• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Chính Trị
  3. Thời sự trong ngày

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Cơ chế hậu kiểm cho kinh tế tư nhân phải đủ mạnh, minh bạch và hiệu quả

14:14 16/05/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Sáng 16/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.

Nhất trí cao với sự cần thiết ban hành Nghị quyết, các đại biểu Quốc hội cho rằng, đây là bước đi quan trọng, kịp thời thể chế hóa quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng, đặc biệt là trong các văn kiện Đại hội XIII và gần đây là Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, coi kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Chú thích ảnh

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Không để chính sách thành kẽ hở để doanh nghiệp lợi dụng

Về nguyên tắc quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân (Điều 4 dự thảo Nghị quyết), đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) tán thành với chủ trương chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, đặc biệt trong quản lý điều kiện kinh doanh. Đây là hướng đi phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp, sáng tạo và mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, nếu không có cơ chế hậu kiểm đủ mạnh, minh bạch và hiệu quả thì chính sách này rất dễ trở thành kẽ hở để các doanh nghiệp lợi dụng. Thực tế cho thấy, nhiều đối tượng đã lợi dụng chính sách thông thoáng để lập ra hàng trăm công ty không hoạt động thực tế, mua bán hóa đơn, trốn thuế, rửa tiền, gây thất thu ngân sách và làm méo mó môi trường cạnh tranh.

Đại biểu đề nghị để triển khai Nghị quyết, Chính phủ cần bổ sung rõ các yêu cầu cụ thể đối với hệ thống hậu kiểm: Liên thông dữ liệu giữa các cơ quan thuế, hải quan, ngân hàng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; ứng dụng công nghệ số trong giám sát; xem xét xây dựng chế tài đủ sức răn đe. Đồng thời, cần quy định rõ các ngành, lĩnh vực buộc phải tiền kiểm, trên cơ sở rủi ro và kinh nghiệm quốc tế, để tránh áp dụng tràn lan hoặc lỏng lẻo.

Chú thích ảnh

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Về các chính sách hỗ trợ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực (Chương V), đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đánh giá, dự thảo Nghị quyết đang quy định rất chung chung và chưa đủ mạnh. Ví dụ, việc "cung cấp miễn phí một số dịch vụ tư vấn pháp lý, đào tạo về quản trị doanh nghiệp, kế toán, thuế, nhân sự, pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh" là cần thiết nhưng còn quá chung chung. Đại biểu đề nghị giao Chính phủ quy định cụ thể hơn đối với danh mục các loại dịch vụ được cung cấp miễn phí, các công việc được hỗ trợ để khâu tổ chức thực hiện được thống nhất và rõ ràng.

Đề xuất nâng thời hạn miễn thuế thu nhập doanh nghiệp

Quan tâm đến các chính sách hỗ trợ, đại biểu Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho biết, dự thảo Nghị quyết quy định 4 nhóm đối tượng được miễn, giảm thuế quy định tại Điều 10. So với các chính sách khuyến khích khác như ưu đãi tín dụng, tiếp cận đất đai, đào tạo nhân lực, cải cách thủ tục hành chính thì hỗ trợ miễn, giảm thuế có tác động nhanh, không phải qua nhiều thủ tục, giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Để chính sách này có hiệu quả khi triển khai thực hiện, đại biểu đề nghị nâng thời hạn miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên 5 năm, sau đó tiếp tục giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo thay vì miễn thuế 2 năm và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo như khoản 1 Điều 10 dự thảo Nghị quyết.

Đại biểu phân tích, đặc thù của nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần kinh phí đầu tư lớn, thời gian đầu tư kéo dài để nghiên cứu, phát triển sản phẩm, thử nghiệm mô hình kinh doanh, xây dựng công nghệ, tuyển dụng và giữ chân đội ngũ nhân sự chất lượng cao, đồng thời liên tục phải điều chỉnh để thích nghi với biến động của thị trường. Trong suốt quá trình đó, họ phải chấp nhận nguy cơ thua lỗ, thậm chí có thể không có lãi trong 5 -7 năm đầu. Việc chỉ miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm và giảm 50% thuế trong 4 năm tiếp theo như dự thảo Nghị quyết là quá ngắn so với chu kỳ phát triển thực tế của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; chưa đủ mạnh để khuyến khích doanh nghiệp, đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh.

Chú thích ảnh

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh Trần Thị Vân phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Vì vậy, chính sách thuế cần được thiết kế theo hướng đồng hành với doanh nghiệp trong giai đoạn hình thành và tích lũy ban đầu. Kéo dài thời gian miễn, giảm thuế sẽ tạo dư địa tài chính quan trọng, giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực cho đổi mới sáng tạo. Đây cũng là giải pháp thiết thực để Nhà nước thể hiện vai trò kiến tạo, nuôi dưỡng hệ sinh thái khởi nghiệp, lực lượng tiên phong góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Đại biểu Trần Thị Vân cũng đề nghị nâng thời hạn miễn Thuế thu nhập cá nhân lên 5 năm đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các chuyên gia, nhà khoa học nhận được từ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Bởi, các chuyên gia, nhà khoa học là nhân sự nòng cốt, trực tiếp tạo ra giá trị công nghệ, đổi mới sáng tạo và đưa sản phẩm ra thị trường. Thực tiễn cho thấy, nhiều quốc gia có chính sách cạnh tranh rất mạnh mẽ trong lĩnh vực này. "Nếu chúng ta không có chính sách đủ hấp dẫn, cạnh tranh thì sẽ bỏ lỡ cơ hội thu hút nhân tài và khó tạo được bước đột phá về công nghệ trong tương lai", đại biểu nhấn mạnh.

Khuyến khích các địa phương tạo đất sạch cho kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) đánh giá cao nỗ lực của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ để kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Đại biểu nhấn mạnh, Nghị quyết này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi đất nước đang tăng tốc phát triển bước vào kỷ nguyên mới. Khu vực kinh tế tư nhân chiếm 51% GDP, đóng góp 33% tổng thu ngân sách Nhà nước nên cần nhiều cơ chế đặc biệt hỗ trợ để phát huy vai trò là động lực quan trọng nhất vào năm 2030.

Dự thảo Nghị quyết đặt mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp, đại biểu cho rằng để đạt mục tiêu này phải có giải pháp đặc biệt. Hiện nay, mỗi năm cả nước chỉ tăng khoảng 30.000 - 40.000 doanh nghiệp nên để sau 5 năm nữa đạt con số 2 triệu doanh nghiệp thì phải có chính sách hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể để trở thành doanh nghiệp. Cùng với đó, cần nâng cao, mở rộng những doanh nghiệp có quy mô lớn hơn.

Đồng tình với những chính sách hỗ trợ tiếp cận đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh, đại biểu Trần Hoàng Ngân đề xuất bổ sung nội dung những địa phương có đất đai, có tiềm năng, thế mạnh thì tạo cơ chế thành lập khu công nghiệp để doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ thuê với chính sách hỗ trợ.

"Muốn độc lập, tự chủ về kinh tế thì khu vực tư nhân phải lớn mạnh; do đó, cần điều khoản khuyến khích các địa phương tạo đất sạch cho khu vực kinh tế tư nhân", đại biểu chỉ rõ.

(Theo TTXVN)


Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Thủ tướng: Phấn đấu miễn viện phí cho nhân dân sớm nhất có thể
    Thủ tướng: Phấn đấu miễn viện phí cho nhân dân sớm nhất có thể

    Thủ tướng đề nghị, tập trung huy động nguồn lực, tăng cường hợp tác công tư, đảm bảo nguồn lực cho y tế, phấn đấu miễn viện phí cho nhân dân sớm nhất có thể.

  • Quốc hội chốt bổ sung 44 nghìn tỷ đồng để chi trả chế độ khi sắp xếp bộ máy
    Quốc hội chốt bổ sung 44 nghìn tỷ đồng để chi trả chế độ khi sắp xếp bộ máy

    Theo Nghị quyết của Quốc hội, 44 nghìn tỷ đồng sẽ được bổ sung vào dự toán ngân sách Trung ương năm 2025 để chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy.

  • Thủ tướng: Mở chiến dịch rà soát tài khoản ngân hàng, sim để phòng ngừa lừa đảo
    Thủ tướng: Mở chiến dịch rà soát tài khoản ngân hàng, sim để phòng ngừa lừa đảo

    Thủ tướng yêu cầu triển khai chiến dịch tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để tăng cường quản lý Nhà nước, phòng ngừa tội phạm lừa đảo trực tuyến.

  • Phú Thọ đảm bảo nhà ở công vụ, lưu trú cho cán bộ, công chức, viên chức sau sáp nhập tỉnh
    Phú Thọ đảm bảo nhà ở công vụ, lưu trú cho cán bộ, công chức, viên chức sau sáp nhập tỉnh

    Theo báo cáo tổng hợp của tỉnh Phú Thọ, tổng số lượng cán bộ, công chức, viên chức của 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Hòa Bình dự kiến đăng ký lưu trú sau khi sáp nhập tỉnh là hơn 4.400 người, trong đó tỉnh Vĩnh Phúc có 2.039 người và Hòa Bình 2.366 người. Để đảm bảo điều kiện cho cán bộ công chức, viên chức yên tâm công tác, tỉnh Phú Thọ đã sớm xây dựng các phương án về nhà ở công vụ, nhà lưu trú.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ

Website


Comment Is Required

CAPTCHA image
Enter the code shown above:

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

Địa chỉ IP của bạn: 3.149.249.124
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc