Những năm 60 của thế kỷ trước, thôn Việt An, xã Việt Xuân (Vĩnh Tường) chỉ là một xóm chài nhỏ ven sông. Nhờ biết phát huy lợi thế của địa phương, cùng sự cần cù, năng động của người dân, Việt An đã hình thành và phát triển được nghề cơ khí, vận tải thủy. Đến nay, không chỉ ở Việt An mà nghề cơ khí, vận tải thủy còn mở rộng ra cả những vùng lân cận, mang lại thu nhập cao cho các hộ dân, góp phần đưa kinh tế của địa phương ngày một khởi sắc.
Từ công việc truyền thống gắn bó với nghề chài lưới trên sông...
…những cư dân vùng sông nước đã khai thác tiềm năng, thế mạnh từ nghề cơ khí, vận tải thủy.
Bằng sự cần cù, năng động và sáng tạo…
...nhiều doanh nghiệp vận tải thủy, kinh doanh vật liệu xây dựng, sửa chữa, đóng mới các loại tàu, thuyền được thành lập, mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động tại địa phương với mức thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Nhận thấy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huyện Vĩnh Tường đã quy hoạch và thành lập làng nghề cơ khí, vận tải thủy Việt An và được công nhận từ năm 2009.
Trải qua thời gian, cũng có lúc thăng, lúc trầm nhưng bằng tình yêu nghề, những người dân nơi đây đã vượt qua khó khăn, gìn giữ nghề truyền thống của cha ông, đóng góp chung vào sự phát triển KT-XH ở địa phương.
Chùm ảnh của Nguyễn Lượng - Trà Hương