• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Chính Trị
  3. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Làm cán bộ, đừng “mắc nợ” người lao động

10:22 12/05/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Nhân Tháng công nhân, cần suy ngẫm về hiện tượng cán bộ “mắc nợ” cấp dưới, người lao động. Bởi thực tế có khá nhiều cán bộ mắc khuyết điểm này, dẫn đến nhiều hệ lụy.

Cán bộ... khác quá!

Đó là nhận xét “rỉ tai” của người lao động, nhân viên dành cho những người thay đổi nhiều theo hướng tiêu cực từ khi họ trở thành cán bộ, làm sếp. Thực tế có không ít người khi là nhân viên thì rất tốt, sống hòa đồng và tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ đồng nghiệp; nhưng khi được làm sếp thì họ dần khác. Ban đầu là ít gặp gỡ, gần gũi, trò chuyện với cấp dưới, rồi ngày càng xa cách, lạnh nhạt, thờ ơ. Có cán bộ khi gặp đồng nghiệp cũ còn quay mặt đi, như không quen biết; trong tình huống buộc phải giao tiếp thì bắt tay hờ hững, trả lời qua loa, thậm chí lên giọng trịnh thượng, ra oai. Trong khi đó, đối với cấp trên thì họ lại khúm núm, xun xoe, nịnh bợ.

“Cán bộ... khác quá” còn ở chỗ, thời là nhân viên, họ thường chia sẻ với những khó khăn, vất vả của đồng nghiệp trong cuộc sống và công việc, chê trách cấp trên không kịp thời quan tâm giải quyết những vướng mắc, bất cập, không có những chế độ, chính sách thỏa đáng chăm lo cho người lao động; không ít người còn “hùng hồn” tuyên bố: "Tôi mà là sếp thì sẽ khác...". Thế nhưng, đến lúc họ làm sếp lại quên hết; cấp dưới kiến nghị thì... bỏ đấy. Có sếp mới còn không quan tâm giải quyết những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của người lao động bằng sếp cũ mà chỉ lo thu vén cá nhân, cốt được lợi mình. Chính sự “khác quá” này làm cho cấp dưới, người lao động cảm thấy chán nản, mất niềm tin và động lực phấn đấu.

Làm cán bộ, đừng “mắc nợ” người lao động

Ảnh minh họa: Chinhphu.vn

Trách nhiệm phải làm, đâu phải “ban ơn”?

Một hiện tượng rất cần cảnh báo, chấn chỉnh là một số cán bộ không nhận thức đầy đủ về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình; đáng lẽ phải quan tâm chăm lo, giải quyết những quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cấp dưới và người lao động, thì họ lại “mặc định”: Cấp dưới phải nhờ vả, xin xỏ, còn sếp có quyền “ban ơn”, nếu không thích, không ưa thì không cho. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng “chạy chọt”, khiến nhiều nhân viên, người lao động dù không muốn vẫn phải tìm cách tiếp cận, nịnh nọt, cung phụng sếp để lấy lòng, để được sếp quan tâm “giúp đỡ”.

Việc sếp tự cho mình có quyền “ban ơn” gây hệ lụy rất lớn, không chỉ tạo ra tình trạng “chạy”-một dạng tham nhũng, tiêu cực phổ biến mà còn khiến nội bộ mất đoàn kết, nhiều nhân viên, người lao động nảy sinh tư tưởng tiêu cực, thậm chí dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đây còn là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, bởi nó tạo ra sự cạnh tranh tiêu cực: Những người tài đức mà không biết “chạy” thì không được cấp trên trọng dụng; người phải “chạy”, khi được làm sếp sẽ tìm cách “thu hồi vốn”, chỉ “ban ơn” cho những cấp dưới cung phụng mình, và cái vòng “chạy chọt” cứ thế tái diễn...

Có cán bộ từ khi lên sếp bỗng tỏ thái độ “lạnh như tiền” với cấp dưới và người lao động. Đồng nghiệp cũ thường xì xào về họ: Sếp lạnh như tiền thì cấp dưới mới sợ, phải cung phụng để được quan tâm giúp đỡ. Nếu cứ thân mật, gần gũi nhân viên, vô tư, khách quan làm đúng trách nhiệm thì... tiền ở đâu ra (!)

Xa dân dẫn đến nhiều sai lầm

Là cán bộ, đảng viên, hẳn ai cũng biết câu: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là bài học quý báu, lời căn dặn sâu sắc của Bác Hồ đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên về việc phải “lấy dân làm gốc”, dù công việc dễ dàng mà không có sự đồng lòng, ủng hộ và tham gia của nhân dân thì cũng không thể làm được. Ngược lại, được nhân dân đồng tình, góp sức thì việc khó đến mấy cũng thành công. Theo Người, “nhân dân có trăm tai nghìn mắt”, vì nhân dân có ở khắp mọi nơi, có thể phát hiện nhanh những điều đúng-sai, hay-dở nên không ai có thể che giấu hành vi sai trái trước nhân dân. Vì thế, người lãnh đạo phải biết tôn trọng, lắng nghe, tin tưởng và phát huy vai trò của nhân dân. Muốn chống quan liêu, tham ô, lãng phí thì phải thực hành dân chủ, phải cho dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, giám sát; thực hành dân chủ cũng chính là động lực để phát triển xã hội cũng như mỗi tổ chức.

Thế nhưng vẫn có không ít cán bộ xa dân, không thực sự lắng nghe cấp dưới, người lao động, dẫn đến không nắm chắc thực tế để ban hành các quyết sách phù hợp, hiệu quả, khả thi; thậm chí có trường hợp ban hành những quy định “trên trời”, bị dư luận phản đối bởi không thể đi vào cuộc sống, dẫn đến sai lầm, thất bại.

Thời gian qua, chúng ta đã có nhiều bài học về việc này, như: Một số trạm thu phí BOT giao thông (để hoàn vốn cho các dự án xây dựng, nâng cấp hạ tầng) đặt sai vị trí, không tiếp thu ý kiến nhân dân dẫn đến người dân phản ứng gay gắt, phải dừng thu phí hoặc di dời trạm, thậm chí có dự án BOT bị điều tra, xử lý vi phạm. Chủ trương hạn chế xe máy vào nội thành Hà Nội (giai đoạn 2017-2021) để giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường cũng không tham khảo kỹ ý kiến người dân, thiếu phương án giao thông công cộng thay thế hợp lý nên không khả thi.

Ở phạm vi nhỏ, có không ít cán bộ độc đoán, gia trưởng, coi thường ý kiến của cấp dưới và người lao động dẫn đến “tự quyết” nhiều việc sai lầm, không hiệu quả. Trong đó, đáng phê phán nhất là việc đánh giá, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ theo cảm tính, không tham khảo và không tôn trọng ý kiến cấp dưới. Thực tế có khá nhiều người “nói như rồng leo, làm như mèo mửa”, đối với cấp trên thì xun xoe, nịnh bợ, họ giả vờ tốt rất giỏi nên sếp siêu lòng, cất nhắc; song họ không thể hoàn thành tốt vai trò cán bộ, tư cách đạo đức cũng không xứng đáng, làm nhiều người bức xúc, phát sinh tư tưởng bất mãn, tiêu cực. Trong đánh giá, bổ nhiệm cán bộ, nếu người có thẩm quyền coi trọng xem xét hiệu quả công việc và chân thành hỏi ý kiến của cấp dưới, người lao động, phân tích thông tin kỹ lưỡng thì sẽ biết thực chất, không mắc sai lầm.

Để cấp dưới, người lao động thực sự tâm phục, khẩu phục, từng cán bộ cần thường xuyên và nghiêm túc tự soi, tự sửa và cách tốt nhất để sửa mình chính là gần gũi, chân thành lắng nghe ý kiến của cấp dưới, người lao động. Vẫn biết, làm cán bộ có nhiều công việc và mối quan hệ phải giải quyết, ít có thời gian gặp gỡ, tiếp xúc với cấp dưới, người dân. Tuy nhiên, nếu cán bộ thật sự có tâm và tầm, thật sự vì việc chung thì cũng sẽ có cách phù hợp để cấp dưới nể phục, tin tưởng, không trở thành cán bộ “mắc nợ” người lao động, bị quần chúng chê trách.

Tạ Ngọc (Theo qdnd.vn)

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Cơ sở vững chắc cho đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
    Cơ sở vững chắc cho đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới

    Gần đây, thuật ngữ “kỷ nguyên phát triển mới”, “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” trở nên phổ biến trong đời sống chính trị, xã hội của nước ta; thể hiện tầm nhìn và tư duy mới của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ hơn.

  • Nhận diện, phản bác các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh
    Nhận diện, phản bác các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh

    Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng văn hóa, tinh thần của dân tộc Việt Nam, là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động cách mạng của Đảng ta, nhất là khi Việt Nam đang tiến hành cải cách, đổi mới đất nước để hội nhập và phát triển. Song, với âm mưu thâm độc, các thế lực thù địch đã tìm mọi thủ đoạn xuyên tạc, phủ nhận, thậm chí bôi nhọ tư tưởng, nhân cách, đạo đức của Người. Đây là hành vi sai trái, nguy hiểm mà chúng ta phải nhận diện rõ và bác bỏ mộ...

  • Kiên quyết không để lọt vào cấp ủy đảng các cấp những cán bộ suy thoái, tham nhũng, tiêu cực
    Kiên quyết không để lọt vào cấp ủy đảng các cấp những cán bộ suy thoái, tham nhũng, tiêu cực

    Thực tế cho thấy, việc để lọt những người không đủ đức, đủ tài, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tiêu cực, tham nhũng vào cấp ủy, vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của một số bộ, ngành, địa phương và Trung ương đã gây ra những hậu quả tai hại, hệ lụy khôn lường, làm suy giảm uy tín của Đảng, tạo dư luận xấu trong xã hội, gây phương hại đến niềm tin của nhân dân. Do đó, vấn đề mấu chốt trong công tác nhân sự là kiên quyết không để lọt vào cấp ủy đảng các cấp những cán bộ suy...

  • Bác bỏ luận điệu xuyên tạc cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay
    Bác bỏ luận điệu xuyên tạc cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay

    Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị đang được Đảng, Nhà nước ta triển khai thực hiện với quyết tâm chính trị rất cao và những quyết sách mạnh mẽ, tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội, thu hút sự quan tâm đặc biệt của mọi tầng lớp nhân dân. Bên cạnh sự đồng thuận cao của toàn xã hội, các thế lực thù địch coi đây là cơ hội để công kích, phản biện tiêu cực bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Những luận điệu xuyên tạc đó cần được tỉnh táo nhận diện, nhìn rõ bản chất để đấu tranh ph...

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ

Website


Comment Is Required

CAPTCHA image
Enter the code shown above:

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

12944767
Trong ngày: 29364 Trong tuần: 192527 Trong tháng: 822780
Địa chỉ IP của bạn: 18.119.29.99
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc