• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Kinh Tế
  3. Nông nghiệp

Phát triển nghề chế biến nông sản, thực phẩm ở nông thôn

10:28 25/03/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Với sự năng động của người dân cũng như sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, những năm gần đây, nghề chế biến nông sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển tích cực, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nhất là địa phương có nghề truyền thống.


Không chỉ giúp nâng cao thu nhập của gia đình, cơ sở sản xuất của chị Đỗ Thị Hoài Thu, xã Tiên Lữ (Lập Thạch) còn góp phần đưa sản phẩm cá thính Tiên Lữ đến với nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Nguyễn Lượng

Từ nhiều năm nay, xã Tiên Lữ ( Lập Thạch) được biết đến là một trong những địa phương có thế mạnh về phát triển ngành nghề chế biến nông sản, thực phẩm với 3 nghề được UBND tỉnh công nhận là nghề truyền thống, gồm nghề làm bánh gạo rang, cá thính và làm tương. Trong đó, 2 sản phẩm cá thính và tương nếp được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Từ chỗ chỉ làm để phục vụ nhu cầu thực phẩm của gia đình, với sự nhanh nhạy trong nắm bắt thị trường, nhiều hộ dân trong xã đã đẩy mạnh sản xuất, đưa các sản phẩm truyền thống của quê hương ra thị trường. Hiện nay, sản lượng tiêu thụ đã lên đến hơn 10 tấn bánh gạo rang và gần 30 tấn cá thính mỗi năm.

Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Lữ Đỗ Ngọc Thịnh khẳng định: “Mặc dù thu nhập chưa cao, song, việc phát triển nghề chế biến nông sản đã và đang giúp giải quyết tốt bài toán lao động nông nhàn ở địa phương, đồng thời tạo thêm thu nhập cho bà con”.

Chị Đỗ Thị Hoài Thu, chủ cơ sở sản xuất cá thính có tiếng ở xã Tiên Lữ chia sẻ: “2, 3 năm trở lại đây, sản phẩm cá thính ngày càng được nhiều người biết đến và hỏi mua. Việc kinh doanh khởi sắc hơn rất nhiều. Thay vì chỉ túc tắc mỗi năm vài chục cân như trước, giờ đây tôi có thể bán ra thị trường 1,5 tấn cá thính mỗi năm”. Cũng nhờ vậy mà ướp cá thính không còn chỉ là nghề phụ lúc nông nhàn mà đã trở thành công việc đem lại nguồn thu nhập chính của chị.

Tương tự, xã Lũng Hòa (Vĩnh Tường) hiện có gần 30 hộ sản xuất bún, bánh cuốn và một số hộ làm bánh ngõa. Chỉ riêng nghề làm bún và bánh cuốn đang tạo việc làm cho 150 lao động trực tiếp sản xuất và hàng trăm người đi bán hàng với thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng/tháng.

Mặc dù quy mô sản xuất vẫn mang tính chất hộ gia đình, nhỏ lẻ, song, sự phát triển của nghề làm bún, bánh ở Lũng Hòa cũng đang đóng góp quan trọng nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân địa phương.

Cùng với Lũng Hòa, Tiên Lữ, nhiều địa phương trong tỉnh có nghề chế biến nông sản, thực phẩm. Trong đó, một số nghề được công nhận là nghề truyền thống như nghề làm cháo se, bánh hòn ở Bình Xuyên; tương Khả Do ở Phúc Yên, đậu rùa ở Vĩnh Tường…

Đây cũng là một trong những nhóm ngành nghề phát triển mạnh ở nông thôn hiện nay. Theo thống kê của ngành nông nghiệp, toàn tỉnh hiện có trên 500 cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc nhóm ngành chế biến và bảo quản nông, lâm, thủy sản.

Trong đó, chủ yếu là các cơ sở sản xuất kinh doanh bánh, bún, đậu, tương, giò chả, nem chua, cá thính. Nhóm ngành này hiện đang giải quyết việc làm cho gần 15 nghìn lao động, trong đó có trên 10 nghìn lao động thường xuyên với mức thu nhập bình quân khoảng 5 triệu đồng/người/tháng.

Mặc dù có đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế nông thôn, giúp giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, song trên thực tế, việc phát triển ngành nghề chế biến nông sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế.

Quy mô của đại đa số các cơ sở còn nhỏ, chủ yếu sản xuất ngay tại gia đình, trong khu dân cư, nên khi quy mô sản xuất tăng lên khó tránh khỏi ảnh hưởng đến môi trường. Thiết bị công nghệ sản xuất còn lạc hậu, lao động thủ công là chính. Bên cạnh đó, thương hiệu của sản phẩm chưa thực sự được chú trọng, sức cạnh tranh yếu. Thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều khó khăn, chủ yếu là thị trường tự do và nội địa…

Để phát triển ngành nghề chế biến nông sản, thực phẩm, các địa phương cần đẩy mạnh đầu tư quy hoạch khu sản xuất tập trung, tăng cường hoạt động tuyên truyền để người làm nghề nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm tới việc xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đồng thời khuyến khích các hộ tham gia vào các chuỗi tiêu thụ hiện đại, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Nguyễn Hường


Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Mở rộng nguồn vốn đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
    Mở rộng nguồn vốn đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

    Xác định nông nghiệp, nông thôn là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm mở rộng các chương trình hỗ trợ, ưu tiên đầu tư tín dụng đối với khu vực này. Qua đó không chỉ thúc đẩy tăng trưởng dư nợ bền vững, phát triển kinh tế hộ mà còn góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn ngày càng đổi mới, hiện đại, văn minh.

  • Liên kết chăn nuôi - Giảm rủi ro, tăng lợi nhuận
    Liên kết chăn nuôi - Giảm rủi ro, tăng lợi nhuận

    Với tư duy đổi mới, cách làm sáng tạo, linh hoạt, những năm qua, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại, liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm. Qua đó không chỉ giảm thiểu rủi ro, gia tăng lợi nhuận mà còn thay đổi tư duy, phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ thành sản xuất có liên kết với quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.

  • Khởi động dự án thúc đẩy giải pháp sinh học trong bảo vệ thực vật
    Khởi động dự án thúc đẩy giải pháp sinh học trong bảo vệ thực vật

    Việc áp dụng các giải pháp dựa vào tự nhiên kiểm soát sinh vật gây hại là tiền đề quan trọng xây dựng nền nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

  • Tạo “sức bật” cho lao động nông thôn
    Tạo “sức bật” cho lao động nông thôn

    Chiếm hơn 45% tổng dư nợ vốn vay chính sách xã hội, chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp hàng nghìn lao động nông thôn có việc làm và thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ

Website


Comment Is Required

CAPTCHA image
Enter the code shown above:

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

12629781
Trong ngày: 52743 Trong tuần: 286013 Trong tháng: 507790
Địa chỉ IP của bạn: 3.16.44.178
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc