Hiện nay, trên địa bàn huyện có trên 74 nghìn người, số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 16 - 49 tuổi là 20 326 người, số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 14 971 cặp. Một trong những biệp pháp nhằm thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ là khâu tuyên truyền, vận động luôn được đặt lên hàng đầu.Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện thường xuyên phối hợp tuyên truyền về công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình với các ban ngành, đoàn thể và đài tuyền thanh, truyền hình huyện với các tin bài cập nhật. Nhiều hình thức tuyên truyền phong phú và hiệu quả, đi sâu vào từng địa phương vùng sâu, vùng xa như khẩu hiệu, băng rôn, tờ rơi và các hoạt động tuyên truyền lưu động diễn ra sôi nổi, thu hút nhiều người tham gia. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã kẻ, vẽ và làm mới được 18 băng rôn, khẩu hiệu về dân số. Tổ chức 2 buổi truyên truyền lưu động, nói chuyện chuyên đề về các nội dung dân số như: sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, mất cân bằng giới tính khi sinh, làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khởe sinh sản vị thành niên, các biện phá tránh thai hiện đại và an toàn… trên các trục đường chính của các xã, thị trấn. Tính đến hết tháng 8/2012 toàn huyện đã tổ chức được 4 lớp tư vấn khám xét nghiệm và 3 lớp tuyên truyền tiền hôn nhân cho nam nữ thanh niên tại các xã điểm là Tam Quan, Đại Đình, Hồ Sơn thu hút đông đảo thanh niên tham gia. Hàng năm, huyện đều tổ chức ít nhất 2 đợt chiến dịch tuyên truyền chăm sóc SKSS tại các xã, thị trấn cho toàn dân. Bên cạnh đó, thành lập các câu lạc bộ như: CLB gia đình trẻ, CLB tiền hôn nhân và tổ phụ nữ không sinh con thứ 3 ở hầu khắp các xã, thị trấn. Điển hình làm tốt như các xã Minh Quang, Yên Dương, Bồ Lý… thu hút đông đảo hội viên tham gia. Nội dung tuyên truyền được đưa đến từng đối tượng, hiệu quả công tác dân số -KHHGĐ có chuyển biến tích cực. Năm 2007 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở Minh Quang là 1,19% thì đến hết năm 2011, tỷ lệ đã giảm xuống còn 1,08%. Trong công tác sàng lọc trước và sau khi sinh cũng được trung tâm dân số huyện quan tâm và bắt đầu triển khai từ năm 2011, làm điểm tại 4 xã là Tam Quan, Đại Đình, Hợp Châu. Đến nay, đã lấy được trên 70 mẫu máu gót chân góp phần không nhỏ trong việc phát hiện và điều trị kịp thời những tai biến của trẻ trước và sau sinh. Chị Đỗ Thị Hợp, cán bộ Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Tam Đảo cho biết: Hiện nay trên địa bàn huyện có 9 cán bộ chuyên trách dân số và 134 công tác viên dân số tích cực vận động trực tiếp đến đối tượng chưa chấp nhận các biện pháp tránh thai để góp phần giảm tỷ suất sinh, giảm tỷ lệ sinh con lần 3 trở lên. Đối với chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ, cán bộ chuyên trách và CTV dân số “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, thậm chí vào tận nương rẫy của bà con mà động viên chị em xuống núi khám phụ khoa. Dần dần, sự tận tình của các thành viên Ban Dân số-KHHGĐ xã đã tác động tích cực đến nhận thức của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc Sán Dìu núi Tam Đảo. Phụ nữ ở đây không còn e ngại khi chia sẻ thắc mắc về chọn phương tiện tránh thai hợp lý, không ngại nói lên nhu cầu khám, chữa bệnh của bản thân. Bởi vậy, đến nay các chỉ tiêu về dịch vụ KHHGĐ đã được thực hiện khá tốt. Phương Loan |