• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Xã Hội
  3. Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu

Văn hóa làng trong xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu

08:01 08/11/2023
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Văn hóa làng là hình ảnh thu nhỏ của văn hóa dân tộc. Trong dòng chảy hội nhập và phát triển ngày nay, việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa làng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà còn là động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Do đó, tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn văn hóa làng, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu (LVHKM).


Lễ hội Kéo song được nhân dân thị trấn Hương Canh tổ chức hằng năm, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của địa phương. Ảnh: Kim Ly

Làng là nơi sinh sống lâu đời của người dân nông thôn, có phạm vi và đặc trưng riêng biệt. Trong quá trình phát triển, làng được chia thành các thôn, xóm để thuận tiện cho công tác quản lý nhà nước. Cùng với quá trình đô thị hóa, các khái niệm tổ dân phố, khu phố có chức năng tương tự đã ra đời và hình thành.

Theo quan niệm của người Việt, làng là một gia đình lớn, một xã hội thu nhỏ. Mỗi làng là một cộng đồng được liên kết chặt chẽ với nhau bởi các mối quan hệ gia đình, láng giềng, dòng tộc… cùng những giá trị về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, lễ giáo, tập tục… đã tạo nên nét đặc trưng riêng của mỗi làng.

Việc giữ gìn bản sắc văn hóa của làng là việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khi các giá trị văn hóa truyền thống đang chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực trước sự xâm nhập của các luồng văn hóa ngoại lai.

Vấn đề bảo tồn văn hóa làng, xây dựng làng văn hóa luôn được các cấp, ngành trong tỉnh quan tâm triển khai. Trong đó, phong trào xây dựng làng văn hóa trên địa bàn tỉnh nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành và sự tham gia hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Qua đó, phát huy tinh thần “Tương thân, tương ái”, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo; nâng cao ý thức tự quản cộng đồng; huy động nguồn lực to lớn trong nhân dân xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng, thiết chế văn hóa - thể thao; tạo chuyển biến, tiến bộ thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội; duy trì và phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ; bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa dân tộc, thuần phong mỹ tục; ngăn chặn đẩy lùi các tệ nạn xã hội... Năm 2022, toàn tỉnh có 1.151/1.237 thôn, làng, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa (93%).

Nhằm tiếp tục gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa làng trong đời sống hiện đại, năm 2023, tỉnh ban hành chủ trương xây dựng LVHKM với mục tiêu xây dựng các làng văn hóa tiêu biểu trở thành nơi đáng sống, phát triển đồng bộ, toàn diện, bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh; giữ được sự cân bằng sinh thái, hài hòa với thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc; người dân có cuộc sống ổn định, ấm no và hạnh phúc.

Sau gần 1 năm triển khai, Đề án xây dựng LVHKM đã cho thấy hiệu quả bước đầu. Hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao của một số LVHKM đã được khánh thành và đưa vào sử dụng, trở thành địa điểm hội họp, tập luyện thể dục-thể thao, sinh hoạt văn hóa-văn nghệ, đọc sách, báo… của người dân địa phương. Các giá trị văn hóa của làng được coi trọng, gìn giữ, bảo tồn và phát huy.

Là địa phương có lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, du lịch, làng nghề, tổ dân phố Trong Ngoài, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên được tỉnh lựa chọn là 1 trong số 30 thôn, làng, tổ dân phố xây dựng LVHKM. Cuối tháng 8/2023, khu thiết chế văn hóa - thể thao LVHKM Trong Ngoài đã được khánh thành và đưa vào sử dụng với đầy đủ các hạng mục nhà văn hóa, khu thể thao, công viên, vườn hoa, cây xanh, vườn dạo, đáp ứng sự mong mỏi, chờ đợi của nhân dân. Đây cũng là nơi trưng bày các sản phẩm làng nghề gốm, các hiện vật của Lễ hội Kéo song.

Phó Chủ tịch UBND thị trấn Hương Canh Vũ Thị Thúy Hằng cho biết: "Mặc dù Hương Canh đã trở thành thị trấn nhưng những giá trị truyền thống của ngôi làng cổ vẫn được duy trì trong đời sống hiện đại. Năm 2023, cụm đình Hương Canh (Hương Canh, Tiên Canh, Ngọc Canh) đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Hằng năm, nhân dân địa phương tổ chức Lễ hội Kéo song (được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại)".

Làng nghề gốm Hương Canh đã được hình thành cách đây hàng trăm năm hiện vẫn “đỏ lửa”. Ngoài ra, món ăn truyền thống của người dân Hương Canh là cháo se, bánh hòn đã giúp nhiều hộ dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Việc xây dựng LVHKM giúp bảo tồn giá trị văn hóa làng, nâng tầm, phát huy các di sản văn hóa của địa phương, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân. Người dân đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy ước, hương ước của địa phương.

Giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa làng là nội dung quan trọng trong xây dựng LVHKM. Đây là hướng đi đúng đắn, cách làm sáng tạo của Vĩnh Phúc góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Bạch Nga



Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
    Tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

    Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh đang nỗ lực tập trung thực hiện. Để hoàn thành cao nhất mục tiêu Chương trình xây dựng NTM theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và năm 2025 đề ra, các sở, ngành đang tích cực phối hợp với địa phương tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí.

  • Lan tỏa cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”
    Lan tỏa cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”

    Triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh”, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trong tỉnh đa dạng hóa phương thức tuyên truyền, vận động, lan tỏa phong trào tới mọi người dân; phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng NTM, đô thị văn minh, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

  • Nông thôn mới trên vùng đất cổ
    Nông thôn mới trên vùng đất cổ

    Là huyện thuần nông “đất chật, người đông”, những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện cùng với sự tích cực phấn đấu trong lao động sản xuất của các tầng lớp nhân dân, Yên Lạc là huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) đầu tiên của tỉnh năm 2013. Đón Xuân mới Ất Tỵ 2025, huyện Yên Lạc tiếp tục đạt chuẩn huyện NTM nâng cao đầu tiên của tỉnh - về đích trước 6 năm so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra. Thành công này đem lại s...

  • Chung sức xây dựng nông thôn mới
    Chung sức xây dựng nông thôn mới

    Phong trào thi đua “Vĩnh Phúc chung sức xây dựng nông thôn mới” được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh triển khai sâu rộng, hiệu quả đã tạo khí thế thi đua sôi nổi, phát huy nội lực, sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ, tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, kiểu mẫu, góp sức xây dựng những miền quê đáng sống.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ

Website


Comment Is Required

CAPTCHA image
Enter the code shown above:

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

12753486
Trong ngày: 1241 Trong tuần: 1242 Trong tháng: 631494
Địa chỉ IP của bạn: 18.217.248.230
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc