• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Công nghệ
  3. Khoa học - Công nghệ

Nơi chắp cánh ước mơ cho những người trẻ đam mê công nghệ

09:58 19/03/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Khai trương từ năm 2020, Bảo tàng Công nghệ thông tin đầu tiên của Việt Nam tại phố Đông Tác, Hà Nội, đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong hoạt động bảo tồn và phát triển di sản công nghệ của đất nước.

Bảo tàng Công nghệ thông tin tại số 89 Ng. 41 phố Đông Tác, Đống Đa, Hà Nội, nơi lưu giữ những hiện vật quý giá và minh chứng cho sự phát triển của ngành công nghệ thông tin Việt Nam. (Ảnh: Bảo tàng Công nghệ thông tin Việt Nam)

Bảo tàng Công nghệ thông tin tại số 89 Ng. 41 phố Đông Tác, Đống Đa, Hà Nội, nơi lưu giữ những hiện vật quý giá và minh chứng cho sự phát triển của ngành công nghệ thông tin Việt Nam. (Ảnh: Bảo tàng Công nghệ thông tin Việt Nam)

Chàng kỹ sư trẻ đam mê khoa học công nghệ

Tiến sĩ Nguyễn Chí Công (sinh năm 1949), tốt nghiệp Trường đại học Bách khoa CVUT Praha năm 1972. Ông là một trong những người tiên phong giúp đưa internet vào Việt Nam vào năm 1997 với vai trò Trưởng Tiểu ban mạng của Chương trình quốc gia về Công nghệ thông tin và ứng dụng thành công công nghệ mạng trong nhiều lĩnh vực đời sống. Ông cũng từng đảm nhận các vị trí như: Trưởng Ban Khoa học công nghệ, Hội Tin học Việt Nam, Trưởng Tiểu ban mạng của Chương trình quốc gia về Công nghệ thông tin, thủ lĩnh tin học đầu tiên của Tập đoàn FPT...

Sau khi du học về nước, năm 1972, chàng thanh niên Nguyễn Chí Công đã là một trong các thành viên của nhóm cán bộ kỹ thuật của Viện Khoa học Tính toán và Điều khiển (nay là Viện Công nghệ Thông tin thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam), nơi chế tạo nên chiếc máy tính đầu tiên của Việt Nam cũng như châu Á-mang số hiệu VT80, ngay sau khi chiếc máy vi tính đầu tiên của thế giới Altair 8800 Computer được sản xuất tại Mỹ vào năm 1975. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt lớn của cuộc đời ông, cũng là bước ngoặt lớn đối với ngành công nghệ thông tin của Việt Nam, khi nước ta trở thành nước thứ ba, chỉ sau hai cường quốc là Pháp và Mỹ, chế tạo thành công máy vi tính lần lượt vào năm 1973 và 1975.

Tiến sĩ Nguyễn Chí Công có thói quen lưu giữ những kỷ vật và tài liệu liên quan đến công việc của mình từ rất sớm. Đối với ông, chúng không chỉ là những hiện vật quý giá, mà còn là minh chứng cho một thời kỳ lịch sử sôi động của ngành công nghệ thông tin Việt Nam và thế giới. Ý tưởng về việc mở một bảo tàng công nghệ thông tin cũng bắt nguồn từ đây.

Nơi lưu giữ minh chứng thời kỳ lịch sử của ngành công nghệ thông tin

Đầu năm 2020, Bảo tàng Công nghệ thông tin ra đời ngay tại ngôi nhà của gia đình Tiến sĩ Nguyễn Chí Công trong con ngõ nhỏ phố Đông Tác, phường Kim Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Trong căn phòng nhỏ 25m2, ngay dưới tầng 1 là nơi trưng bày các hiện vật của bảo tàng và cả những câu chuyện bên lề xoay quanh lược đồ về công nghệ thông tin trên thế giới và Việt Nam mà ông đã phác họa.

Bảo tàng hiện có tới gần 1.000 hiện vật, trong đó có 300 hiện vật được giới thiệu, trưng bày. Các hiện vật khá phong phú, đa dạng, từ vỏ và ruột của những chiếc máy tính đời đầu ở Việt Nam đến “bộ não” của máy tính là các chip điện tử rồi các phần mềm và mạng, những cuốn sách tin học có “tuổi đời” khá lâu. Đáng chú ý, trong bộ sưu tập các con chip, có sự hiện diện của những con chip những năm 1970, cùng loại với các con chip được sử dụng để tạo nên những chiếc máy tính đầu tiên.

Tại bảo tàng, Tiến sĩ Nguyễn Chí Công xây dựng hai lược đồ song song về công nghệ thông tin: Một về thế giới (từ trước công nguyên đến năm 1995) và một về Việt Nam (từ năm 1960 đến 2000) để “khách tham quan có thể thấy rõ Việt Nam đã có những đóng góp gì và xuất hiện trong giai đoạn nào của dòng chảy công nghệ thông tin thế giới. Đây cũng là minh chứng cho sự nắm bắt thông tin sớm của người Việt, giúp thế hệ trẻ thêm tự hào về lịch sử của chúng ta và thay đổi thói quen phụ thuộc vào ngoại quốc”.

Những danh nhân có đóng góp như: Giáo sư Tạ Quang Bửu, Giáo sư Phan Đình Diệu, Phó Giáo sư Nguyễn Bình Thành, Giáo sư Vũ Đình Cự, và những cá nhân, tập thể khác cũng được vinh danh tại bảo tàng để những người ghé thăm có thêm hiểu biết về một giai đoạn “quan trọng nhất, giai đoạn nền tảng” cho sự hình thành và phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam, đồng thời "không quên những con người đại chúng, những con người bình thường, bởi nếu chúng ta không nhìn thấy vai trò của những người bình thường thì không bao giờ đi đến được thắng lợi”, Tiến sĩ Nguyễn Chí Công chia sẻ.

Đối với Tiến sĩ Nguyễn Chí Công, đam mê chỉ là một phần. Lý do chính ông xây dựng bảo tàng là mong muốn truyền lửa cho thế hệ trẻ. Ông luôn đặt niềm tin và hy vọng vào lớp trẻ, tin rằng họ sẽ viết tiếp được ước mơ công nghiệp hóa công nghệ thông tin mà thế hệ ông còn dang dở.

Gửi một lời khuyên đến thế hệ trẻ, Tiến sĩ Nguyễn Chí Công cho rằng các bạn trẻ cần phải học hỏi mọi lúc mọi nơi, trang bị cho mình kiến thức để sẵn sàng nắm bắt cơ hội và thể hiện hết khả năng bản thân, không để lỡ mất cơ hội. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng khi làm việc tập thể, vì trong lĩnh vực công nghệ thông tin, không thể hoạt động cá nhân đơn lẻ.

Với tâm huyết của Tiến sĩ Nguyễn Chí Công, bảo tàng không chỉ lưu giữ những hiện vật quý báu mà còn truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ, khơi dậy niềm đam mê công nghệ và khuyến khích theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực này. Qua việc giáo dục và tạo cơ hội trải nghiệm, bảo tàng góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam. Hy vọng rằng, những nỗ lực này sẽ tiếp tục được phát huy, giúp Việt Nam vươn lên và khẳng định vị thế trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới.

Văn Cường (Theo nhandan.vn)


Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Nhiều hoạt động trong “Ngày hội AI” tỉnh Điện Biên
    Nhiều hoạt động trong “Ngày hội AI” tỉnh Điện Biên

    Tại sự kiện “Ngày hội AI”, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Điện Biên sẽ phát động Chiến dịch “Điện Biên Phủ - Hành trình phủ AI” và Phong trào “Bình dân học vụ số”.

  • Trợ lý AI Việt Nam giành chiến thắng tại sự kiện GITEX Asia 2025
    Trợ lý AI Việt Nam giành chiến thắng tại sự kiện GITEX Asia 2025

    Nomi, trợ lý tài chính cá nhân ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), đã giành chiến thắng thuyết phục khi vượt qua 350 startup toàn cầu để giành giải Nhất hạng mục "GITEX Europe Award”.

  • Hợp tác đào tạo nhân lực công nghiệp bán dẫn
    Hợp tác đào tạo nhân lực công nghiệp bán dẫn

    Ngành công nghiệp bán dẫn được coi là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử có nhiệm vụ tạo ra vi mạch và linh kiện điện tử để phục vụ sản xuất các sản phẩm phức tạp. Để nguồn nhân lực ngành bán dẫn có cơ hội phát triển, cần thúc đẩy liên kết, tăng cường hợp tác cũng như đa dạng mô hình hợp tác trong nước và quốc tế.

  • Viettel chọn 500 sinh viên xuất sắc để đào tạo cho 9 ngành công nghệ mũi nhọn
    Viettel chọn 500 sinh viên xuất sắc để đào tạo cho 9 ngành công nghệ mũi nhọn

    Ngày 22/4, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức lễ khai giảng chương trình Thực tập sinh tài năng - Viettel Digital Talent mùa thứ 5. Chương trình nằm trong chiến lược phát triển nhân lực trẻ lĩnh vực công nghệ của Viettel.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ

Website


Comment Is Required

CAPTCHA image
Enter the code shown above:

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

12609827
Trong ngày: 32789 Trong tuần: 266061 Trong tháng: 487838
Địa chỉ IP của bạn: 18.220.96.228
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc