Theo kế hoạch, ngày 5-8 là phiên giao dịch đầu tiên của CTCP Tập đoàn FLC trên HOSE sau khi chính thức hủy niêm yết tại sàn HNX kể từ ngày 30-7. Điều đáng nói là mức giá tham chiếu trong ngày giao dịch chào sàn HOSE của FLC là 10.000 đồng/CP, trong khi kết thúc phiên giao dịch cuối cùng trên sàn HNX, FLC chỉ chốt ở mức 5.500 đồng/CP. Ngay khi mức giá chào sàn được công bố, cổ đông và NĐT đang nắm giữ CP FLC vui như hội bởi mức chênh lệch quá lớn này. Trên các diễn đàn về CK, nhiều NĐT đã tính toán tỷ lệ sinh lời khủng mà những người đang nắm giữ FLC. Cụ thể, theo quy định biên độ trong phiên giao dịch đầu tiên trên sàn HOSE là ±20%. Giả sử nếu FLC giảm hết biên độ, mức giá đóng cửa 8.000 đồng/CP vẫn cao hơn 45% so với mức giá đóng cửa ngày 29-7 là 5.500 đồng/CP. Đặc biệt, nếu FLC may mắn tăng hết biên độ 20%, giá CP FLC sẽ lên mức 12.000 đồng/CP, tương đương mức sinh lợi 118% chỉ trong vòng 1 tuần lễ. Trong khi giới đầu tư vẫn đang bàn tán xôn xao thì trong một thông báo mới nhất được HOSE công bố cuối giờ chiều ngày 30-7, mức giá tham chiếu của hơn 77,1 triệu CP FLC trong ngày giao dịch đầu tiên được điều chỉnh xuống chỉ còn 5.500 đồng/CP thay vì 10.000 đồng/CP và ngày giao dịch chính thức 6-8 thay vì ngày 5-8. Biên độ giao dịch trong ngày đầu tiên vẫn là ±20%. Tuy nhiên, thông báo mới nhất này không hề lý giải về sự thay đổi bất ngờ này và cũng chính vì lý do này mà giới đầu tư bắt đầu đoán già, đoán non về sự kiện này. Công ty Cổ phần (mã FPT-HOSE) thông báo nghị quyết Hội đồng quản trị về việc tạm ứng cổ tức đợt 1/2013. Theo đó, FPT sẽ tạm ứng cổ tức tỷ lệ 15% bằng tiền, tương đương 1.500 đồng/cổ phiếu. Ngày trả cổ tức là 30/8 và ngày đăng ký cuối cùng là 19/8. Tính đến ngày 30/6, FPT có 275.201.755 cổ phiếu đang lưu hành. Như vậy, FPT phải chi trả cổ tức đợt này là 412 tỷ đồng. Được biết, FPT vừa bổ nhiệm ông Bùi Quang Ngọc làm Tổng giám đốc, thay cho ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Hiện ông Ngọc nắm gần 10,2 triệu cổ phiếu FPT, tương đương 3,7% số cổ phiếu đang lưu hành. Theo báo cáo tài chính bán niên 2013 đã soát xét, tính đến 30/6, doanh thu bán hàng của FPT đạt 12.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.059 tỷ đồng, EPS đạt 2.934 đồng. Rà soát từng dự án giao thông trọng điểm Để đảm bảo tiến độ các dự án giao thông trọng điểm, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu ưu tiên giải quyết vấn đề GPMB, xử lý dứt điểm các điểm nghẽn, sớm đưa các công trình đi vào khai thác. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo Nhà nước các dự án, công trình trọng điểm ngành Giao thông. Hiện đang có 30 công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông với tổng kinh phí khoảng 658.000 tỷ đồng, trong đó 19 dự án đường bộ với chiều dài 4.400 km, 6 dự án đường sắt chiều dài 199,93km, hàng không 2 dự án và hàng hải 3 dự án. Đến nay có 7 dự án đã bàn giao và đưa vào sử dụng, gồm cao tốc TPHCM-Trung Lương, đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1, cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình, Láng-Hòa Lạc, cầu Thanh Trì, tuyến phía Nam Vành đai 3, đường vành đai 3 Hà Nội, Cảng Hàng không Phú Quốc, Cảng Quốc tế Cái Mép-Thị Vải. Trong khi đó, các dự án khác đang triển khai thi công và trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện. Kiểm điểm tình hình tổng thể cũng như rà soát tiến độ từng dự án, vẫn nổi lên những vướng mắc lớn. Giải phóng mặt bằng (GPMB) tiếp tục khó khăn ở nhiều dự án như đường Nội Bài-Lào Cai, Cầu Giẽ-Ninh Bình, TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, Hà Nội-Hải Phòng, cầu Nhật Tân và đường nối, Quốc lộ 3 mới, đường sắt Cát Linh-Hà Đông,… Các dự án ODA bên cạnh những khó khăn về mặt bằng, cũng vướng nhiều vấn đề thủ tục, giải ngân, bố trí vốn đối ứng. Ở một số dự án khác, tiến độ đấu thầu chậm do những nguyên nhân phát sinh trong quá trình đấu thầu, quá trình chuẩn bị chậm, sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các cơ quan liên quan. Ngoài ra có những dự án nảy sinh một số vấn đề liên quan đến hợp đồng dẫn tới thanh toán chậm, chuẩn bị và thực hiện dự án chưa kỹ lưỡng và phối hợp không tốt giữa các đơn vị hữu quan. Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ rõ những tồn tại mà các thành viên Ban chỉ đạo, các bộ, ngành liên quan cần tập trung ưu tiên như trong khâu GPMB, xử lý dứt điểm các điểm nghẽn để khai thông, sớm đưa các công trình đi vào khai thác. Đối với các dự án liên quan đến địa bàn Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội và chủ đầu tư cần đặc biệt quan tâm để đạt các mục tiêu, tiến độ đề ra, kiên quyết không để tình trạng “cầu chờ đường” hoặc chỉ vì một vài "điểm đen" mà cả tuyến cao tốc không thể vận hành như thời gian vừa qua. Cụ thể, Dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường nối phải tập trung xử lý vấn đề mặt bằng trong tháng 9 tới. Tương tự là các “điểm nghẽn” đoạn Ninh Hiệp-Gia Lâm trên Quốc lộ 3, điểm đầu Nội Bài-Lào Cai, cầu Vĩnh Thịnh... xử lý dứt điểm theo ý kiến đã chỉ đạo. Bộ Giao thông vận tải thường xuyên tiến hành rà soát, đánh giá và giao ban đối với từng dự án, kiểm điểm từ vấn đề kỹ thuật, tiến độ, chất lượng để kịp thời có hướng xử lý hoặc đề xuất cơ chế giải quyết. Bộ Tài chính rà soát lại các vấn đề kiến nghị, kiểm soát vốn cho các chủ dự án, nhất là nguồn vốn đối ứng tại các dự án ODA, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục những hướng dẫn về cơ chế thu hồi đất, GPMB, Bộ Xây dựng tăng cường công tác nghiệm thu, đảm bảo chất lượng công trình, giải quyết các vấn đề thủ tục xây dựng để tạo điều kiện tối đa cho dự án. Phó Thủ tướng cũng lưu ý các đơn vị giao thông vấn đề chất lượng công trình, giải quyết tình trạng sụt lún, tạo con lươn trên mặt đường đang gây nguy hiểm cho người và phương tiện như thời gian qua. Mặt khác, cũng cần giải thích rõ những vấn đề kỹ thuật như chờ lún để cho người dân hiểu, chia sẻ. CN (s/t, b/s) |