Nhằm thực hiện có hiệu quả công tác này, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xác định, việc ban hành đầy đủ, kịp thời các quy chế phối hợp là yếu tố quan trọng hàng đầu cho các cơ quan tư pháp có cơ sở pháp lý cần thiết để vận dụng trong quá trình giải quyết, phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực tư pháp. Đồng thời đã chủ động tạo được cơ chế trong việc các cơ phối hợp có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu về giải quyết đơn tư pháp thuộc thẩm quyền của mình cho VKS, phục vụ cho công tác kiểm sát. Với nhận thức đó, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã chỉ đạo việc ký kết Quy chế phối hợp giữa Viện kiểm sát với Mặt trận Tổ quốc, Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Phúc trong việc quản lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc và Quy chế phối hợp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp của 4 ngành tư pháp cùng cấp gồm Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân, Công an, Thi hành án dân sự trong đó VKS là đơn vị đầu mối, chủ trì. Thực hiện các Quy chế phối hợp, với vai trò chủ trì, VKS tỉnh tổ chức thành công hội nghị tập huấn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp cho các Cơ quan tư pháp cả 2 cấp, nhằm đưa công tác này đi vào nề nếp, đúng pháp luật. Mối quan hệ phối hợp giữa các ngành tư pháp từng bước được thể chế hóa bằng các quy chế phối hợp định kỳ qua các kỳ họp hàng quý và phối hợp đột xuất qua từng vụ việc, nội dung kỳ họp được chuẩn bị kỹ, có đánh giá hiệu quả của việc phối hợp của từng cơ quan. Làm tốt công tác phối hợp đã khắc phục cơ bản tình trạng chuyển đơn lòng vòng, hạn chế đến mức thấp nhất các khiếu kiện kéo dài, vượt cấp cũng như khiếu kiện đông người, đáp ứng được yêu cầu của chủ trương cải cách tư pháp mà Nghị quyết đề ra, khẳng định được vị trí vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp. Minh Sơn (VKSND tỉnh) |