• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Xã Hội
  3. Gia đình

4 cách ứng xử thông minh khi con phạm lỗi giúp con ngoan ngoãn, hiểu chuyện

09:30 21/09/2023
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Trên hành trình khôn lớn, trẻ không tránh khỏi những lúc phạm lỗi. Đứng trước sai lầm của trẻ, cách cha mẹ ứng xử như thế nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tính cách và tương lai của trẻ sau này.

Trong quá trình nuôi dạy con cái, cha mẹ thường phải đối mặt với những tình huống con cư xử chưa đúng mực, phạm lỗi. Không ít cha mẹ la mắng, quát tháo, thậm chí đánh đòn khi trẻ mắc lỗi. Tuy nhiên, theo Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Lanh (Học viện Minh Trí Thành) đó không phải cách cư xử thông minh.

Người lớn còn không hoàn hảo nên trẻ em càng dễ mắc sai lầm. Cha mẹ cần chấp nhận việc sẽ có những lúc con phạm lỗi, từ đó trang bị cho mình cách ứng xử đúng đắn. Phản ứng của cha mẹ trong những tình huống con mắc lỗi sẽ quyết định liệu trẻ có nhận ra lỗi lầm, rút kinh nghiệm để thay đổi tốt lên trong tương lai không.

4 cách ứng xử thông minh khi con phạm lỗi giúp con ngoan ngoãn, hiểu chuyện - Ảnh 2.

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý, chuyên gia Nguyễn Thị Lanh đưa ra 4 cách ứng xử khôn ngoan cha mẹ có thể áp dụng khi con phạm lỗi:

Sai vẫn yêu

Sai lầm là cách để trưởng thành nên nếu cha mẹ không yêu con lúc con sai lầm thì con không thể trưởng thành được.

Không một đứa trẻ nào muốn mắc sai lầm, các con cũng muốn thoát khỏi nó nhưng bị mắc kẹt. Vì vậy, cha mẹ đừng vội trách cứ, chỉ trích, đánh mắng hay nói đi nói lại những lỗi sai của con, mà hãy bình an giúp con vượt qua sai lầm. Để thành công thì phải học cách vượt qua những sai lầm, thất bại. Hãy nói "ổn thôi con", "làm lại thôi con" và giúp con nhận ra bài học qua mỗi sai lầm, cơ hội phát triển qua mỗi sai lầm.

Chẳng có gì sai khi phạm sai lầm. Cha mẹ hãy cho phép con sai lầm để trưởng thành hơn, chỉ là cần rút kinh nghiệm để không lặp lại cùng một sai lầm. Khi con sẵn sàng mắc sai lầm, không sợ thất bại thì con mới có thể tiến về phía trước, làm những điều mà người khác sợ sai không dám làm.

Với tinh thần "sai vẫn yêu", cha mẹ sẽ trở thành bến đỗ tin cậy để mỗi khi con sai lầm, thất bại, con luôn sẵn sàng quay trở về bên cha mẹ và được tiếp thêm tự tin tiến bước trong cuộc đời.

Hành vi không phải là con người của họ

Hành vi không phải là con người nhưng đôi khi chúng ta thường chú trọng vào hành vi mà khái quát lên con người. Ví dụ trong lúc nóng giận, con cãi lại cha mẹ một câu thì liền bị quy kết là "thằng này láo". Con trót dại một lần lần trộm tiền thì bị nói là "đồ ăn trộm ăn cắp".

4 cách ứng xử thông minh khi con phạm lỗi giúp con ngoan ngoãn, hiểu chuyện - Ảnh 3.

Cha mẹ nên phê bình hành vi của con chứ không phải con người con. Ảnh minh họa

Thực tế, những hành vi ấy không phải là con người đích thực của trẻ. Mỗi đứa trẻ đều là một bản thể thiêng liêng, đẹp đẽ, nhân ái, trung thực. Hành vi xấu là do những ký ức tổn thương khiến trẻ mắc kẹt.

Chính vì vậy, khi con phạm lỗi, điều cha mẹ cần phê bình là hành vi của con chứ không phải con người của con. Thay vì nói "thằng này láo", "đồ trộm cắp", hãy nói "cãi lời cha mẹ/trộm tiền là không tốt". Qua đó, con sẽ biết mình cần thay đổi ra sao để trở nên tốt hơn, chứ không bị dán những cái mác xấu như "hư đốn", "trộm cắp", hình thành những ký ức xấu, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.

Không bao che khi con phạm lỗi

Khi các con xảy ra cãi vã, nhiều cha mẹ có xu hướng quát mắng đứa lớn với lý do "lớn rồi phải nhường em" dù lỗi sai thuộc về đứa bé. Cũng có trường hợp trẻ có hành vi xấu như nhặt được cục tẩy, cái bút của bạn không trả, lấy đồ của bạn đem về, nhưng cha mẹ lại nghĩ là con khôn ngoan, nhanh nhẹn "không để mất cái gì, chỉ có thêm vào".

Những cách ứng xử này của cha mẹ đều là bao che hành vi xấu của con. Trẻ nhỏ có những hành vi sai trái mà bản thân chúng cũng không nhận ra. Là cha mẹ, phụ huynh không nên bao che mà cần nghiêm khắc dạy bảo, phân tích cho trẻ hiểu cái sai của mình để thay đổi tốt hơn.

Không chê trách con trước mặt người khác

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng, chê trách con trước mặt người khác sẽ khiến con tự ái, từ đó quyết tâm thay đổi, không phạm lỗi nữa. Thực tế, phương pháp này không giải quyết được vấn đề mà còn phản tác dụng.

Trách mắng con trước mặt người khác hoặc ở nơi công cộng khiến con cảm thấy không được tôn trọng, xấu hổ và tổn thương tinh thần. Không những không giúp con hiểu ra lỗi sai và cải thiện hành vi, cách này còn khiến con tức giận, chống đối.

Con cái cần được cha mẹ tôn trọng ngay cả khi phạm lỗi. Thay vì chỉ trích con trước mặt người khác, cha mẹ nên trò chuyện riêng tư với con để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, rồi tìm cách giải quyết vấn đề một cách tôn trọng và xây dựng nhất.

Trong quá trình nuôi dạy con cái, cha mẹ thường phải đối mặt với những tình huống con cư xử chưa đúng mực, phạm lỗi. Không ít cha mẹ la mắng, quát tháo, thậm chí đánh đòn khi trẻ mắc lỗi. Tuy nhiên, theo Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Lanh (Học viện Minh Trí Thành) đó không phải cách cư xử thông minh.

Người lớn còn không hoàn hảo nên trẻ em càng dễ mắc sai lầm. Cha mẹ cần chấp nhận việc sẽ có những lúc con phạm lỗi, từ đó trang bị cho mình cách ứng xử đúng đắn. Phản ứng của cha mẹ trong những tình huống con mắc lỗi sẽ quyết định liệu trẻ có nhận ra lỗi lầm, rút kinh nghiệm để thay đổi tốt lên trong tương lai không.

4 cách ứng xử thông minh khi con phạm lỗi giúp con ngoan ngoãn, hiểu chuyện - Ảnh 2.

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý, chuyên gia Nguyễn Thị Lanh đưa ra 4 cách ứng xử khôn ngoan cha mẹ có thể áp dụng khi con phạm lỗi:

Sai vẫn yêu

Sai lầm là cách để trưởng thành nên nếu cha mẹ không yêu con lúc con sai lầm thì con không thể trưởng thành được.

Không một đứa trẻ nào muốn mắc sai lầm, các con cũng muốn thoát khỏi nó nhưng bị mắc kẹt. Vì vậy, cha mẹ đừng vội trách cứ, chỉ trích, đánh mắng hay nói đi nói lại những lỗi sai của con, mà hãy bình an giúp con vượt qua sai lầm. Để thành công thì phải học cách vượt qua những sai lầm, thất bại. Hãy nói "ổn thôi con", "làm lại thôi con" và giúp con nhận ra bài học qua mỗi sai lầm, cơ hội phát triển qua mỗi sai lầm.

Chẳng có gì sai khi phạm sai lầm. Cha mẹ hãy cho phép con sai lầm để trưởng thành hơn, chỉ là cần rút kinh nghiệm để không lặp lại cùng một sai lầm. Khi con sẵn sàng mắc sai lầm, không sợ thất bại thì con mới có thể tiến về phía trước, làm những điều mà người khác sợ sai không dám làm.

Với tinh thần "sai vẫn yêu", cha mẹ sẽ trở thành bến đỗ tin cậy để mỗi khi con sai lầm, thất bại, con luôn sẵn sàng quay trở về bên cha mẹ và được tiếp thêm tự tin tiến bước trong cuộc đời.

Hành vi không phải là con người của họ

Hành vi không phải là con người nhưng đôi khi chúng ta thường chú trọng vào hành vi mà khái quát lên con người. Ví dụ trong lúc nóng giận, con cãi lại cha mẹ một câu thì liền bị quy kết là "thằng này láo". Con trót dại một lần lần trộm tiền thì bị nói là "đồ ăn trộm ăn cắp".

4 cách ứng xử thông minh khi con phạm lỗi giúp con ngoan ngoãn, hiểu chuyện - Ảnh 3.

Cha mẹ nên phê bình hành vi của con chứ không phải con người con. Ảnh minh họa

Thực tế, những hành vi ấy không phải là con người đích thực của trẻ. Mỗi đứa trẻ đều là một bản thể thiêng liêng, đẹp đẽ, nhân ái, trung thực. Hành vi xấu là do những ký ức tổn thương khiến trẻ mắc kẹt.

Chính vì vậy, khi con phạm lỗi, điều cha mẹ cần phê bình là hành vi của con chứ không phải con người của con. Thay vì nói "thằng này láo", "đồ trộm cắp", hãy nói "cãi lời cha mẹ/trộm tiền là không tốt". Qua đó, con sẽ biết mình cần thay đổi ra sao để trở nên tốt hơn, chứ không bị dán những cái mác xấu như "hư đốn", "trộm cắp", hình thành những ký ức xấu, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.

Không bao che khi con phạm lỗi

Khi các con xảy ra cãi vã, nhiều cha mẹ có xu hướng quát mắng đứa lớn với lý do "lớn rồi phải nhường em" dù lỗi sai thuộc về đứa bé. Cũng có trường hợp trẻ có hành vi xấu như nhặt được cục tẩy, cái bút của bạn không trả, lấy đồ của bạn đem về, nhưng cha mẹ lại nghĩ là con khôn ngoan, nhanh nhẹn "không để mất cái gì, chỉ có thêm vào".

Những cách ứng xử này của cha mẹ đều là bao che hành vi xấu của con. Trẻ nhỏ có những hành vi sai trái mà bản thân chúng cũng không nhận ra. Là cha mẹ, phụ huynh không nên bao che mà cần nghiêm khắc dạy bảo, phân tích cho trẻ hiểu cái sai của mình để thay đổi tốt hơn.

Không chê trách con trước mặt người khác

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng, chê trách con trước mặt người khác sẽ khiến con tự ái, từ đó quyết tâm thay đổi, không phạm lỗi nữa. Thực tế, phương pháp này không giải quyết được vấn đề mà còn phản tác dụng.

Trách mắng con trước mặt người khác hoặc ở nơi công cộng khiến con cảm thấy không được tôn trọng, xấu hổ và tổn thương tinh thần. Không những không giúp con hiểu ra lỗi sai và cải thiện hành vi, cách này còn khiến con tức giận, chống đối.

Con cái cần được cha mẹ tôn trọng ngay cả khi phạm lỗi. Thay vì chỉ trích con trước mặt người khác, cha mẹ nên trò chuyện riêng tư với con để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, rồi tìm cách giải quyết vấn đề một cách tôn trọng và xây dựng nhất.

Nguyễn Phương (Theo giadinh.suckhoedoisong.vn)

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Những đứa trẻ lớn lên kiếm tiền giỏi đều có 3 đặc điểm này, giáo viên chủ nhiệm nói: Không liên quan gì đến điểm số
    Những đứa trẻ lớn lên kiếm tiền giỏi đều có 3 đặc điểm này, giáo viên chủ nhiệm nói: Không liên quan gì đến điểm số

    Nhiều người cho rằng nếu con cái học giỏi thì lớn lên sẽ là người có triển vọng và kiếm được nhiều tiền nhưng sự thật có phải như vậy không?

  • Harvard: Cân nặng của trẻ khi sinh ra ảnh hưởng đến chỉ số IQ
    Harvard: Cân nặng của trẻ khi sinh ra ảnh hưởng đến chỉ số IQ

    Đại học Harvard đã tiến hành một nghiên cứu về chỉ số IQ của trẻ em và cuối cùng kết luận rằng chỉ số IQ của trẻ có liên quan đến cân nặng khi sinh của trẻ.

  • Giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống trong gia đình
    Giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống trong gia đình

    Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Bởi vậy, giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống trong gia đình là nền tảng cốt lõi để xây dựng xã hội bình đẳng, tiến bộ, văn minh.

  • Đại học Harvard hé lộ tháng sinh của những đứa trẻ có IQ cao vượt trội
    Đại học Harvard hé lộ tháng sinh của những đứa trẻ có IQ cao vượt trội

    Những đứa trẻ sinh vào các tháng này thường đạt hiệu suất cao hơn trong các bài kiểm tra trí tuệ so với trẻ sinh vào những tháng khác.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ

Website


Comment Is Required

CAPTCHA image
Enter the code shown above:

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

12621358
Trong ngày: 44319 Trong tuần: 277589 Trong tháng: 499366
Địa chỉ IP của bạn: 3.137.172.252
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc