• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Văn hoá
  3. Du lịch

"Giọt nước mắt" cuối cùng của Đại Tây Dương

07:38 08/07/2024
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Hồ Sayram ở Tân Cương (Trung Quốc) là nơi xa nhất có thể cảm nhận được luồng không khí ấm áp của Đại Tây Dương. Mặt hồ trong xanh như ngọc, cảnh quan tuyệt đẹp quanh năm, ít người biết rằng, hồ Sayram là một biểu tượng của tình yêu thuần khiết trong văn hóa của người Kazak bản địa.

Trong tiếng Kazak, Sayram có nghĩa là "phước lành". Hồ trên núi lớn và cao nhất ở Tân Cương này có tuổi đời khoảng 70 triệu năm, được hình thành do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo nằm sâu bên dưới dãy Himalaya.

Tuy nhiên, những cư dân bản địa sinh sống lâu đời tại đây lại có cách lý giải thú vị. Họ tin rằng, nguồn gốc của hồ Sayram gắn liền với chuyện tình buồn đẫm lệ của đôi uyên ương người Kazak xa xưa.

Theo truyền thuyết, có một chàng trai nọ đem lòng yêu thương một cô gái trong làng. Thế nhưng, vì quá xinh đẹp, nhan sắc của cô gái đã vô tình quyến rũ con quỷ độc ác và hắn đã bắt cóc cô về làm vợ. Cô gái cố gắng bỏ trốn khỏi tay quỷ dữ nhưng bất thành. Cùng đường, cô nhảy xuống vực thẳm, quyết quyên sinh để tỏ lòng chung thủy với người mình yêu.

Về phần chàng trai, sau khi hay tin, anh cũng quyết định nhảy xuống vực sâu nơi cô gái đã ngã xuống để được đoàn tụ với nàng. Những giọt nước mắt đau thương của cả hai đã tạo nên sự đong đầy của mặt hồ Sayram hôm nay. Và cũng vì thế mà hồ còn được mệnh danh là "Giọt nước mắt cuối cùng của Đại Tây Dương".

Nằm ở độ cao hơn 2.000m so với mực nước biển, hồ Sayram xanh màu thiên thanh, phẳng lặng và yên bình trong sắc xanh tươi của đồng cỏ thảo nguyên trải dài bất tận. Đứng từ hồ Sayram nhìn về phía chân trời, bạn có thể thấy những đỉnh núi tuyết bạc trắng tinh khôi, trùng điệp nối nhau. Nhiều du khách đã từng đến đây đều nức lòng khen ngợi vẻ đẹp của nơi này, gọi đây là "ngọc lục bảo" của Tân Cương.

Vào mỗi mùa, hồ Sayram lại mang một diện mạo mới. Tuy nhiên, tháng 6 đến tháng 11 là thời điểm lý tưởng nhất để tham quan hồ. Lúc này, từng đàn thiên nga kéo về đây kiếm ăn và bước vào mùa giao phối. Trên bờ, nhiều đàn cừu, đàn bò của dân du mục lơ thơ tìm đến gặm cỏ. Sự hòa quyện nhịp nhàng của nhịp sống chốn thảo nguyên hoang dã đã tạo nên một "tuyệt tác" Sayram sống động.

Hiện Tân Cương đã quy hoạch nơi này thành một điểm du lịch phục vụ du khách thập phương. Đến đây, sau khi mua vé qua cổng, du khách sẽ được tự do lái xe dạo ngắm một vòng hồ Sayram. Nhưng đừng lầm tưởng chuyến rong chơi này sẽ sớm kết thúc, bởi vì, mặt hồ Sayram rộng đến 460km2, ước tính phải mất cả ngày để bạn lái xe chạy hết một vòng hồ.

Tại hồ Sayram, du khách có thể thoải mái ngắm cảnh, thả dáng chụp hình bên cảnh sắc thiên nhiên đẹp mỹ miều; hoặc cũng có thể tìm đến khu vui chơi gần đó, nơi có đủ mọi trò tiêu khiển như chèo thuyền, đạp vịt, lái xe vượt địa hình, cưỡi ngựa... sẵn sàng phục vụ.

Hồ Sayram là một trong 4 hồ đẹp nhất của Tân Cương, bên cạnh hồ Kanas, Ulungur và Bostan.

Vào tháng 7 và tháng 8 hằng năm, người Mông Cổ và Kazak tập trung trên cánh đồng bên hồ để tổ chức lễ hội Nadam. Sự kiện diễn ra trong 6 ngày, bao gồm các cuộc thi như đua ngựa, đấu vật và bắn cung. Những người chăn gia súc ở khu vực lân cận cũng tham dự lễ hội với trang phục dân tộc truyền thống. Ngoài ra, sự kiện còn quy tụ nhiều màn trình diễn văn nghệ như múa, hát và cuộc thi "đuổi theo cô gái" phỏng theo câu chuyện truyền thuyết năm xưa.

(Theo 24h)

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Dịch vụ - du lịch: Tạo đà tăng trưởng kinh tế
    Dịch vụ - du lịch: Tạo đà tăng trưởng kinh tế

    Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng, phát huy tốt các lợi thế về vị trí, địa lý, tài nguyên thiên nhiên, những năm gần đây, ngành dịch vụ - du lịch trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, từng bước xây dựng thương hiệu, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng du khách trong nước và quốc tế, tạo đà bứt phá tăng trưởng kinh tế - xã hội (KT - XH) của địa phương.

  • Phát huy sức mạnh của văn hóa trong kỷ nguyên mới
    Phát huy sức mạnh của văn hóa trong kỷ nguyên mới

    Văn hóa là yếu tố cốt lõi để tạo nên bản sắc dân tộc, kết nối cộng đồng, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Để phát huy sức mạnh của văn hóa trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Vĩnh Phúc tập trung thực hiện các giải pháp: Xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển văn hóa, tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa…

  • Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Sán Dìu
    Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Sán Dìu

    Nhận thức sâu sắc về giá trị bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Sán Dìu, huyện Tam Đảo luôn quan tâm thực hiện các giải pháp giữ gìn, phục dựng các lễ hội truyền thống, bảo tồn làn điệu dân ca Soọng cô và nét đẹp trang phục, tiếng nói, văn hóa ẩm thực, xây dựng các câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ dân gian trong cộng đồng đồng bào dân tộc Sán Dìu. Đồng thời, tăng cường hoạt động khảo sát, sưu tầm, thu thập thông tin, dữ liệu và quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống của cộng đồng người Sán...

  • Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Hiếu kiểm tra một số di tích xuống cấp
    Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Hiếu kiểm tra một số di tích xuống cấp

    Chiều 2/6, đồng chí Nguyễn Khắc Hiếu, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra thực trạng một số di tích xuống cấp tại thành phố Phúc Yên, huyện Bình Xuyên và huyện Yên Lạc. Cùng đi có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương liên quan.

Ý kiến của bạn

Name (required)

Email (required)

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

Địa chỉ IP của bạn: 18.97.14.91
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc