• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Công nghệ
  3. Khoa học - Công nghệ

Việt Nam đẩy mạnh giám sát nông nghiệp và môi trường bằng viễn thám từ năm 2026

08:26 12/05/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Từ năm 2026, Việt Nam sẽ triển khai hệ thống giám sát nông nghiệp và môi trường ứng dụng công nghệ viễn thám kết hợp trí tuệ nhân tạo, theo một đề án mới của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Việt Nam sẽ tăng cường ứng dụng viễn thám để theo dõi cháy rừng, lũ lụt. Ảnh minh họa

Việt Nam sẽ tăng cường ứng dụng viễn thám để theo dõi cháy rừng, lũ lụt. Ảnh minh họa

Chiều 10-5, trong khuôn khổ hội nghị triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã tổ chức phiên thảo luận chuyên đề về môi trường, tài nguyên nước và viễn thám.

Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu nhấn mạnh vai trò của công nghệ viễn thám như một công cụ quan trọng trong quản lý tài nguyên, phát triển nông nghiệp hiện đại và bảo vệ môi trường trong thời kỳ chuyển đổi số.

PGS-TS Phạm Minh Hải, Phó Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia, cho biết Việt Nam hiện đã xây dựng được cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia với gần 100.000 ảnh vệ tinh, thu từ 16 nguồn khác nhau như VNREDSat-1, SPOT6, Worldview, Landsat… Các ảnh có độ phân giải từ 0,55m đến 30m, thời gian lặp từ 2,5 đến 5 ngày, phủ trùm toàn bộ lãnh thổ và vùng biển Việt Nam. Khối lượng dữ liệu này tăng trưởng đều đặn khoảng 20% mỗi năm, phục vụ đa ngành từ nông nghiệp, môi trường đến quốc phòng và an ninh.

IMG_8877.jpg

PGS-TS Phạm Minh Hải, Phó Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia, phát biểu tại phiên thảo luận. 

Hiện nay, công nghệ viễn thám đã được ứng dụng hiệu quả tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như cảnh báo thiên tai, theo dõi biến động rừng, giám sát sụt lún, kiểm kê đất đai và quan trắc phát thải khí nhà kính. Điển hình, trong cơn bão Yagi (tháng 9-2024), hệ thống Sentinel Asia đã kịp thời cung cấp dữ liệu phục vụ công tác cứu hộ và chỉ đạo ứng phó khẩn cấp.

Tuy nhiên, ngành viễn thám vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức như thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực xử lý ảnh viễn thám và trí tuệ nhân tạo; cơ sở dữ liệu chưa đạt chuẩn bảo mật cấp độ 3; việc khai thác còn phân tán, thiếu đồng bộ; chi phí đầu tư từ sản xuất vệ tinh đến xử lý dữ liệu vẫn ở mức cao.

Để khắc phục các hạn chế và khai thác hiệu quả tiềm năng, Cục Viễn thám quốc gia đã trình Bộ Nông nghiệp và Môi trường phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng viễn thám và trí tuệ nhân tạo trong xây dựng hệ thống giám sát một số lĩnh vực nông nghiệp và môi trường, phục vụ tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.

Theo đó, từ năm 2026, hệ thống giám sát sẽ được xây dựng theo hướng tích hợp các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, internet vạn vật và điện toán đám mây. Mục tiêu là nâng cao năng lực ra quyết định, chỉ đạo điều hành một cách nhanh chóng, chính xác, phù hợp với chiến lược chuyển đổi số quốc gia.

Văn Cường (Theo sggp.org.vn)

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Tiến sĩ trẻ thúc đẩy ứng dụng AI vào đời sống
    Tiến sĩ trẻ thúc đẩy ứng dụng AI vào đời sống

    Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn (32 tuổi), giảng viên Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội, là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu mang lại giá trị lớn trong khoa học và cộng đồng.

  • Qualcomm ra mắt Trung tâm Nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam
    Qualcomm ra mắt Trung tâm Nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

    Ngày 10/6, Tập đoàn Qualcomm đã chính thức ra mắt Trung tâm Nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo (AI R&D) mới tại Việt Nam, đánh dấu cột mốc quan trọng trên hành trình nâng tầm hệ sinh thái công nghệ trong nước kéo dài gần hai thập kỷ.

  • Việt Nam đặt trọng tâm vào đổi mới sáng tạo: Doanh nghiệp công nghệ góp phần kiến tạo chính sách quốc gia
    Việt Nam đặt trọng tâm vào đổi mới sáng tạo: Doanh nghiệp công nghệ góp phần kiến tạo chính sách quốc gia

    Việc thành lập Hội đồng tư vấn quốc gia về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là bước đi quan trọng, thể hiện quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước trong việc huy động trí tuệ tập thể, phát huy sức mạnh tổng hợp để tạo đột phá cho các lĩnh vực then chốt này.

  • Ứng dụng công nghệ chiếu sáng, tăng năng suất cây trồng
    Ứng dụng công nghệ chiếu sáng, tăng năng suất cây trồng

    Những năm trước đây, nông dân huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận đã truyền nhau kinh nghiệm tăng năng suất trái thanh long từ việc dùng đèn sợi tóc để chiếu sáng. Đến năm 2007, công nghệ tiên tiến hơn ra đời, các bóng đèn sợi đốt mới được thay thế bằng các bóng Compact 20W.

Ý kiến của bạn

Name (required)

Email (required)

Website

CAPTCHA image
Enter the code shown above:

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

Địa chỉ IP của bạn: 18.97.14.91
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc