• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Xã Hội
  3. Gia đình

Trẻ thường xuyên xem điện thoại và không xem điện thoại khác nhau như thế nào trong tương lai?

10:31 25/09/2024
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Bạn sẽ không ngờ việc cho con xem điện thoại để bố mẹ không bị làm phiền lại ảnh hưởng đến tương lai của trẻ đến như vậy.

Khối lượng công việc ngày càng nặng cùng với quỹ thời gian hạn hẹp khiến nhiều phụ huynh chọn cách “giao phó” con mình cho điện thoại thông minh. Thực trạng này xảy ra ở khắp nơi, từ gia đình đến trường học, quán ăn, bệnh viện, khu vui chơi...

Điện thoại thông minh là giải pháp giúp cha mẹ nhàn rỗi hơn nhưng lại gây ra những tác hại khôn lường. Việc trẻ nghiện sử dụng điện thoại thông minh từ bé có thể gây hại đến thị lực, cột sống, thậm chí sự phát triển về thể chất của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Trên thực tế, những đứa trẻ thường xuyên xem điện thoại thông minh từ nhỏ và không sử dụng thiết bị này lớn lên cũng sẽ có sự khác biệt. Cha mẹ nên lưu ý để con có thể phát triển toàn diện nhất.

1. Ảnh hưởng đến khả năng diễn đạt

Theo một nghiên cứu khoa học của ĐH Harvard, những trẻ thích xem điện thoại thông minh có khả năng diễn đạt ngôn ngữ kém hơn so với các em dành thời gian đó để vui chơi ngoài trời. Điều này dễ hiểu khi tất cả các chương trình, trò chơi đều được thiết kế màu sắc, âm thanh sống động, bắt mắt để thu hút sự chú ý trẻ. Lâu dần, trẻ khó có thể thoát ra và bị lệ thuộc vào thế giới ảo trên điện thoại, ít giao tiếp với thế giới thực nên kỹ năng diễn đạt bị kém đi.

Ngược lại, những trẻ không thích xem điện thoại thông minh có nhiều thời gian để giao tiếp với mọi người giúp khả năng diễn đạt ngôn ngữ được linh hoạt hơn.

2. Ảnh hưởng đến khả năng tập trung

Nghiên cứu của đại học Harvard cũng cho thấy những đứa trẻ thường xuyên xem điện thoại thông minh từ nhỏ có khả năng tập rất kém, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tư duy và học tập của trẻ.

Nhiều đứa trẻ có học lực tốt khi chúng còn nhỏ nhưng khi lớn lên, điểm số có xu hướng thấp dần. Cha mẹ thường sẽ nghĩ rằng do trẻ chưa nắm vững kiến thức cơ bản, nhưng thực ra tất cả là do sự tập trung.

Nguyên nhân là khi cấp học tăng lên, kiến thức sẽ được truyền tải nhanh hơn, khó hơn đòi hỏi trẻ phải tập trung và phát huy khả năng tư duy để nắm bắt được bài học. Nếu các em không tập trung theo dõi, chểnh mảng học tập sẽ khó theo kịp bài học. Dần dần, điểm số của trẻ cũng sẽ giảm sút. Nếu không sớm khắc phục, điều này sẽ tạo nên sự chênh lệch rất lớn giữa trẻ và bạn bè. Do đó, việc trẻ học hành sa sút đi không phải do IQ mà là trẻ thiếu dần sự tập trung.

Trẻ thường xuyên xem điện thoại và không xem điện thoại khác nhau như thế nào trong tương lai? - Ảnh 1.

3. Ảnh hưởng đến cột sống

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí The Spine chỉ rõ, một số bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân trẻ, những người chưa từng có vấn đề ở lưng, cổ, đã ghi nhận có tình trạng thoát vị đĩa đệm và vấn đề ở đường cong sinh lý cột sống.

Nếu sử dụng điện thoại thông minh từ năm 8 tuổi, các em sẽ có thể phải phẫu thuật cột sống cổ vào năm 28 tuổi do đường cong sinh lý tự nhiên đã bị "bẻ" ngược. Trẻ em sử dụng thường nhìn xuống khi dùng điện thoại thông minh, để cổ ở góc 45 độ. So với lúc đứng, tình trạng cổ của chúng còn tệ hơn khi ngồi.

Thậm chí nhiều trẻ có thói quen nằm sấp để xem điện thoại. Tư thế này cũng gây hại đến cột sống.

4. Ảnh hưởng đến thị lực

Những trẻ thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh thường ngồi rất lâu trước màn hình khiến mắt không được nghỉ ngơi, vận động. Ngoài ra ánh sáng từ màn hình dễ làm trẻ bị cay mắt, khô mắt, mỏi mắt,… Đây chính là những nguyên nhân cơ bản khiến nhiều trẻ bị giảm thị lực, cận thị.

Trong khi đó những trẻ không thích sử dụng điện thoại di động sẽ dành nhiều thời gian cho các môn thể thao ngoài trời hoặc chơi với các loại đồ chơi khác nhau, giúp tầm nhìn của trẻ không bị ảnh hưởng, mắt cũng không cần thiết phải hoạt động quá sức như khi tiếp xúc với màn hình điện thoại.

Bên cạnh đó, các bé thích đi chơi xa và thường xuyên được đi ra ngoài ít bị ảnh hưởng đến thị lực hơn nữa vì trẻ dành nhiều thời gian ở ngoài trời, ngắm cảnh vật giúp đôi mắt được xoa dịu và sáng khỏe hơn. Đó cũng là lý do mà thị lực của trẻ xem điện thoại kém hơn rất nhiều so với những trẻ không xem điện thoại thường xuyên.

Nguyễn Phương (Theo giadinh.suckhoedoisong.vn)


Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình hạnh phúc
    Phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình hạnh phúc

    Xác định vai trò quan trọng của phụ nữ trong xây dựng gia đình hạnh phúc (GĐHP), các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã chú trọng triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ; trong đó, đẩy mạnh việc thành lập các câu lạc bộ (CLB), mô hình để phụ nữ tham gia, từ đó nâng cao nhận thức và hành động trong việc xây dựng GĐHP.

  • Để trẻ có mùa hè ý nghĩa và bổ ích
    Để trẻ có mùa hè ý nghĩa và bổ ích

    Mùa hè là khoảng thời gian lý tưởng để học sinh thư giãn và trải nghiệm sắc màu cuộc sống qua nhiều hoạt động khác nhau. Để trẻ có một mùa hè ý nghĩa và bổ ích, các bậc cha mẹ đã đồng hành cùng con trong việc xây dựng kế hoạch phù hợp với độ tuổi, sở thích. Đồng thời, hoạt động hè phong phú, thú vị tại các địa phương và nhà trường cũng thu hút học sinh hào hứng tham gia.

  • Thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
    Thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

    UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 138 triển khai công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2025, nhằm tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể trong thực hiện công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn tỉnh.

  • Đồng hành cùng con trong thời đại số
    Đồng hành cùng con trong thời đại số

    Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ, trẻ em tiếp cận với internet, mạng xã hội và các thiết bị số từ rất sớm. Đây là cơ hội để trẻ mở rộng tri thức, rèn luyện tư duy sáng tạo và phát triển kỹ năng số. Tuy nhiên, trẻ tiếp cận sớm với công nghệ số cũng có thể chịu tác động xấu bởi những thông tin không lành mạnh, văn hóa phẩm đồi trụy và có nguy cơ lệch chuẩn hành vi, vì vậy, cha mẹ cần trở thành người đồng hành tin cậy, giúp con biết sử dụng các thiết bị số an toàn, hiệu quả.

Ý kiến của bạn

Name (required)

Email (required)

Website

CAPTCHA image
Enter the code shown above:

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

Địa chỉ IP của bạn: 18.97.9.175
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc