• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Đất và người Vĩnh Phúc
  3. Điểm đến

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc Sán Dìu

09:35 24/03/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Ảnh hưởng mặt trái của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Sán Dìu đang dần bị mai một. Trước thực trạng đó, các cấp, ngành, địa phương nơi có đồng bào dân tộc Sán Dìu sinh sống đã và đang triển khai nhiều giải pháp thiết thực nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Sán Dìu trong đời sống hiện đại.


Các gian hàng ẩm thực của đồng bào dân tộc Sán Dìu, huyện Tam Đảo tại lễ hội Tây Thiên thu hút nhiều người dân và du khách tới tham quan. Ảnh: Kim Ly

Trên địa bàn tỉnh hiện có 40 dân tộc thiểu số sinh sống với hơn 55 nghìn người (chiếm 4,8% dân số toàn tỉnh), trong đó, chủ yếu là dân tộc Sán Dìu (chiếm hơn 80%). Địa bàn cư trú của người Sán Dìu phân bố rải rác ở các huyện Tam Đảo, Lập Thạch, Bình Xuyên và thành phố Phúc Yên.

Trải qua thời gian tồn tại lâu dài, đến nay, người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống như tiếng nói, chữ viết, trang phục, ẩm thực, các lễ nghi, tín ngưỡng, phong tục tập quán… Tuy nhiên, nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của người Sán Dìu đã bị mất đi hoặc mai một.

Hiện nay, người Sán Dìu vẫn sử dụng ngôn ngữ riêng của dân tộc, song chủ yếu ở lớp người cao tuổi, thanh niên và trẻ em giao tiếp bằng tiếng dân tộc Kinh. Tại các thôn có người Sán Dìu sinh sống, chỉ một số ít các thầy cúng còn biết chữ viết cổ của dân tộc mình, lớp trẻ hầu như không biết viết chữ Sán Dìu.

Trang phục truyền thống của người Sán Dìu đã biến đổi nhiều và chỉ còn một số người già sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày; thanh niên, trẻ em chỉ mặc trang phục truyền thống trong những ngày lễ, Tết.

Bữa ăn của đồng bào dân tộc Sán Dìu cũng có nhiều thay đổi. Các loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Sán Dìu như bánh trứng kiến, bánh chưng gù… cũng ít xuất hiện trong năm mà chỉ có trong các ngày lễ, Tết, ngày hội.

Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 30 câu lạc bộ (CLB) Soọng cô của đồng bào dân tộc Sán Dìu, song làn điệu Soọng cô chủ yếu hiện diện trong các dịp diễn ra lễ hội và các ngày hội văn hóa - thể thao do các cơ quan địa phương tổ chức.

Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Sán Dìu, những năm qua, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức của đồng bào dân tộc Sán Dìu trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc, giữ gìn nét đẹp thuần phong mỹ tục, kiến trúc làng xã cổ, nét đẹp nguyên bản của các lễ hội, diễn xướng dân gian…

Khảo sát, sưu tầm, thu thập thông tin, dữ liệu về văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu; tổ chức các lớp truyền dạy tiếng nói, chữ viết, các làn điệu dân ca và phục dựng các diễn xướng dân gian của đồng bào dân tộc Sán Dìu; tuyên truyền, quảng bá đặc trưng văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội…

Xây dựng các Làng văn hóa kiểu mẫu của đồng bào dân tộc Sán Dìu gắn với phát triển du lịch; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đồng bào dân tộc Sán Dìu tham gia các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch cộng đồng; tổ chức sân chơi và giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa các thôn, xã, các CLB của người dân tộc Sán Dìu; tổ chức và tham gia các ngày hội, giao lưu, liên hoan, hội diễn văn hóa, văn nghệ cấp khu vực, quốc gia…

Tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024, các nghệ nhân đồng bào dân tộc Sán Dìu huyện Tam Đảo đã tham gia trình diễn nghi lễ cấp sắc - nghi lễ quan trọng và thiêng liêng công nhận cấp bậc của các thầy cúng; trình diễn trang phục truyền thống của nam, nữ trong ngày lễ, ngày cưới; trưng bày ẩm thực truyền thống; biểu diễn làn điệu Soọng cô “Bài ca đón khách” của đồng bào dân tộc Sán Dìu.

Các CLB dân ca Soọng cô của đồng bào Sán Dìu thường góp mặt trong chương trình Liên hoan các CLB dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc. Tại lễ hội Tây Thiên Xuân Ất Tỵ 2025, huyện Tam Đảo đã tổ chức chương trình Giao lưu dân ca Soọng cô lần thứ V và Hội thi làm bánh chưng gù, bánh gio, bánh giầy của đồng bào dân tộc Sán Dìu.

Các hoạt động không chỉ góp phần làm phong phú lễ hội Tây Thiên, thu hút đông đảo du khách đến với lễ hội mà còn góp phần lan tỏa niềm tự hào về bản sắc văn hóa của dân tộc Sán Dìu trong dòng chảy hiện đại.

Thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh tiếp tục triển khai các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Sán Dìu gắn với phát triển du lịch, thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân.

Bạch Nga



Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Thị trấn Tam Đảo sẵn sàng cho dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
    Thị trấn Tam Đảo sẵn sàng cho dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

    Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, người lao động sẽ được nghỉ liên tục 5 ngày. Với quỹ thời gian khá thuận lợi, nhiều đơn vị và gia đình đã lên kế hoạch đi du lịch hoặc hành hương, vãn cảnh. Đáp ứng nhu cầu đó, thị trấn Tam Đảo đã chuẩn bị sẵn sàng phục vụ du khách với nhiều chương trình hấp dẫn.

  • Đảm bảo Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc năm 2025 diễn ra an toàn, hiệu quả
    Đảm bảo Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc năm 2025 diễn ra an toàn, hiệu quả

    Chiều 9/4, đồng chí Nguyễn Khắc Hiếu, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe các sở, ngành, đơn vị báo cáo việc tổ chức Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc năm 2025.

  • Cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
    Cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết toàn dân

    Từ huyền thoại “bọc trăm trứng”, người dân Việt Nam đều có chung cội nguồn, chung dòng máu Lạc Hồng và có chung Quốc Tổ là các vua Hùng. Vì vậy, Ngày giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là dịp thể hiện lòng thành kính, tri ân công đức tổ tiên, thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn” mà còn là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt mạch nguồn lịch sử, gắn kết cộng đồng, củng cố tinh thần đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam hàng nghìn năm qua.

  • Văn Miếu tỉnh - Điểm đến văn hóa hấp dẫn
    Văn Miếu tỉnh - Điểm đến văn hóa hấp dẫn

    Văn Miếu tỉnh là nơi tôn vinh các bậc tiên thánh, tiên hiền của Nho học, thể hiện truyền thống hiếu học và khoa bảng của nhân dân trong tỉnh. Không chỉ là “địa chỉ đỏ” giáo dục lịch sử, truyền thống hiếu học, Văn Miếu tỉnh còn là nơi để các thế hệ học sinh tìm về nguồn cội, viết tiếp trang sử thành tích cho giáo dục tỉnh nhà. Thời điểm này gần cuối năm học nên Văn Miếu tỉnh thu hút rất đông học sinh, giáo viên đến dâng hương, báo công, tham quan và chụp ảnh kỷ yếu.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ

Website


Comment Is Required

CAPTCHA image
Enter the code shown above:

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

12617218
Trong ngày: 40179 Trong tuần: 273450 Trong tháng: 495227
Địa chỉ IP của bạn: 18.216.237.210
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc