiện nay, ngành Y tế đẩy mạnh công tác thu dung, khám và điều trị hiệu quả cho bệnh nhân, không để xảy ra tình trạng quá tải, hạn chế thấp nhất số ca mắc và số ca có biến chứng nặng.

Đối với người dân, ngành Y tế khuyến cáo cần tăng cường thực hiện tốt phương châm “3 sạch” (ăn sạch, uống sạch, ở sạch) và đảm bảo giữ ấm để phòng bệnh, thường xuyên cho trẻ rửa tay sát khuẩn bằng xà phòng và nước sạch, hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao.

Quỳnh Hương


Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Mở rộng cơ hội tiếp cận kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
    Mở rộng cơ hội tiếp cận kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

    Mở rộng cơ hội tiếp cận các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (HTSS) công nghệ cao, những năm qua, nhiều bệnh viện trên địa bàn tỉnh chú trọng quan tâm đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại, thành lập trung tâm HTSS. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân.

  • Từ 1/7, khám chữa bệnh trái tuyến được hưởng 100% BHYT
    Từ 1/7, khám chữa bệnh trái tuyến được hưởng 100% BHYT

    Từ ngày 1/7, người tham gia BHYT có thể được hưởng 100% mức hưởng chi phí khám chữa bệnh, thậm chí trái tuyến.

  • Hành trình ít người biết về kỳ tích can thiệp tim bào thai ở Việt Nam
    Hành trình ít người biết về kỳ tích can thiệp tim bào thai ở Việt Nam

    Mới đây, các thầy thuốc Việt Nam đã tạo thêm kỳ tích y khoa khi can thiệp tim bào thai thành công, giúp thai nhi hóa giải nguy cơ do dị tật bẩm sinh tim hiếm gặp. Thai phụ, là công dân Singapore, đã cúi đầu tri ân các thầy thuốc Việt Nam.

  • Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính
    Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

    Trong bối cảnh số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ngày càng tăng, để giải quyết nhanh chóng, chính xác, đảm bảo kịp thời quyền lợi của người tham gia, ngành BHXH đã và đang nỗ lực đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số, từng bước xây dựng ngành BHXH hiện đại, chuyên nghiệp, nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Ý kiến của bạn

Name (required)

Email (required)

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

Địa chỉ IP của bạn: 18.97.14.87
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc