• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Chính Trị
  3. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Minh chứng sinh động phản bác mọi luận điệu sai trái, xuyên tạc về vai trò lãnh đạo của Đảng

09:38 04/02/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Đã trở thành thông lệ, lợi dụng những sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, trong dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, chống đối, cơ hội chính trị lại diễn ra dưới nhiều hình thức tinh vi, nguy hiểm.

Âm mưu và những luận điệu xuyên tạc trên không gian mạng

Thời gian qua, lợi dụng tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, khó lường cùng những khó khăn của đất nước, các thế lực thù địch gia tăng hoạt động chống phá cách mạng nước ta trên nhiều hướng, đặc biệt trên môi trường mạng xã hội hòng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các thế lực thù địch coi đây là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để xóa bỏ mọi thành quả của cách mạng Việt Nam mà Đảng và nhân dân ta đã dày công vun đắp, tạo dựng.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đạt được những thành tựu vô cùng to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Qua đó, chúng xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi Đảng ta phải thoái lui, thực hiện đa nguyên, đa đảng; cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam tuy đã thành công trong việc lãnh đạo giành lại độc lập dân tộc và xây dựng đất nước nhưng hiện nhiều cán bộ cao cấp của Đảng thoái hóa, biến chất, tham nhũng, tiêu cực cho nên Đảng không còn là đội ngũ tiên phong để lãnh đạo đất nước nữa…

Các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị tung ra các tài liệu chính danh, mạo danh hoặc nặc danh, được ngụy biện dưới dạng thư kiến nghị, thư trao đổi, tâm thư, bản góp ý… nhằm xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận thành tựu phát triển của đất nước; thổi phồng những khuyết điểm, hạn chế trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Từ đó, chúng quy kết, đổ lỗi nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém là do thể chế chính trị, do Đảng, tạo cớ gây sức ép đòi đổi mới thể chế chính trị, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng… Mặt khác, chúng ra sức xuyên tạc, bịa đặt đời tư cá nhân, bôi nhọ thanh danh, uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên không gian mạng.

Đồng thời, các thế lực thù địch, tổ chức phản động còn đưa ra những luận điệu đơm đặt, xuyên tạc về việc Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin làm nền tảng tư tưởng là sự lỗi thời, lạc hậu; từ đó gây tâm lý hoài nghi, dao động, giảm sút niềm tin trong nhân dân, đặc biệt là niềm tin vào vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Từ đó, chúng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước, cho rằng Đảng không có vai trò lãnh đạo Nhà nước, Đảng lãnh đạo Nhà nước là “Đảng đứng trên Nhà nước”, “bao biện, làm thay, lấn quyền Nhà nước”; “Đảng đứng trên Hiến pháp và pháp luật”…

Khi không đạt được mục đích, chúng lại quay sang hoạt động tuyên truyền các quan điểm sai trái, xuyên tạc, phủ nhận vai trò quản lý của Nhà nước, phủ nhận Nhà nước pháp quyền XHCN, phủ nhận vai trò làm chủ của nhân dân, cho rằng nhân dân không thể làm chủ vì “Đảng độc đoán, chuyên quyền, phi dân chủ”...

Những quan điểm, luận điểm nêu trên là hết sức phi lý, phản khoa học, hoàn toàn không có cơ sở cả về lý luận và thực tiễn, chứa đựng mâu thuẫn trong phân tích, đánh giá. Những luận điệu trên là sai trái, thù địch, tạo nguy cơ dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đòi hỏi phải nhận diện và đấu tranh ngăn chặn.

Thành quả to lớn khẳng định vai trò lãnh đạo đối với cách mạng Việt Nam

Trong dòng chảy lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước. Dựng nước luôn luôn gắn chặt với giữ nước, trong đó dựng nước là yếu tố cơ bản. Phải xây dựng được đất nước hùng mạnh về mọi mặt mới có điều kiện, khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và phải giữ được nước mới có điều kiện để xây dựng đất nước. Vì vậy, ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta liên tiếp đứng lên chống lại chúng.

Từ năm 1858 đến trước năm 1930, hàng trăm cuộc khởi nghĩa, phong trào chống Pháp đã nổ ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau như khởi nghĩa của Trương Công Định, Thủ Khoa Huân, phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân; các cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học... lãnh đạo. Các cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh đó vô cùng anh dũng, nhưng đã bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo và đều thất bại.

Việc tìm một con đường cứu nước đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc và thời đại là nhu cầu bức thiết nhất của dân tộc ta lúc bấy giờ. Sự đô hộ của thực dân Pháp gần một thế kỷ đã chứng tỏ cả giai cấp phong kiến và đại diện cho các thế lực tư sản đã hết vai trò lịch sử, vận mệnh của dân tộc và đất nước lâm vào tình thế bế tắc, không có đường ra. Vấn đề bức thiết đặt ra lúc đó là bằng con đường nào, cách thức nào, tổ chức lực lượng thế nào để đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc.

Vấn đề vô cùng bức thiết này đã được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) đưa ra lời giải đáp. Chính nhờ kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước trên cơ sở tiếp thu và vận dụng sáng tạo những tinh hoa của triết học và văn hóa phương Đông và phương Tây mà Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước (1911) và đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin (1920). Con đường cứu nước đúng đắn đã được xác định, đó là con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

Trong suốt 30 năm đi tìm đường cứu nước, Người đã nhận rõ con đường giành độc lập dân tộc phải là con đường cách mạng vô sản. Nguyễn Ái Quốc đã gieo hạt, gây mầm và tạo dựng sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Với kỳ công của Người, đã kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam chuyển hóa thành một sự kiện trọng đại: năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

Từ khi xuất hiện trên vũ đài chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tỏ rõ là một đảng cách mạng chân chính nhất, có sức hội tụ lớn nhất mọi sức mạnh của dân tộc, của giai cấp, sớm trở thành đội tiên phong của giai cấp và của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.

Qua đó, Đảng ta đã lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đánh đuổi đế quốc, thực dân, lật đổ chế độ phong kiến, lập ra nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do và CNXH. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, cả dân tộc Việt Nam đã nghe theo lời kêu gọi của Đảng, của Bác Hồ, lên đường kháng chiến và cuối cùng đã giành được thắng lợi to lớn, đánh thắng đế quốc xâm lược và lập lại hoà bình ở miền Bắc Việt Nam.

Trong hoàn cảnh đất nước tạm bị chia làm hai miền, Đảng đã lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng: Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Khi Mỹ đưa quân vào xâm lược miền Nam, tiến hành chiến tranh cục bộ đánh phá các căn cứ cách mạng ở miền Nam và mở rộng chiến tranh xâm lược ra miền Bắc (1964), Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân hai miền "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào", giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1975), Đảng ta còn tiếp tục lãnh đạo nhân dân chiến thắng hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc (1979), bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, đưa cả nước đi lên CNXH.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với việc đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Việt Nam đã chuyển sang cơ chế thị trường, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Với việc lựa chọn con đường phát triển đúng trọng tâm, phù hợp quy luật, từ một nước nông nghiệp, lạc hậu, nghèo nàn, quy mô nền kinh tế nhỏ bé, Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008.

Năm 2024, tăng trưởng kinh tế của cả nước đạt 7,09% GDP (vượt mức mục tiêu đề ra là 6 - 6,5% GDP), thuộc nhóm số ít các nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Việt Nam đã có quy mô nền kinh tế gần 500 tỉ USD, tăng gần 100 lần so với năm 1986, đứng thứ tư Đông Nam Á và thứ 34 thế giới; giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 đạt 507 tỉ USD, xếp thứ 32/193, tăng 1 bậc so với năm 2023.

Theo báo cáo "Kinh tế số Đông Nam Á năm 2024" do Google - Temasek công bố, năm 2024, quy mô nền kinh tế internet Việt Nam đạt 36 tỉ USD, tăng 16% so với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỉ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế internet. Dự kiến, thương mại điện tử sẽ đạt 45 tỉ USD năm 2025. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện ước đạt 25,35 tỉ USD, tăng 9,4% so với năm 2023, đạt mức cao nhất từ trước tới nay.

Theo Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) 2024 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023. Trong đó, đầu vào đổi mới sáng tạo tăng 4 bậc so với năm 2023, từ vị trí 57 lên 53; đầu ra đổi mới sáng tạo tăng 4 bậc so với năm 2023, từ vị trí 40 lên 36.

Theo Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử năm 2024 của Liên hợp quốc, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 71/193 quốc gia, tăng 15 bậc so với năm 2022, đây là lần đầu tiên Việt Nam được xếp vào nhóm Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EGDI) ở mức rất cao và vươn lên vị trí xếp hạng cao nhất kể từ khi bắt đầu tham gia đánh giá EGDI của Liên hợp quốc.

Dịp kỷ niệm Ngày thành lập Đảng hằng năm luôn nhận được sự quan tâm, chúc mừng từ các chính đảng, tổ chức, bạn bè quốc tế. Đây là minh chứng sinh động cho uy tín của Đảng ta và sự cảm phục đặc biệt mà các quốc gia, chính đảng, nguyên thủ quốc gia trên thế giới dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia; trong đó 96 đảng Cộng sản, 63 đảng cầm quyền, 28 đảng tham gia liên minh cầm quyền, tham chính. Đây là con số ấn tượng, riêng có mà một chính đảng cầm quyền trên thế giới thiết lập nên.

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Hun Sen, Bí thư Thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez và Đại tướng Raúl Castro Ruz, Tổng Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên Kim Jong Un… đã gửi thư, điện chúc mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam…

Trong bài trả lời phỏng vấn nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là kỷ nguyên phát triển bứt phá, tăng tốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng thành công nước Việt Nam XHCN giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc; đuổi kịp, tiến cùng, sánh vai với các cường quốc năm châu. Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước XHCN phát triển, có thu nhập cao; mọi người dân đều được phát triển toàn diện, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, văn minh.

Nhờ sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng tiếp tục đóng góp quan trọng vào củng cố vững chắc môi trường hòa bình, ổn định và cục diện đối ngoại rộng mở, thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội, đời sống người dân được ấm no. Độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được đảm bảo, đồng thời tiếp tục nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước. Đó là thực tiễn sống động về một Việt Nam vững mạnh và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hướng đến kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động.

Tạ Ngọc (Theo cand.vn)

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Du học sinh Việt Nam: Vững niềm tin, vượt thử thách - Bài 3: Phát huy vai trò du học sinh - Giải pháp và định hướng truyền thông tích cực (tiếp theo và hết)
    Du học sinh Việt Nam: Vững niềm tin, vượt thử thách - Bài 3: Phát huy vai trò du học sinh - Giải pháp và định hướng truyền thông tích cực (tiếp theo và hết)

    Thời gian qua, đã có 3.000 trang web, blog, tài khoản mạng xã hội và gần 100 hội, nhóm trên mạng xã hội thường xuyên đăng tải thông tin chống Đảng và Nhà nước ta bị phát giác (1). Những con số này cho thấy sự tồn tại của cả một “hệ sinh thái truyền thông phản động”, hoạt động bài bản, có tổ chức. Câu hỏi là: Chúng ta cần có giải pháp nào giúp hàng trăm nghìn du học sinh trở thành thành những “chiến sĩ” tiên phong, sẵn sàng đối mặt với âm mưu “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến", "tự chuyển hóa”?

  • Du học sinh Việt Nam: Vững niềm tin, vượt thử thách - Bài 2: Góc nhìn từ những câu chuyện tích cực và tiêu cực
    Du học sinh Việt Nam: Vững niềm tin, vượt thử thách - Bài 2: Góc nhìn từ những câu chuyện tích cực và tiêu cực

    Hành trình du học không chỉ là những trang sách trên giảng đường mà còn là những câu chuyện thực tiễn đầy sắc màu sáng, tối. Có những người trẻ giương cao cờ đỏ sao vàng giữa đấu trường bóng đá nữ ở Auckland (New Zealand), lan tỏa hình ảnh một Việt Nam đầy kiêu hãnh đến bạn bè quốc tế, nhưng cũng có những phút giây lung lay, khi một số bạn bị cuốn vào vòng xoáy tuyên truyền của các đối tượng xấu.

  • Du học sinh Việt Nam: Vững niềm tin, vượt thử thách - Bài 1: Thách thức nơi xứ người
    Du học sinh Việt Nam: Vững niềm tin, vượt thử thách - Bài 1: Thách thức nơi xứ người

    Giữa dòng chảy hội nhập mạnh mẽ, du học sinh Việt Nam trên khắp năm châu mang khát vọng tiếp thu tri thức nhân loại, nhưng họ cũng đứng trước lằn ranh: Giữ vững niềm tin vào Đảng, Nhà nước hay bị cuốn vào tư tưởng trái chiều. Trước âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, hành trình của các du học sinh thể hiện bản lĩnh và lòng yêu nước của tuổi trẻ. Là một trong số họ, qua cọ xát lý luận, câu chuyện thực tiễn, bằng loạt bài này, chúng tôi muốn khắc họa hình ảnh những “chiến sĩ” thắp sáng lý t...

  • Cuốn phăng luận điệu xuyên tạc, sáng bừng hào khí đại lễ - Bài 2: Bằng chứng sống động từ hiện thực đời sống (tiếp theo và hết)
    Cuốn phăng luận điệu xuyên tạc, sáng bừng hào khí đại lễ - Bài 2: Bằng chứng sống động từ hiện thực đời sống (tiếp theo và hết)

    Để đất nước được thống nhất, non sông liền một dải vào ngày 30-4-1975, cả dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã thực hiện cuộc kháng chiến trường kỳ đầy gian khổ, hy sinh. Mục tiêu cách mạng “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào...” như lời chúc Tết Kỷ Dậu 1969 của Bác Hồ là khát vọng cháy bỏng của toàn dân tộc. Âm mưu xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành quả cách mạng, dù được ngụy trang dưới bất cứ hình thức nào, cũng cần phải lật tẩy, lên án...

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ

Website


Comment Is Required

CAPTCHA image
Enter the code shown above:

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

12626311
Trong ngày: 49273 Trong tuần: 282545 Trong tháng: 504322
Địa chỉ IP của bạn: 3.143.17.164
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc