• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Đất và người Vĩnh Phúc
  3. Điểm đến

Thành phố Vĩnh Yên: Ấn tượng Đêm hội "Vầng trăng cổ tích"

10:45 25/09/2023
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Tối 24/9, Đêm hội "Vầng trăng cổ tích" được thành phố Vĩnh Yên tổ chức thành công tại Công viên 29/12.

Bên cạnh phần lễ, hội rước đèn trung thu diễn ra vô cùng hoành tráng, ấn tượng với sự tham gia của hơn 1.000 học sinh tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.

Xe mô hình cá chép và học sinh rước đèn Trung thu trên phố Ngô Quyền.

Theo cảm nhận của nhân dân địa phương, đây là Tết Trung thu lớn nhất, lần đầu tiên được tổ chức với quy mô hoành tráng. Sự kiện thu hút đông đảo người dân trong và ngoài thành phố đến xem với niềm tự hào, phấn khởi.

Ngay từ 18h30, đoàn rước đèn Trung thu gồm đoàn múa lân; xe mô hình cá chép, ông trăng, bánh nướng bánh dẻo, ông sao và hơn 1.000 học sinh đã tổ chức diễu hành từ Công viên 29/12 qua các tuyến đường Lê Xoay, Trần Quốc Tuấn, Kim Ngọc, Phố Chiền, Ngô Quyền…

Sự háo hức, phấn khởi của các em học sinh khi tham gia rước đèn Trung thu

Đoàn rước đèn Trung thu kéo dài trên các tuyến phố (ảnh khai thác)

Màu cờ, sắc áo rực rỡ cùng dàn âm thanh hoạt náo của đoàn rước đèn Trung thu trên các tuyến phố khiến người xem mãn nhãn. Nhân dân địa phương đứng kín hai bên đường, nhiệt liệt vẫy chào các em nhỏ tạo không khí tưng bừng như hội.

Chị Nguyễn Thị Ngân, phường Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên cho biết: “Không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn cũng rất phấn khởi khi được hoà mình cùng dòng người tham dự lễ rước đèn Trung thu. Hơn 40 năm sinh sống ở địa phương, lần đầu tiên tôi chứng kiến lễ rước đèn Trung thu lớn như thế này. Tôi cảm thấy tự hào về quê hương mình và cũng rất xúc động trước sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc chăm lo, từng bước nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân nói chung, thiếu nhi nói riêng”.

Nhiều em nhỏ được bố mẹ "công kênh" trên vai xem các tiết mục biểu diễn văn nghệ tại Công viên 29/12

Theo ghi nhận của phóng viên, song song với chương trình liên hoan văn nghệ vui hội trăng rằm và phá cỗ trông trăng được tổ chức tại Công viên 29/12, tối cùng ngày, tuyến phố đi bộ ẩm thực Trần Quốc Tuấn, phường Ngô Quyền rất đông du khách. Trong dịp này, các gia đình tranh thủ cho con em đến vui chơi, giải trí nên các quán ăn, cửa hàng nước, đồ chơi trẻ em… thu hút một lượng lớn khách.

Trò chơi Trung thu thu hút các em thiếu nhi

Ẩm thực đường phố hút khách

Góc biểu diễn của 1 ban nhạc đường phố không chuyên trên phố đi bộ Trần Quốc Tuấn

Tại đây, một số ban nhạc đường phố không chuyên đã có nhiều tiết mục ca hát, chơi nhạc cụ, nhảy hip hop phục vụ nhân dân rất sôi động. Tất cả hoà quyện tạo thành không gian văn hoá, giải trí sống động giữa lòng thành phố, đem đến cho người dân những trải nghiệm khó quên với nhiều cung bậc cảm xúc trong Đêm hội "Vầng trăng cổ tích".

Tin, ảnh: Hà Trần

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao
    Gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao

    Trước tác động bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao Quần chẹt ở thôn Thành Công, xã Lãng Công (Sông Lô) đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền; đồng bào dân tộc Dao nơi đây đã tổ chức nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

  • Lễ hội Bơi chải truyền thống xã Tứ Yên
    Lễ hội Bơi chải truyền thống xã Tứ Yên

    Ngày 21/6 (tức ngày 26/5 âm lịch), UBND xã Tứ Yên, huyện Sông Lô tổ chức lễ hội Bơi chải truyền thống năm 2025.

  • Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa
    Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa

    Những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các công trình văn hóa, di tích lịch sử đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Các di tích được tu bổ, tôn tạo, trùng tu không chỉ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân mà còn giáo dục truyền thống cách mạng; tạo điểm đến độc đáo, hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài tỉnh tới tham quan, chiêm bái, thúc đẩy phát triển du lịch.

  • Văn miếu tỉnh - giá trị văn hóa, lịch sử và thời đại
    Văn miếu tỉnh - giá trị văn hóa, lịch sử và thời đại

    Được khởi công xây dựng từ năm 2012, đến tháng 1/2017, Văn miếu tỉnh bắt đầu mở cửa phục vụ du khách, nhân dân tham quan, chiêm bái, nghiên cứu, tìm hiểu. Văn miếu tỉnh đang từng bước tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa; quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu và giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống gắn với Văn miếu, lịch sử Nho học nhằm khai thác, phát huy giá trị, công năng sử dụng của một thiết chế văn hóa được coi là trọng điểm của tỉnh.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ

Website


Comment Is Required

CAPTCHA image
Enter the code shown above:

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

Địa chỉ IP của bạn: 216.73.216.241
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc