• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Chính Trị
  3. Chuyển đổi số

Nông dân sành công nghệ, xây nền nông nghiệp bền vững

06:00 10/01/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Mạnh dạn ứng dụng công nghệ vào trồng trọt, chăn nuôi, những năm qua, nông dân trong tỉnh đã tận dụng tốt thời cơ, tạo động lực thúc đẩy ngành nông nghiệp bứt phá, phát triển. Trong đó, nhiều mô hình được đầu tư quy mô, bài bản, cho giá trị gia tăng cao, là khởi nguồn giúp kinh tế các vùng nông thôn không ngừng khởi sắc.


Nhờ ứng dụng công nghệ vào sản xuất, thanh long trái vụ đem lại nguồn thu nhập khá cho bà con nông dân huyện Lập Thạch.

Những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025, không khí tại trang trại thanh long của gia đình anh Nguyễn Văn Hoàng, thôn Văn Trưng, xã Ngọc Mỹ (Lập Thạch) luôn náo nhiệt, ngoài tiếng nói cười rôm rả của người lao động đang tập trung chăm sóc cây trồng còn có sự xuất hiện của các thương lái đến đặt hàng phục vụ thị trường Tết.

Nhờ ứng dụng công nghệ, sử dụng bóng đèn kích thích thanh long ra hoa trái vụ, kéo dài vụ thanh long thêm 2 tháng so với thông thường, trang trại thanh long của gia đình anh Hoàng trở thành điểm cung cấp thanh long ruột đỏ uy tín mỗi dịp Tết đến.

Anh Hoàng chia sẻ: Để kích cho cây thanh long ra hoa trái vụ, ngoài các kỹ thuật chăm sóc cơ bản, cần phải lắp đặt hệ thống chiếu sáng hiện đại, hệ thống tưới tự động, theo dõi sát sao quá trình phát triển của cây.

Nhất là với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của miền Bắc thời điểm giáp Tết, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm rất lớn, người trồng cần có các biện pháp kịp thời để bảo vệ hoa, quả trong quá trình phát triển, canh đúng thời điểm ra hoa để quả chín đúng dịp Tết. Tuy tốn công sức hơn, song nhu cầu của thị trường tiêu thụ rất lớn, giá bán lại cao hơn từ 1,5 - 2 lần so với chính vụ, đem lại lợi ích kinh tế đáng kể cho người nông dân.

Đam mê, theo đuổi nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, anh Trần Duy Hưng đã tự mày mò, tìm hiểu nhiều mô hình nuôi ốc từ Nam ra Bắc, chọn lọc những kỹ thuật tiên tiến, vận dụng các giải pháp phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng đất chiêm trũng của xã Trung Kiên (Yên Lạc).

Với nhiệt huyết tuổi trẻ, giàu sáng tạo, anh Hưng đã hồi sinh hơn 4ha diện tích đất nông nghiệp thường xuyên bị ngập úng, khó canh tác, biến vùng đất này thành trang trại ốc nhồi quy mô lớn, sản lượng từ 15 - 20 tấn/năm, cung cấp ra thị trường hàng trăm vạn con ốc giống, thu nhập đạt hàng tỷ đồng mỗi năm.

Không giữ nghề, anh Hưng luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp nhiều nông dân trong tỉnh cải tạo ao nuôi, dần mở rộng vùng nuôi ốc nhồi, đem lại triển vọng kinh tế mới cho các vùng đất khó.

Từ dự án ương giống và nuôi thương phẩm tôm càng xanh thuộc chương trình Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025 dưới sự hỗ trợ công nghệ từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Hoàng Hải (Phúc Yên) đã triển khai hiệu quả mô hình ương giống và nuôi thương phẩm tôm càng xanh tại thôn Ba Gò, xã Trung Mỹ (Bình Xuyên), bước đầu thu được nhiều kết quả tích cực.

Trong thời gian triển khai dự án, công ty đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, chuyển giao thành công kỹ thuật nuôi tôm cho một số bà con, trong số đó đã có những hộ đã mạnh dạn học hỏi, thử sức với kỹ thuật mới cho thành công bước đầu, mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp công nghệ cao, khai thác tốt tiềm năng lợi thế của vùng đất Trung Mỹ.


Mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm tại xã Trung Kiên (Yên Lạc) mở ra triển vọng phát triển kinh tế cho các diện tích chiêm trũng cấy lúa kém hiệu quả.

Có thể thấy, trong những năm qua, nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ nông dân của Trung ương và tỉnh đã thực sự đi vào cuộc sống, kết hợp với tinh thần ham học hỏi, tự lực tự cường, nông dân Vĩnh Phúc đã và đang không ngừng đổi mới sáng tạo, áp dụng thành công nhiều kỹ thuật thâm canh trong trồng trọt, chăn nuôi, tạo ra nguồn thực phẩm dồi dào, đảm bảo chất lượng, an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Nhiều sản phẩm của nông dân Vĩnh Phúc đã vươn mình đến đẳng cấp sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, thậm chí 5 sao cấp tỉnh.

Đó là cơ sở thực tiễn để hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, đảm bảo đầu ra cho nông sản, nâng cao vị thế của nông dân Vĩnh Phúc và ngành nông nghiệp của tỉnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 28 mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, gồm 18 chuỗi sản xuất, tiêu thụ rau an toàn, nấm, quả thanh long ruột đỏ của các doanh nghiệp, HTX; 4 chuỗi sản xuất, tiêu thụ thịt lợn, thịt gà an toàn; 2 chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm (giò chả, xúc xích, bánh chưng) và 1 chuỗi sản xuất, cung ứng các sản phẩm từ sữa bò; 1 chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm bò thịt; 1 chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm trà hoa vàng Tam Đảo; 1 chuỗi trứng gà.

Năm 2024, dù ngành nông nghiệp của tỉnh gặp không ít khó khăn, chịu thiệt hại nặng do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), song tốc độ tăng trưởng GRDP nông - lâm - thủy sản (giá so sánh năm 2010) của tỉnh vẫn đạt 1,5 - 1,6% so với năm 2023, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, góp phần đảm bảo các mục tiêu về an ninh lương thực, thúc đẩy phát triển kinh tế tại các vùng nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất cho người dân.

Bài, ảnh: Chu Kiều


Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Phát động Phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Bình dân học vụ số”
    Phát động Phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Bình dân học vụ số”

    Chiều 9/5, Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh tổ chức lễ phát động Phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Bình dân học vụ số”.

  • Chuyển đổi số góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề
    Chuyển đổi số góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề

    Nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai hoạt động GDNN trên môi trường số, đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS), ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý và đào tạo. Qua đó góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng, tay nghề, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

  • Ứng dụng AI hiệu quả
    Ứng dụng AI hiệu quả

    Trong bối cảnh chuyển đổi số sâu rộng, việc nâng cao nhận thức, trang bị kỹ năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ, công chức, viên chức và mỗi người dân được tỉnh xác định là một trong những giải pháp quan trọng nhằm đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc, đem lại những tiện ích thiết thực và các giá trị vượt trội, tạo động lực cho sự phát triển bền vững.

  • Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số
    Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

    Vĩnh Phúc đang đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) mạnh mẽ ở tất cả các ngành, lĩnh vực, trong đó, có công tác Đảng. Để làm được điều này, cùng với việc xây dựng hạ tầng số, nền tảng số đồng bộ, hiện đại, tỉnh chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin, đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng cho CĐS nói chung và CĐS trong các cơ quan Đảng nói riêng.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ

Website


Comment Is Required

CAPTCHA image
Enter the code shown above:

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

12640558
Trong ngày: 2735 Trong tuần: 296790 Trong tháng: 518566
Địa chỉ IP của bạn: 18.226.181.36
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc