Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, EQ có thể có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất làm việc và khả năng tiến xa trong sự nghiệp cũng như trong các mối quan hệ cá nhân.
EQ, hay còn gọi là Chỉ số cảm xúc (Emotional Quotient), là khả năng nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân và người khác cũng như khả năng sử dụng cảm xúc một cách hiệu quả trong giao tiếp và xây dựng mối quan hệ.
EQ được coi là yếu tố quan trọng cho sự thành công trong cuộc sống cá nhân và sự nghiệp.
Tầm quan trọng của EQ nằm ở việc nó giúp chúng ta phản ứng với các tình huống xã hội một cách linh hoạt và phù hợp.
Một người có EQ cao có khả năng hiểu rõ cảm xúc và động cơ của người khác, từ đó thể hiện sự đồng cảm và tạo dựng mối quan hệ tích cực.
Họ cũng có khả năng kiểm soát cảm xúc dưới áp lực và phản ứng một cách cân nhắc, điều này rất quan trọng trong môi trường làm việc và trong việc lãnh đạo.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng EQ có thể có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất làm việc và khả năng tiến xa trong sự nghiệp cũng như trong các mối quan hệ cá nhân.
Những người có trí tuệ cảm xúc thấp thường gặp khó khăn trong việc truyền đạt suy nghĩ và cảm xúc của mình một cách rõ ràng và hiệu quả. Ảnh minh họa
Người có EQ cao thường có khả năng giao tiếp tốt, xử lý xung đột hiệu quả và tạo ra môi trường làm việc hợp tác.
Chính vì thế, việc phát triển EQ đang ngày càng được coi trọng trong giáo dục và đào tạo chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, không phải ai cũng chú tâm đến việc phát triển EQ. Dưới đây là 9 biểu hiện của người có chỉ số cảm xúc thấp:
1. Tự cho mình là trung tâm
Suy nghĩ hạn hẹp, tự xem mình lúc nào cũng đúng và luôn cần đến sự chú ý, đây cũng là biểu hiện của người có EQ cực kỳ thấp.
2. Khó kiểm soát cảm xúc
Những người có EQ thấp thường phản ứng quá gay gắt và không thể giữ bình tĩnh trong các tình huống căng thẳng.
3. Càng thân thiết thì thái độ đối xử càng tệ
Thật kỳ lạ khi chúng ta có thể mỉm cười bao dung với người xa lạ nhưng với những người xa lạ thì không. Chúng ta sẵn sàng trút bỏ những cảm xúc tiêu cực nhất lên họ như một điều hiển nhiên vì rằng bạn biết họ yêu quý bạn.
Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm. Người có EQ cao sẽ biết đặt mình vào vị trí của người khác mà suy nghĩ trước khi nói hay làm bất kì điều gì, cho dù đó là người nhà hay người lạ.
4. Thích phàn nàn
Chỉ cần gặp chuyện không vừa ý, người EQ thấp sẽ lập tức than thở, phàn nàn và đổ lỗi cho người khác.
Những người có EQ thấp thường phản ứng quá gay gắt và không thể giữ bình tĩnh trong các tình huống căng thẳng. Ảnh minh họa
5. Thiếu sự đồng cảm
Họ khó có thể thấu hiểu cảm xúc của người khác.
6. Không thể phân biệt đúng sai
Không thể biết người khác đang đùa hay nghiêm túc, vận dụng thái độ phù hợp vào những cuộc nói chuyện. Không phải tự nhiên mà người sở hữu EQ cao thường được khen là "bậc thầy giao tiếp và thấu hiểu lòng người".
7. Chọc thẳng vào nỗi đau của người khác
Nếu bạn của bạn của bạn vừa phải trải qua nỗi đau vì mất người thân, hãy đừng lôi họ ra mà bàn luận về vấn đề sinh ly tử biệt.
Nếu bạn của bạn không cao, đừng lôi chiều cao của họ ra để trêu chọc. Nếu bạn của bạn hơi mũm mĩm, đừng body-shaming họ.
Đừng nghĩ rằng vì quan hệ giữa bạn và một ai đó rất tốt, vì thế nên bạn tha hồ nói những gì bạn muốn. Bạn không để ý không có nghĩa là người khác cũng không để ý.
Thực tế, trong lòng mỗi người đều có một vài nỗi đau hoặc một vài điểm tự ti không nói ra, đừng tùy tiện chọc ngoáy vào đó.
8. Tin vào những điều hời hợt
Có một biểu hiện khác mà những người EQ thấp thường mắc, đó chính là dễ tin vào lời người khác hoặc bất kì những gì người đó thấy mà không bao giờ biết phân tích trước sau và phân biệt thật giả đúng sai.
9. Kỹ năng giao tiếp kém hiệu quả
Những người có trí tuệ cảm xúc thấp thường gặp khó khăn trong việc truyền đạt suy nghĩ và cảm xúc của mình một cách rõ ràng và hiệu quả.
10. Quá mức ỷ lại vào người khác
Người có trí tuệ cảm xúc thấp thiếu tính tự chủ, thiếu sự độc lập, luôn thích dựa dẫm và chạy theo người khác, thậm chí trở thành cái bóng phía sau và đánh mất bản thân lúc nào không hay.
11. Thích đánh giá người khác, đặc biệt là nói xấu
Có câu: Ngồi buồn tự ngẫm bản thân, đừng rảnh bàn luận chuyện người. Đừng coi việc bình phẩm đánh giá hết người này đến người khác như chủ đề trà dư tửu hậu khi tám chuyện với bạn bè, người quen. Bởi không ai chắc được, liệu quay lưng đi, liệu bạn có lôi chính họ ra để nói với những người khác nữa không.
12. Không chịu trách nhiệm về hành động của mình
Khi đối mặt với bất trắc, họ thường đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh khi mọi việc không diễn ra như mong đợi.
Nguyễn Phương (Theo giadinh.suckhoedoisong.vn)