• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Văn hoá
  3. Giải trí

Vì sao sau 23 giờ Tử Cấm Thành lại hút đầy quạ đen?

05:55 04/06/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Là quần thể cung điện hoàng gia lớn nhất thế giới thu hút đông đảo du khách tham quan mỗi năm, song Tử Cấm Thành cũng ẩn chứa không ít hiện tượng kỳ bí.

Những du khách trải nghiệm tour tham quan đêm ở Tử Cấm Thành có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhiều con quạ bay về hướng Ngọ Môn hay đậu trên mái các cung điện bên trong khu di tích này từ khoảng 23h và ở lại cho đến rạng sáng hôm sau.

Trong màn đêm tĩnh lặng, tiếng kêu của lũ quạ vang vọng khắp Tử Cấm Thành, khiến nhiều người không khỏi "lạnh gáy".

Quạ đen bay về Tử Cấm Thành.

Lý giải hiện tượng này từ góc độ khoa học, TS Lưu Hạo Minh, chuyên gia động vật học tại Đại học Bắc Kinh, cho biết: “Tử Cấm Thành là một quần thể không gian rộng lớn với nhiều cây cổ thụ, mái cung điện cao và ít ánh sáng. Đây được coi là môi trường lý tưởng để quạ nghỉ ngơi vào ban đêm".

Quạ trong khuôn viên của Cố cung.

Theo TS Lưu Hạo Minh, quạ là loài chim thông minh, có trí nhớ và khả năng thích nghi cao. Việc tụ tập tại những địa điểm yên tĩnh, có độ cao và ít bị con người quấy rầy là điều hoàn toàn bình thường – nhất là vào ban đêm, khi không gian tĩnh lặng hơn.

Một trong những nguyên nhân khác cũng được các nhà khoa học chỉ ra là thiết kế đặc biệt của Tử Cấm Thành. Hầu hết các cung điện bên trong khu này đều được xây dựng theo hướng Bắc - Nam, đón trọn ánh sáng mặt trời trong ngày. Nhờ vậy, mái ngói rộng lớn hấp thụ một lượng nhiệt đáng kể.

Đến đêm, nhiệt lượng này tỏa ra, tạo nên một môi trường ấm áp hơn so với bên ngoài. Dù có thể thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết, song những mái nhà ấm áp này trở thành nơi trú ngụ lý tưởng để loài quạ tránh cái lạnh về đêm, đặc biệt là trong mùa đông khắc nghiệt ở Bắc Kinh.

Cấu trúc phức tạp của mái với nhiều gờ, cột cũng mang lại những vị trí đậu an toàn và kín đáo cho đàn quạ nghỉ ngơi.

Xét từ góc nhìn tâm linh và văn hóa, với người Á Đông, đặc biệt là người Trung Quốc, quạ thường được xem là biểu tượng điềm gở. Nhiều người thậm chí còn liên hệ hiện tượng này với những câu chuyện kỳ lạ tại Tử Cấm Thành.

Song, trên thực tế, không phải lúc nào quạ cũng mang nghĩa xấu. Trong thần thoại Trung Hoa, tam túc ô (quạ ba chân) là biểu tượng của mặt trời và sức mạnh, từng hiện diện trong truyền thuyết về Hậu Nghệ bắn mặt trời.

Ngoài ra, các tài liệu lịch sử còn lưu truyền một câu chuyện về quạ liên quan tới vị vua sáng lập nhà Thanh. Ái Tân Giác La Nỗ Nhĩ Cáp Xích (hay Thanh Thái Tổ), từng gặp nguy hiểm khi bị quân Minh truy đuổi. Trong lúc tuyệt vọng, ông đã nằm xuống giả chết dưới một gốc cây.

Kỳ lạ thay, lúc này một đàn quạ đen bỗng dưng từ đâu bay đến, phủ kín thân thể ông. Quân Minh khi đến nơi chỉ thấy một đàn quạ, cho là điềm xấu nên đã bỏ đi.

Từ đó, Nỗ Nhĩ Cáp Xích tin rằng quạ là loài chim linh thiêng, cứu mạng ông. Sau khi lên ngôi, ông và con cháu đã tôn thờ loài chim này. Việc cúng tế quạ trở thành một nghi lễ quan trọng của hoàng gia và các gia đình Mãn Châu.

Nhà Thanh thậm chí còn cho xây một sảnh riêng để thờ thần quạ và dựng những cột cao gọi là Sách Luân Can trong điện Khôn Ninh là nơi để thức ăn cho quạ. Từ đó, quạ tìm về Tử Cấm Thành ngày càng nhiều và dần dần, nơi đây trở thành địa điểm quen thuộc để chúng trú ngụ lâu dài.

(Theo vietnamnet.vn)

79ptiluokh.jpg

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Phú Thọ - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới” được tổ chức vào 20h, ngày 30/6/2025
    Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Phú Thọ - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới” được tổ chức vào 20h, ngày 30/6/2025

    Mới đây, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có Công văn số 5577 về việc giao nhiệm vụ chuẩn bị tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng sự kiện công bố sáp nhập đơn vị hành chính các cấp với chủ đề “Phú Thọ - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới”.

  • Khai mạc Triển lãm liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
    Khai mạc Triển lãm liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

    Tối 21/6, tại thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, UBND tỉnh tổ chức Triển lãm liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025. Tới dự có các đồng chí: Bùi Huy Vĩnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hà Quang Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Khắc Hiếu, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

  • Tăng cường quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh
    Tăng cường quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh

    Mới đây, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 4930 về việc tăng cường quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.

  • Báo chí góp phần phát triển công nghiệp văn hóa
    Báo chí góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

    Là địa phương có tiềm năng và thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa (CNVH), song Vĩnh Phúc vẫn chưa khai thác hiệu quả thế mạnh để phát triển kinh tế. Để thúc đẩy các ngành CNVH phát triển, tỉnh cần thực hiện nhiều giải pháp, trong đó, chú trọng phát huy vai trò, sức sáng tạo của báo chí trong việc tuyên truyền, thực hiện nhiệm vụ phát triển CNVH.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

Địa chỉ IP của bạn: 216.73.216.241
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc