• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Văn hoá
  3. S Việt Nam

Tiểu chủng viện Làng Sông, điểm đến hoài niệm khởi nguồn chữ Quốc ngữ

06:15 31/07/2024
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Trải qua thăng trầm lịch sử và thời tiết khắc nghiệt vùng ven biển miền Trung, đến nay công trình kiến trúc Tiểu chủng viện Làng Sông, di tích gắn liền với sự ra đời của chữ quốc ngữ ở Bình Định vẫn còn nguyên vẹn vẻ đẹp cổ kính hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Cách trung tâm TP Quy Nhơn (Bình Định) hơn 10 km về phía Đông Bắc, Tiểu chủng viện Làng Sông là điểm tham quan lý tưởng khi du khách đặt chân đến "miền đất Või, trời Văn".

Từ lâu, Bình Định nổi tiếng là nơi lưu dấu hành trình đầu tiên của Chữ Quốc ngữ từ đầu thế kỷ 17. Tiểu chủng viện Làng Sông là nơi đặt nhà in Làng Sông đầu tiên xứ Đàng Trong thưở xưa. Di tích này ở thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Binh Định.

Tiểu chủng viện Làng Sông được xây dựng theo phong cách kiến trúc Gothic, kiến trúc đặc trưng của người châu Âu trong xây dựng nhà thờ và cung điện. Phần chính diện được trang trí bằng những khung ô đối xứng, các bông gió trang trí và những hoa văn họa tiết, cổng vòm nhọn quen thuộc trong xây dựng kiến trúc Thánh đường.

Trải qua hơn 200 năm, công trình kiến trúc cổ kính này vẫn nguyên vẹn những dãy nhà rêu phong trầm mặc, những đường nét kiến trúc Gothic duyên dáng, những dãy hành lang dài uy nghiêm với nét chạm khắc trên tường, trên cửa…

Mặt tiền của nhà thờ thoạt nhìn rất giống với kiến trúc Thánh đường Paul cổ kính ở Macao do người Bồ Đào Nha xây dựng. Tuy không hoành tráng và đồ sộ như Thánh đường Paul, nhưng Làng Sông đến nay vẫn giữ gần như nguyên vẹn từng nét kiến trúc cổ để lại.

Tương truyền rằng, qua con đường giao thương đường thủy, các thương buôn bắt đầu từ đầm Thị Nại rồi ngược dòng sông Côn lên thượng nguồn, các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đặt chân tới Quy Nhơn và xây dựng nhà thờ Làng Sông.

Ngày nay, Tiểu chủng viện Làng Sông là địa điểm tham quan lý tưởng khi du lịch tại Bình Định. Du khách có dịp về Bình Định nên một lần ghé thăm Làng Sông để chiêm ngưỡng công trình kiến trúc cổ xưa.

Từ cổng chính đi vào, hai bên là hàng cây sao với tuổi đời gần 130 năm. Tiểu chủng viện Làng Sông đến nay vẫn giữ gần như nguyên vẹn từng nét kiến trúc ngày xưa để lại. Nhà in Làng Sông được xây dựng khoảng năm 1872 và bị phá hỏng năm 1885.

Nhà in Làng Sông hoạt động cho đến khoảng năm 1936, sau đó được dời về Quy Nhơn. Linh mục Trương Đình Hiền, Tổng đại diện Giáo phận Quy Nhơn cho biết: Đây là tu viện, hiện tại thì các sơ, các nữ tu là một dòng mới của địa phận đang ở đây. Địa phận muốn các sơ để tạo không gian mở, giống như một nơi để tiếp đón tất cả các đoàn hành hương, người muốn nghiên cứu lịch sử, khách tham quan văn hóa.

Hiện Giáo phận Quy Nhơn đang sưu tập được trên 200 đầu sách của nhà in Làng Sông, trong đó có các cuốn rất ý nghĩa về mặt giáo dục như Tập đọc, tập đánh vần ABC, tục ngữ An Nam...

Hiện nay, Giáo phận Quy Nhơn đang quản lý hai cơ sở liên quan đến chữ Quốc ngữ đó là Nước Mặn và Làng Sông cùng ở huyện Tuy Phước.

Tiểu chủng viện Làng Sông và Nhà in Làng Sông ở Bình Định trở thành điểm tham quan du lịch, nghiên cứu văn hóa thu hút du khách trong nước và quốc tế.

(Theo 24h)

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • “Thiên đường biển ngủ quên” trong xanh thấy đáy, cách Hà Nội hơn 5 tiếng đi xe
    “Thiên đường biển ngủ quên” trong xanh thấy đáy, cách Hà Nội hơn 5 tiếng đi xe

    Cách Hà Nội khoảng 5,5 tiếng chạy ô tô, một bãi biển ở Hà Tĩnh hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ với nước biển xanh, trong vắt, bãi cát trắng trải dài, những bãi đá tự nhiên đẹp mắt.

  • Vĩnh Phúc có cán bộ thư viện đạt Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc
    Vĩnh Phúc có cán bộ thư viện đạt Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc

    Ngày 7/5, Bộ VH-TT&DL tổ chức lễ tổng kết và trao tặng Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc lần thứ VII cho 20 tập thể và 15 cá nhân có thành tích xuất sắc trên cả nước.

  • Cung đường trekking đẹp hoang sơ ít người biết ở Bình Liêu
    Cung đường trekking đẹp hoang sơ ít người biết ở Bình Liêu

    Huyện Bình Liêu đang phát triển trekking thành sản phẩm du lịch đặc trưng, tiêu biểu, bắt nhịp xu hướng du lịch khám phá.

  • Trekking 3 ngày 2 đêm trong rừng Bù Gia Mập
    Trekking 3 ngày 2 đêm trong rừng Bù Gia Mập

    Không chỉ có cảnh vật đẹp, Bù Gia Mập hấp dẫn nhiều du khách đến trekking nhờ những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc bản địa.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

12625701
Trong ngày: 48663 Trong tuần: 281935 Trong tháng: 503712
Địa chỉ IP của bạn: 3.144.200.28
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc