• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Xã Hội
  3. Giáo dục

Nữ sinh Mường vào đại học nhờ ân tình của dân bản

07:58 14/03/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Phùng Thị Thúy nói việc mình được đi học giống như “một phép màu”. Cầm những đồng tiền mồ hôi, công sức của người dân trong bản, Thúy quyết tâm học hành để sớm quay trở về báo đáp những ân tình này.

Phùng Thị Thúy hiện là sinh viên năm 3, ngành Quản lý hoạt động tư tưởng - văn hóa của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Cô gái đến từ thôn Nậm Giang 2, là một trong những thôn đặc biệt khó khăn của xã Nậm Chạc (Bát Xát, Lào Cai). Người dân nơi đây chủ yếu thuộc dân tộc Mông và Dao, duy nhất có gia đình Thuý là người dân tộc Mường.

Sống ở thôn bản còn nhiều khó khăn về kinh tế, Thúy từng chứng kiến những người bạn đồng trang lứa sớm nghỉ học để lấy chồng, sinh con, ban ngày lên nương, tối về chăn lợn. Nhưng Thúy không muốn giống như thế.

“Em nhận thấy chỉ có tri thức mới làm thay đổi cuộc đời. Nếu không đi học, mình vẫn sẽ mãi ở sau lũy tre làng”, Thúy nói.

16 tuổi, Thúy xin bố mẹ cho đi học ở trường nội trú tỉnh cách nhà 50 km. Quãng đường di chuyển từ nhà đến trường khó khăn, phải 3-6 tháng Thúy mới được bố mẹ đón về một lần. Dẫu vậy, nữ sinh rất thích đi học. “Môi trường bạn bè ở trường nội trú tác động rất nhiều đến lối suy nghĩ của em”, Thúy nói.

Phùng Thị Thúy hiện là sinh viên năm 3, ngành Quản lý hoạt động tư tưởng - văn hóa của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ảnh: NVCC

Học xong cấp 3, Thúy mong muốn được tiếp tục học lên bậc đại học. Khi nữ sinh bày tỏ nguyện vọng này với bố mẹ, cả hai dù lo nhưng cũng không từ chối ước mơ của con gái. Với Thúy, đây là một điều may mắn vì bố mẹ luôn để em được tự quyết định tương lai.

“Bố em chỉ học hết lớp 3. Bố nói mình ít chữ, vì thế nếu em muốn, bố sẽ cố gắng chăm lo để em được học hành tử tế”.

Ngày Thúy nhận giấy báo trúng tuyển cũng là lúc bố mẹ mất ăn mất ngủ vì không biết lấy tiền đâu để đóng học cho con. Trước hôm lên đường nhập học 1 ngày, bố mẹ vẫn động viên Thúy yên tâm để gia đình tìm cách xoay sở. Thậm chí, bố mẹ còn dự định vay nóng để Thúy có tiền đi học.

“Em tự hứa với bố mẹ chỉ cần đóng tiền học cho 1 kỳ, sau đó em sẽ đi làm thêm để không trở thành gánh nặng”, Thúy nhớ lại.

Nhưng buổi tối hôm ấy với Thúy “như một phép màu”. Là người đầu tiên trong thôn bản đỗ đại học ở Hà Nội, Thúy được mọi người trong bản đặt nhiều kỳ vọng và dặn dò rất kỹ. Không ai bảo ai, người góp đồ, người cho tiền để Thúy làm hành trang lên đường.

“Dù các cô bác cũng rất khó khăn nhưng vẫn gom góp lại mỗi người một ít để cho em. Thậm chí, có người trong xóm hàng ngày đi chăn trâu, không có thu nhập nhưng vẫn cố dúi vào tay em 20.000 đồng. Cầm những đồng tiền mồ hôi, công sức của mọi người trong bản, em tự nhủ sẽ cố gắng học tập để sớm trở về báo đáp những ân tình này”, Thúy bày tỏ.

Thúy đến từ thôn Nậm Giang 2, là một trong những thôn đặc biệt khó khăn của xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát, Lào Cai. Ảnh: NVCC

Nhờ sự giúp đỡ của nhiều người, Thúy có đủ kinh phí xuống Hà Nội nhập học. Lần đầu tiên nhìn thấy ánh đèn lấp lánh và những tòa nhà cao tầng, Thúy choáng ngợp.

“Trước khi xuống Hà Nội, em không tưởng tượng ra thực tế khó khăn đến vậy. Từng có ngày em phải ngủ cho qua cơn đói vì thiếu tiền. Em cũng từng nghĩ mình sẽ không thể hòa nhập được cuộc sống nhộn nhịp ở Thủ đô, nhưng may mắn, mọi thứ dần ổn định”.

Thúy cho biết, động lực để em luôn tiến về phía trước là tấm gương của một người chị cùng xã - Chảo Yến. Đây là cô gái người Dao quyết tâm “thoát nghèo” nhờ con đường học tập, từng giành học bổng đi du học châu Âu. “Hành trình của chị đã truyền động lực và khiến em có niềm tin lớn rằng mình cũng có thể làm được như thế”, Thúy nói.

Từ năm thứ 2, Thúy bắt đầu xin làm trợ giảng tại các lớp về kỹ năng mềm để không phải xin tiền bố mẹ. Mong muốn trở thành một biên tập viên truyền hình, nữ sinh tham gia câu lạc bộ MC của trường và từng dẫn chương trình cho kênh Quốc phòng Việt Nam.

Trong 3 năm đi học, Thúy đã thực hiện một số dự án nhằm giúp đỡ bà con tại chính thôn bản của mình. Đỉnh điểm trong đợt bão Yagi, khi quê hương chịu nhiều thiệt hại nặng nề, Thúy đứng ra kêu gọi, tổ chức quyên góp đồ để cứu trợ cho bà con. Nữ sinh còn thực hiện dự án “Gom gạch góp nhà” để phần nào hỗ trợ những khó khăn, mất mát của người dân trong đợt bão lũ.

“Đó đều là những việc rất nhỏ bé, nhưng em cảm thấy hạnh phúc vì đã làm được điều gì đó cho thôn bản mình”, Thúy nói.

Mong muốn của Thúy là trở thành một biên tập viên truyền hình. Ảnh: NVCC

Chứng kiến hành trình của Thúy, TS Nguyễn Văn Việt (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cảm thấy khâm phục nghị lực của cô gái Mường này. Ngày đầu tiên gặp Thúy, thầy Việt ấn tượng vì Thúy rất năng động, bản lĩnh. Vì vậy, thầy đã chọn em là lớp trưởng của lớp đại học.

“Để được đi học với Thúy rất khó khăn nhưng em không bao giờ kêu than, vẫn luôn nỗ lực trong học tập và tích cực tham gia các hoạt động trường lớp. Thúy là tấm gương cho rất nhiều sinh viên khóa sau noi theo”, TS Nguyễn Văn Việt chia sẻ.

Với Thúy, điều khiến nữ sinh cảm thấy hạnh phúc nhất là có thể góp phần nào đó làm thay đổi suy nghĩ của nhiều em nhỏ trong thôn về việc chỉ cần học hết cấp 2, sau đó lấy vợ, lấy chồng.

“Em mong bản thân sẽ đi đúng đường và trở thành tấm gương cho các em, giúp các em hiểu không có gì quan trọng bằng việc học. Học chính là ngọn đèn soi sáng tương lai của mình, và một người sinh ra từ bản làng cũng có thể thành công nhờ việc học”, Thúy nói.

Minh Nguyệt (Theo Vnexpress.net)


Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Hiếu kiểm tra thực tế hiện trạng một số trường học
    Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Hiếu kiểm tra thực tế hiện trạng một số trường học

    Sáng 9/5, đồng chí Nguyễn Khắc Hiếu, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra thực tế hiện trạng Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, Trường Phổ thông DTNT THCS&THPT tỉnh (Tam Đảo), Trường THPT Quang Hà (Bình Xuyên). Cùng đi có đại diện lãnh đạo Sở GDĐT, Xây dựng, Tài chính.

  • Điểm sáng công tác xây dựng Đảng trong trường học
    Điểm sáng công tác xây dựng Đảng trong trường học

    Không chỉ là ngôi trường có bề dày truyền thống và thành tích cao trong giảng dạy, học tập, Trường THPT Lê Xoay, huyện Vĩnh Tường còn là điểm sáng về công tác xây dựng Ðảng trên địa bàn huyện. Nhờ nỗ lực phấn đấu xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh, phát triển cả về số lượng và chất lượng, nhiều năm liền nhà trường liên tục được đánh giá, xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Năm 2024, chi bộ nhà trường được Ban Thường vụ Huyện ủy công nhận “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” và “Chi bộ 4 tốt”.

  •  Sẽ thông qua Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí với trẻ mầm non, học sinh phổ thông
    Sẽ thông qua Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí với trẻ mầm non, học sinh phổ thông

    Quốc hội sẽ thông qua dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ mầm non, học sinh phổ thông tại kỳ họp thứ 9.

  • Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp năm 2025
    Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp năm 2025

    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ

Website


Comment Is Required

CAPTCHA image
Enter the code shown above:

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

12633158
Trong ngày: 56120 Trong tuần: 289393 Trong tháng: 511167
Địa chỉ IP của bạn: 18.117.241.170
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc