• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Xã Hội
  3. Gia đình

Bóng cả

08:22 28/01/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Theo quan niệm truyền thống của người Việt, Tết là để trở về quê hương, sum vầy bên gia đình. Tết đoàn viên sẽ ý nghĩa, đầm ấm, trọn vẹn hơn khi mỗi nếp nhà còn đủ đầy ông bà, cha mẹ - những “cây cao bóng cả” giữ vai trò gắn kết cội nguồn và là chỗ dựa tinh thần vững chãi cho con cháu.

Cha Mẹ là quê hương

Quê hương là nơi ta lớn lên với cả bầu trời kỷ niệm thuở ấu thơ, nơi ấy nuôi dưỡng ta không chỉ bằng tình yêu thương của cha mẹ mà còn có cả lời ru, sự che chở ấm áp của ông bà. Có lẽ, tình yêu mang chút nuông chiều trìu mến của ông bà dành cho con cháu luôn là những ký ức vô cùng ấm áp trong cuộc đời mỗi người.

Hạnh phúc! Ảnh: Khánh Linh

Thật hạnh phúc khi xuân đến còn ông bà, cha mẹ ngóng chờ ta về nhà đón Tết. Đường về dù có bao xa, nhưng chắc chắn sẽ luôn là sự háo hức, rộn rã, bởi trong ngôi nhà thân thương là hình bóng cha mẹ đang đợi cháu con tề tựu sum vầy. Và trên chuyến xe hồi hương, có khi nào ta chợt nghĩ sẽ còn bao nhiêu cái Tết được đủ đầy ông bà, cha mẹ, bởi mỗi mùa xuân sang mẹ cha ta già thêm một tuổi, đếm ngược quỹ thời gian của mỗi người. Vậy nên, với người già, Tết đến, niềm mong ước lớn nhất là sức khỏe, bình an, mong cầu chữ “Thọ” để thêm nhiều xuân nữa vui vầy cùng con cháu.

Trong xã hội hiện đại, nhiều gia đình có tư tưởng cởi mở hơn. Họ không lựa chọn đón Tết ở nhà mà đi du lịch bốn phương để cảm nhận, khám phá văn hóa vùng miền khác nhau. Đó là ý thích của mỗi người và họ đều đã có những sắp xếp hợp lý, hài hòa, tuy nhiên, hầu hết người Việt vẫn giữ nét văn hóa truyền thống với suy nghĩ Tết là để trở về. Dù đi xa cách mấy, dù khó khăn thế nào, chỉ cần được trở về nhà với cha mẹ, quê hương bản xứ, người ta mới cảm nhận Tết đủ đầy và trọn vẹn.

Với nhiều người, về ăn Tết với cha mẹ, anh em, làng xóm mới là kỳ nghỉ ý nghĩa nhất, dù kỳ nghỉ này không được thong dong tận hưởng mà lại bắt đầu bằng những bận rộn, tất bật, vội vã đến tận chiều Ba Mươi Tết. Nhưng tự hỏi, nếu một ngày không còn cha mẹ, có thể những cái Tết thăm quê sẽ thưa dần, mỗi lần về cũng bớt đi những vồn vã. Vẫn là con đường ấy, vẫn nếp nhà ấy, nhưng có lẽ lòng ta sẽ trùng xuống, hoang hoải như câu thơ “Còn mẹ còn lối đi về/ Mất mẹ, cả lối về quê cũng mờ”.

Là người lập nghiệp ở thành phố Vĩnh Yên đã lâu, bà Nguyễn Thanh Thảo (phường Khai Quang) cảm thấy mình may mắn, hạnh phúc khi ở tuổi nghỉ hưu vẫn còn có mẹ để chăm sóc, yêu thương. Bà chia sẻ: “Gia đình tôi có 5 anh, chị, em đều sinh sống xa quê, nhưng cứ đến Tết là ai nấy đều sắp xếp về cùng bố mẹ, các cháu có lịch nghỉ học là về quê cùng ông bà từ những ngày áp Tết, cùng tất bật dọn dẹp, gói bánh chưng… Như một thông lệ của gia đình, mùng 2 Tết sẽ không bao giờ vắng mặt thành viên nào. Được trở về với mẹ, những người con dù đã lên chức ông, bà vẫn cảm thấy mình nhỏ lại, háo hức đón nhận những lời chúc và những phong bao lì xì của mẹ, của anh cả…

Gia đình tôi đã trải qua 4 cái Tết không còn bố, trong những phút giây đầm ấm, quây quần nhất, cảm xúc nhớ thương vẫn trào dâng khi thắp nén hương thành kính tưởng nhớ tổ tiên và bố. Vậy nên, niềm hạnh phúc lớn lao với chúng tôi là vẫn còn có mẹ. Mẹ là mùa xuân yên bình và ấm áp nhất”.

Kết nối gia đình

Tết cổ truyền của dân tộc chứa đựng những nét đẹp văn hóa được kết tinh qua nhiều thế hệ. Giữ gìn Tết cổ truyền với các phong tục truyền thống sẽ góp phần lan tỏa giá trị thiêng liêng của ngày Tết, để hướng mọi người, nhất là thế hệ trẻ biết nhớ ơn cội nguồn, tổ tiên, và hơn hết là trân trọng giá trị thiêng liêng của tình cảm gia đình. Mà ở đó, ông bà, cha mẹ - những "cây cao bóng cả" sẽ là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách mỗi người; đồng thời là người giữ kỷ cương, nếp nhà bằng những lời răn dạy, chỉ bảo về lễ nghĩa, đối nhân xử thế, sự đùm bọc, hòa thuận yêu thương, sự chân chất, mộc mạc của tình làng nghĩa xóm.

Bên cạnh đó, ông bà, cha mẹ chính là sợi dây bền chặt kết nối các thế hệ. Ở những gia đình nhiều thế hệ chung sống, có cụ cao niên trong nhà thì những cuộc tụ họp quây quần diễn ra thường xuyên hơn. Vậy nên mới ví cha mẹ là cội nguồn kết nối, là nơi để tất cả cháu con trở về với bao yêu thương, đầm ấm.

Quê hương - Chốn bình yên. Ảnh: Khánh Linh

Sau hơn 10 năm làm dâu trưởng trong một gia đình có nhiều thế hệ, chị Nguyễn Thị Nhung (Vĩnh Tường) chia sẻ: “Gia đình tôi đông con, cháu, chắt và luôn trân trọng những phút giây quây quần đầm ấm, nhất là khi cụ tôi đã gần 100 tuổi, nên những cái Tết sum vầy càng trở nên đáng quý. Tết năm nào gia đình tôi cũng tổ chức thi gói bánh chưng, những trò chơi dân gian vừa tạo sự vui vẻ, gắn kết, vừa giáo dục con cháu gìn giữ gia phong, truyền thống Tết Việt. Có lẽ vì thế mà ai cũng háo hức mong chờ đón Tết, chứ không hề cảm thấy Tết "nhạt" như nhiều người vẫn nói. May mắn là cụ tôi vẫn còn minh mẫn để kể cho chúng tôi những câu chuyện ngày xửa ngày xưa, cho chúng tôi chỗ dựa tinh thần to lớn, nên dù bận rộn, ở xa đến đâu, ai cũng háo hức mong được trở về quê nhà đón Tết sum vầy, trân quý từng phút giây bên ông bà, cha mẹ”.

Tết đang đến rất gần, với ông bà, cha mẹ, sự có mặt của đầy đủ con cháu trong những bữa cơm đoàn viên là niềm hạnh phúc, là món quà ý nghĩa nhất ngày Tết. Và trên dòng đời tất bật, hãy gác lại những âu lo, hối hả để trở về Nhà - nơi đón ta là ánh mắt nhân từ, là nụ cười hiền hậu của cha mẹ, là những yêu thương đậm vị tình thân…

Mai Thơ

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Phòng, chống bạo lực gia đình: Trách nhiệm của toàn xã hội
    Phòng, chống bạo lực gia đình: Trách nhiệm của toàn xã hội

    Gia đình đầm ấm, hạnh phúc, tiến bộ là nền tảng để xã hội phát triển. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực gia đình (BLGĐ) vẫn tồn tại, gây ra những hệ lụy, ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, tinh thần của nạn nhân... Để ngăn chặn BLGĐ, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc cần có sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng, xã hội.

  • Về già nên tránh 3 điều này khi sống chung với con cái dù tình cảm có sâu đậm đến đâu
    Về già nên tránh 3 điều này khi sống chung với con cái dù tình cảm có sâu đậm đến đâu

    Nhiều người lớn tuổi, khi về già luôn muốn can thiệp vào cuộc sống hôn nhân của con cái, nghĩ rằng điều đó tốt cho con, nhưng thường những gì họ làm lại thường phản tác dụng.Không can thiệp vào chuyện hôn nhân của vợ chồng trẻ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến gia đình chồng/vợ.

  • Những đứa trẻ lớn lên kiếm tiền giỏi đều có 3 đặc điểm này, giáo viên chủ nhiệm nói: Không liên quan gì đến điểm số
    Những đứa trẻ lớn lên kiếm tiền giỏi đều có 3 đặc điểm này, giáo viên chủ nhiệm nói: Không liên quan gì đến điểm số

    Nhiều người cho rằng nếu con cái học giỏi thì lớn lên sẽ là người có triển vọng và kiếm được nhiều tiền nhưng sự thật có phải như vậy không?

  • Harvard: Cân nặng của trẻ khi sinh ra ảnh hưởng đến chỉ số IQ
    Harvard: Cân nặng của trẻ khi sinh ra ảnh hưởng đến chỉ số IQ

    Đại học Harvard đã tiến hành một nghiên cứu về chỉ số IQ của trẻ em và cuối cùng kết luận rằng chỉ số IQ của trẻ có liên quan đến cân nặng khi sinh của trẻ.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ

Website


Comment Is Required

CAPTCHA image
Enter the code shown above:

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

Địa chỉ IP của bạn: 18.217.177.60
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc