P.V: Đồng chí hãy cho biết một số kết quả nổi bật trong 2 năm thực hiện NQ 07 về PBGDPL trên địa bàn? Đ/C Kim Nam: - Công tác PBGDPL đã được triển khai một cách đồng loạt ở các cơ quan, đoàn thể. 100% cơ quan đã có Kế hoạch tuyên truyền, gắn việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với triển khai thực hiện “Ngày pháp luật” tuỳ vào điều kiện của từng đơn vị. Các cơ quan có sự phối hợp chặt chẽ thực hiện PBGDPL cho cán bộ và nhân dân. Trong công tác phối hợp, Sở Tư pháp đã ký kế hoạch liên tịch với 19 sở, ban, ngành, đoàn thể để triển khai thực hiện công tác PBGDPL trong phạm vi toàn tỉnh: Kết quả, đã phối hợp mở được 106 lớp tập huấn, riêng với Sở Nông nghiệp& PTNT đã mở được 120 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho nông dân gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Tỉnh uỷ về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân. Phối hợp các cơ quan, đoàn thể mở 1.191 lớp tập huấn cho hơn 110.000 lượt người tham gia. Năm 2011, Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo đã ký kế hoạch tuyên truyền với Báo pháp luật trang bị báo hàng ngày cho 70 cơ quan cấp tỉnh; cẩm nang pháp luật hàng tháng cho 100% xã, phường, thị trấn; mở chuyên mục tuyên truyền định kỳ 2 bài/tháng; phối hợp với Đài PTTH tỉnh, Báo Vĩnh Phúc mở hơn 180 chuyên mục, chuyên trang “Giới thiệu văn bản pháp luật”; ký kế hoạch phối hợp PBGDPL với một số cơ quan, đơn vị như: Sở Nội vụ, Ban an toàn giao thông, Chi cục dân số, Cục thuế tỉnh, Công ty Điện lực Vĩnh Phúc…để PBGDPL đến cán bộ và nhân dân với nhiều hình thức, nội dung phong phú. Nhờ đó, 100% người dân được PBGDPL thông qua các kênh tuyên truyền, vượt 20% so với mục tiêu NQ 07. Việc thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh về PBGDPL cho thanh thiếu niên được lồng ghép vào thực hiện Nghị quyết 07 với nhiều nội dung thiết thực, hình thức đa dạng và phong phú. 100% thanh niên, học sinh, sinh viên được tuyên truyền PBGDPL qua các hình thức: mít tinh, diễu hành, ra quân tuyên truyền về an toàn giao thông; hội thi; tọa đàm; tư vấn pháp luật; nói chuyện chuyên đề; tổ chức sinh hoạt “Ngày pháp luật” gắn với các buổi sinh hoạt Chi đoàn; 100% đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên ký cam kết thực hiện cuộc vận động “hai không” và không vi phạm vào các tệ nạn xã hội Về công tác PBGDPL trong trường học: Ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc luôn quan tâm chú trọng công tác này. Ngành đã có nhiều giải pháp cụ thể để đưa công tác giáo dục pháp luật vào trường học đạt hiệu quả cao. Hàng năm, xây dựng Kế hoạch giáo dục pháp luật của ngành và hướng dẫn các đơn vị triển khai công tác PBGDPL trong trường học gắn với thực hiện “Ngày pháp luật”; tổ chức tập huấn các kiến thức pháp luật cho giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, pháp luật, cán bộ quản lý giáo dục. Tổ chức thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi môn chính trị, pháp luật. Tổ chức thi Olympic chính trị trong các trường chuyên nghiệp trên địa bàn; tổ chức các cuộc tọa đàm, nói chuyện chuyên đề pháp luật cho học sinh, sinh viên. Kết quả, 100% học sinh sinh viên trên địa bàn được PBGDPL, vượt 5% mục tiêu NQ 07. Công tác PBGDPL cho người sử dụng lao động, người lao động trong các doanh nghiệp được đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hình thức, biện pháp phối hợp, giáo dục pháp luật; tăng cường củng cố, nâng cao chất lượng tuyên truyền pháp luật cho đội ngũ giảng viên kiêm chức của Liên đoàn lao động tỉnh. Tổng cộng, toàn tỉnh đã mở được 358 hội nghị và lớp tập huấn cho hơn 40.000 lượt người tham gia; 370 doanh nghiệp tổ chức được ngày pháp luật. Đến nay, 95% người sử dụng lao động, 70% người lao động được PBGDPL, cơ bản đáp ứng được yêu cầu NQ 07 đưa ra. Nhằm giáo dục mọi công dân tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, ngăn ngừa tội phạm mới, Tòa án nhân dân tỉnh đã phối hợp với Công an tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch liên tịch triển khai thực hiện Nghị quyết 07 về PBGDPL thông qua công tác xét xử lưu động; chọn vụ án có tính chất điển hình và xét xử lưu động tại nơi xảy ra vụ án; đồng thời giao chỉ tiêu cho Toà án cấp huyện phải đạt 10% án hình sự xét xử lưu động/án hình sự giải quyết/năm. Kết quả trong 02 năm đã đưa ra xét xử lưu động 271 vụ án hình sự sơ thẩm các loại. Ngành Tòa án phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đưa tin trước, trong và sau phiên tòa nhằm chuyển tải kịp thời nội dung pháp luật phù hợp tới nhân dân nhằm hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật do không hiểu biết pháp luật gây ra, ngăn ngừa tội phạm mới. Từ đó nâng cao ý thức pháp luật, ý thức đấu tranh phòng chống tội phạm trong nhân dân, phục vụ tích cực nhiệm vụ chính trị, giữ vững an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong 2 năm vừa qua Vĩnh Phúc nằm trong top các tỉnh có án xét xử lưu động cao nhất cả nước. Để đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác PBGDPL, Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo tham mưu giúp UBND tỉnh mở 04 hội nghị tập huấn cho Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh về: Nghiệp vụ PBGDPL, Luật phòng chống tham nhũng và Luật phòng chống HIV/AIDS, các vấn đề về biển đảo, Luật tố tụng hành chính, Luật nuôi con nuôi, Luật lý lịch tư pháp cho 2.100 lượt báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh. Đến nay, 100% Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh đã được tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật thường xuyên, đảm bảo tính chuyên nghiệp, cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác PBGDPL. Về khai thác tủ sách pháp luật: Các cơ quan cấp tỉnh đều có tủ sách, ngăn sách pháp luật, trong 2 năm 2010, 2011, có 57 đơn vị được cấp 25.550 tờ Báo pháp luật; gần 300 đầu sách pháp luật/cơ quan. Trên địa bàn tỉnh hiện nay 100% các xã, phường, thị trấn đã có tủ sách pháp luật, có xã có 2 tủ sách pháp luật. 100% các xã, phường, thị trấn hàng năm đã được cấp kinh phí để trang bị sách pháp luật theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, 137 xã, phường, thị trấn được hỗ trợ 1.644 cẩm nang pháp luật, đáp ứng được cơ bản các nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, nhân dân. Trong công tác PBGDPL cho cán bộ và nhân dân, các cấp ủy, chính quyền, đã quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PBGDPL đồng bộ. 100% huyện, thành, thị có kế hoạch tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 07; 9/9 phòng Tư pháp cấp huyện đã phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ và nhân dân ở cơ sở. Kết quả tổ chức được 389 lớp tập huấn pháp luật cho hơn 60.000 lượt người tham gia. Nội dung PBGDPL đã bám sát tình hình chính trị, phù hợp với từng đối tượng và từng địa phương; nội dung tuyên truyền tập trung chủ yếu các lĩnh vực pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân như: Đất đai, khiếu nại, tố cáo, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, bầu cử, nghĩa vụ quân sự, quy chế dân chủ cơ sở, hòa giải cơ sở, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm và các lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tại địa phương. Đối với các xã có đất bị thu hồi, khiếu kiện tập trung tuyên truyền về các chính sách, pháp luật về đất đai, giải phóng mặt bằng; khiếu nại, tố cáo. Các hình thức PBGDPL hết sức đa dạng, phong phú và hiệu quả như: Gắn việc tuyên truyền thông qua mô hình “Ngày pháp luật”, thông qua hoạt động của các tổ hòa giải, Câu lạc bộ pháp luật, hệ thống loa truyền thanh cơ sở, xây dựng và khai thác tủ sách pháp luật ở huyện, xã, phường, thị trấn, trường học; tổ chức giáo dục pháp luật công dân chính khóa, ngoại khóa trong các trường học. Đến nay, 100% Trưởng thôn, Bí thư chi bộ, Chủ tịch MTTQ và Trưởng đoàn thể cấp xã, Tổ trưởng tổ hòa giải, tổ liên gia đã được tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kịp thời kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL, vượt 10% so với mục tiêu NQ. Đánh giá chung cho thấy, trong 02 năm (2010 và 2011) các cấp, các ngành đã đồng loạt vào cuộc triển khai thực hiện Nghị quyết 07 có trọng tâm, trọng điểm gắn với nhiệm vụ chính trị của tỉnh, kinh tế- xã hội của từng địa phương. Chất lượng PBGDPL có chuyển biến rõ nét, nhận thức của cán bộ và nhân dân từng bước được nâng cao. Nội dung và hình thức tuyên truyền ngày càng phong phú, thích hợp với từng đối tượng, có nhiều khâu đột phá góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật; giảm thiểu khiếu kiện và những vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết pháp luật gây ra . Thông qua việc tuyên truyền, PBGDPL đã dần hình thành ý thức chủ động, tích cực tìm hiểu pháp luật và từ đó nâng cao hiểu biết, tôn trọng và chấp hành pháp luật của các tổ chức, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trong tỉnh. Các mục tiêu NQ đề ra cơ bản được thực hiện đúng yêu cầu. - Xin đồng chí cho biết một số tồn tại, khó khăn nảy sinh trong quá trình thực hiện NQ? Bên cạnh những kết quả đã đạt được việc triển khai thực hiện Nghị quyết 07 về PBGDPL còn gặp một số khó khăn, hạn chế, đó là: Cấp uỷ một số nơi, đặc biệt là cấp uỷ cơ sở còn chưa quan tâm đúng mức đến công tác PBGDPL do đó ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc triển khai Nghị quyết. Một số huyện chưa chỉ đạo quyết liệt trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết, hầu hết các huyện, thị chưa bố trí được kinh phí bảo đảm cho công tác PBGDPL ở cấp mình. Việc đầu tư trang bị, bổ sung sách pháp luật cho Tủ sách pháp luật theo Quyết định 06 của Thủ tướng Chính phủ chưa được thường xuyên. Trong 2 năm thực hiện Nghị quyết chỉ có 5 huyện hỗ trợ kinh phí cho công tác PBGDPL để thực hiện Nghị quyết. Sự chỉ đạo của cấp huyện đối với cấp xã trong việc tổ chức mở lớp bồi dưỡng còn chậm. Thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết đều kiêm nhiệm, nên thời gian dành cho công tác PBGDPL bị hạn chế. Việc theo dõi và triển khai hoạt động PBGDPL của các thành viên Ban chỉ đạo ở các đơn vị được phân công chưa sâu sát. Công tác phối hợp trong việc thực hiện Nghị quyết mới dừng lại ở các ngành thành viên của Ban chỉ đạo. Một số đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác này, vẫn còn tâm lý coi đó là nhiệm vụ của ngành tư pháp. Công tác PBGDPL trong nhà trường còn nhiều hạn chế. Sự phối hợp giữa các ngành chức năng chưa thường xuyên, sâu sát, kịp thời; vai trò của các đoàn thể đối với việc tham gia tuyên truyền pháp luật cho học sinh, sinh viên chưa cao. Nội dung bài giảng bộ môn giáo dục pháp luật ở nhà trường quá khô khan, biên soạn cứng nhắc trên cơ sở bám sát văn bản pháp quy, không truyền cảm đối với cả hai đối tượng: Người dạy và người học. Mặt khác một số thầy cô giáo chưa qua đào tạo môn Giáo dục công dân nhưng vẫn được phân công để dạy nên chất lượng tiết học không cao. Đội ngũ báo cáo viên tuy đã được kiện toàn, nhưng vẫn còn mỏng và hoạt động còn hạn chế, 100% Báo cáo viên đều làm việc kiêm nhiệm, rất khó khăn trong việc bố trí tham gia tuyên truyền cho nhân dân ở cơ sở. Mặt khác chế độ hỗ trợ cho đội ngũ này không có nên chưa thu hút được nhiều Báo cáo viên tham gia tuyên truyền. Đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở tuy đông về số lượng nhưng hoạt động còn hạn chế, ở nhiều nơi trình độ chuyên môn chưa đồng đều, hoạt động bán chuyên trách, lại chưa có cơ chế rõ ràng trong việc quản lý, sử dụng, nên trong thực tế hiệu quả hoạt động chưa cao. Việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật ở các xã, phường, thị trấn vẫn còn nhiều hạn chế. Việc đầu tư kinh phí cho Tủ sách pháp luật chưa đúng quy định, số đầu sách bổ sung hàng năm ít, vị trí đặt Tủ sách không thuận lợi cho việc mượn, đọc. Sách báo, Công báo và tài liệu pháp luật được cấp phát nhưng không được bảo quản tốt và khai thác không hiệu quả. Cán bộ, công chức và nhân dân tại một số cơ sở chưa quan tâm mượn sách, báo, tài liệu từ Tủ sách pháp luật để nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật… Kinh phí cấp cho việc thực hiện Nghị quyết không được cấp đủ, còn chậm chưa đảm bảo được thời gian... - Thay mặt cho Ban chỉ đạo thực hiện NQ 07, đồng chí có kiến nghị gì để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL trong thời gian tới? Theo chúng tôi, HĐND tỉnh cần mở rộng thêm đối tượng tập huấn nhằm đảm bảo mục tiêu của NQ đưa kiến thức pháp luật đến mọi người dân; tăng mức kinh phí tổ chức lớp tập huấn từ 20.000đ/người lên 50.000đ/người cho phù hợp với tình hình thực tế; có chế độ hỗ trợ hợp lý cho các báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh để thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng. Đối với UBND tỉnh, cần tiếp tục chỉ đạo các cấp, ngành nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo đối với công tác PBGDPL; tăng cường công tác kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện PBGDPL; tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên pháp luật và có biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ này; Xác định rõ ngân sách hoạt động và đáp ứng đủ, kịp thời cho hoạt động PBGDPL trên địa bàn; đa dạng hóa các hình thức PBGDPL gắn với nhu cầu thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn và tập quán của địa phương, gắn với giáo dục đạo đức, văn hóa truyền thống, ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong mỗi người và có phương pháp tuyên truyền thật dễ gần, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm... - Xin trân trọng cảm ơn đồng chí Quang Nam (thực hiện) |