• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Đất và người Vĩnh Phúc
  3. Điểm đến

Xã hội hóa tu bổ, tôn tạo di tích

06:29 04/07/2024
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Cùng với nguồn vốn ngân sách, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh tích cực huy động nguồn lực xã hội hóa (XHH) để tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa. Nhiều di tích được tu bổ có diện mạo mới khang trang, song vẫn giữ được hồn cốt văn hóa, đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tâm linh của nhân dân.


Đình Phú Hạnh, xã Thượng Trưng được tu bổ, tôn tạo khang trang từ nguồn xã hội hóa. Ảnh: Kim Ly

Theo thống kê của Sở VH-TT&DL, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 1.300 di tích, trong đó, có 521 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Các di tích lịch sử - văn hóa phản ánh đời sống sinh hoạt, văn hóa, tinh thần của cộng đồng dân cư trong suốt chiều dài lịch sử.

Trải qua thời gian, nhiều di tích bị xuống cấp nghiêm trọng, nếu không được trùng tu, tôn tạo kịp thời, các di tích có nguy cơ biến mất khỏi đời sống văn hóa đương đại, các giá trị văn hóa đi cùng di tích như các lễ hội, các di vật, cổ vật cũng chịu chung số phận.

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, Sở VH-TT&DL đã tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, dự án thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh.

Nhiều di tích đã được sửa chữa, tu bổ, tôn tạo kịp thời, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, thu hút du khách đến tham quan, chiêm bái.

Tuy nhiên, số lượng di tích cần tu bổ, tôn tạo hằng năm khá lớn và có xu hướng tăng, trong khi nguồn lực của Nhà nước có hạn. Trước thực tế đó, những năm qua, tỉnh đã quan tâm đẩy mạnh công tác XHH nhằm huy động nguồn lực từ nhân dân phục vụ công tác trùng tu, tôn tạo di tích.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, việc XHH tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn tỉnh nhận được sự ủng hộ tích cực của nhân dân, sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, ngành, tổ chức xã hội...

Mỗi năm, các địa phương trong tỉnh đã huy động được hàng chục tỷ đồng từ nguồn XHH để thực hiện các hoạt động tu bổ, tôn tạo, sửa chữa và bảo quản di tích trên địa bàn.

Đình Phú Hạnh tọa lạc ở thôn Phú Hạnh, xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường. Đình được xây dựng từ năm 1670, thờ Nhã Lang Vương, hoàng tử của Hậu Lý Nam Đế Lý Phật Tử. Trải qua những thăng trầm lịch sử, ngôi đình đã xuống cấp, hư hỏng nặng.

Nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của quê hương, cán bộ, nhân dân, con em địa phương xa quê, các nhà hảo tâm, cơ quan, doanh nghiệp, trường học đóng trên địa bàn xã Thượng Trưng đã ủng hộ gần 3,8 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo ngôi đình cổ.

Tháng 2/2024, đình hoàn thành công tác tu bổ, tôn tạo trong sự hân hoan, phấn khởi của nhân dân địa phương. Ngôi đình có diện mạo mới khang trang, sạch đẹp song vẫn bảo đảm được kiến trúc truyền thống.

Ông Cao Quốc Bình, Trưởng Tiểu Ban Quản lý di tích đình Phú Hạnh cho biết: "Đình Phú Hạnh được tu bổ, tôn tạo không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân mà còn góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần cách mạng cho thế hệ trẻ.

Năm 2020, nhân dân thôn Phú Hạnh cũng đã phát tâm công đức tu bổ, tôn tạo lại ngôi chùa Đại Bi với kinh phí 2,7 tỷ đồng. Ngoài việc đóng góp tiền và hiện vật, nhân dân địa phương còn đóng góp ngày công lao động, tham gia thu dọn, tháo dỡ, vận chuyển vật liệu xây dựng… giúp giảm chi phí xây dựng.

Việc tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn góp phần bảo vệ, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, địa phương gắn với di tích".

Ngoài đình Phú Hạnh, chùa Đại Bi nhiều di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh cũng được trùng tu, tôn tạo từ nguồn XHH. Từ năm 2020 đến nay, tỉnh đã thực hiện tu bổ, tôn tạo, sửa chữa bằng nguồn XHH 72 di tích (1 di tích quốc gia đặc biệt, 5 di tích quốc gia, 66 di tích cấp tỉnh) với tổng kinh phí hơn 124 tỷ đồng.

Việc tôn tạo, tu bổ di tích nhận được sự hướng dẫn, quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng, đảm bảo gìn giữ những giá trị lịch sử - văn hóa truyền thống vốn có của di tích.

Đồng chí Hoàng Thị Huyền, Trưởng Phòng Quản lý di sản văn hóa, Sở VH-TT&DL cho biết: "Việc huy động nguồn lực XHH tu bổ, tôn tạo các di tích góp phần khơi thông nội lực trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa.

Để công tác XHH tu bổ, tôn tạo di tích phát huy hiệu quả, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia ủng hộ, đóng góp kinh phí, các cấp, ngành, địa phương cần chú trọng đẩy mạnh công tác giáo dục về di sản văn hóa cho mọi tầng lớp nhân dân; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở làm công tác quản lý di tích; đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích".

Bạch Nga


Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Đảm bảo Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc năm 2025 diễn ra an toàn, hiệu quả
    Đảm bảo Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc năm 2025 diễn ra an toàn, hiệu quả

    Chiều 9/4, đồng chí Nguyễn Khắc Hiếu, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe các sở, ngành, đơn vị báo cáo việc tổ chức Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc năm 2025.

  • Ngày Xuân nghe câu tuồng cổ
    Ngày Xuân nghe câu tuồng cổ

    Hòa với đất trời mùa Xuân là tiếng trống tuồng và những lời ca vang vọng đầy niềm tự hào của những “nghệ sĩ nông dân” xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương. Những điệu tuồng cổ gắn liền với văn hóa làng quê được người dân nơi đây gìn giữ, phát triển từ thập niên 70 của thế kỷ XX cho đến ngày nay.

  • Vĩnh Phúc - mùa Xuân và hy vọng
    Vĩnh Phúc - mùa Xuân và hy vọng

    Là người con Vĩnh Phúc xa quê đã hơn nửa thế kỷ, nhưng dù trong điều kiện nào, trong lòng vẫn lưu giữ niềm tự hào về một vùng đất địa linh, nhân kiệt với những con người dám nghĩ, dám làm, đi đầu trong đổi mới. Ngay trong hoàn cảnh khó khăn vẫn thắp sáng một niềm tin, một ước mơ về những điều tốt đẹp. Phải chăng đó là nét riêng của người Vĩnh Phúc.

  • Niềm tự hào của quê hương Vĩnh Tường
    Niềm tự hào của quê hương Vĩnh Tường

    Những ngày đầu xuân mới, có dịp thăm “thủ phủ bò sữa” trên đất Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường), chúng tôi không chỉ ấn tượng với cơ ngơi của ông Nguyễn Tiến Lộc, Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi và chế biến sữa Vĩnh Thịnh,

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ

Website


Comment Is Required

CAPTCHA image
Enter the code shown above:

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

12635559
Trong ngày: 58520 Trong tuần: 291792 Trong tháng: 513568
Địa chỉ IP của bạn: 18.223.168.194
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc