• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Xã Hội
  3. Y tế

Cứng khớp gối cần làm gì?

08:00 20/11/2023
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Khớp gối là một trong những khớp hoạt động nhiều nhất trên cơ thể. Đồng thời, khớp gối cũng dễ bị đau cứng, đặc biệt là ở người già. Ngồi lâu trong tư thế gập khớp gối trong thời gian dài sẽ góp phần làm triệu chứng cứng khớp thêm nghiêm trọng.

Nguyên nhân dẫn đến cứng khớp gối

Cứng khớp gối là tình trạng cử động khớp gối khó khăn, đặc biệt xảy ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc sau một tư thế bất động trong một thời gian dài.

Sau khi xoa bóp, làm nóng, cử động nhẹ nhàng thì khớp gối trở nên dễ dàng cử động hơn hoặc khớp gối trở về gần như bình thường.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng cứng khớp gối, trong đó thường gặp là do viêm khớp dạng thấp. Bệnh thường tác động lên cả hai khớp gối, trong đó người ta nhận thấy rằng màng hoạt dịch ở khớp gối bị viêm, đây là một lớp màng mỏng bao bọc lớp lót bên trong của khớp gối.

Đặc biệt, tình trạng cứng khớp gối do viêm khớp dạng thấp thường xảy ra buổi sáng và kéo dài hơn một giờ đồng hồ. Ngày nay thoái hóa khớp gối trẻ hóa và rất phổ biến. Thoái hóa khớp gối là tình trạng trong đó sụn khớp giữa các bề mặt xương bị hao mòn và có thể bị rách, khiến các bề mặt xương bên trong khớp gối cọ xát vào nhau. Chính tình trạng xương cọ xát này gây ra đau và cứng khớp gối.

Cứng khớp gối cần làm gì?- Ảnh 1.

Cứng khớp gối do nhiều nguyên nhân trong đó có thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp....

Ngoài ra cứng khớp gối còn do tình trạng chấn thương đầu gối, viêm khớp gối, bất động khớp… Bệnh gây cản trở sinh hoạt hằng ngày của người bệnh do khớp gối giảm độ linh hoạt, hạn chế tầm vận động, điển hình là khó khăn trong các động tác co duỗi khớp gối.

Việc thăm khám và điều trị cứng khớp gối kịp thời là cần thiết. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như mất khả năng vận động khớp hoặc tàn phế.

Biểu hiện cứng khớp gối

Biểu hiện của tình trạng cứng khớp gối rất đa dạng, phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ và thời gian bệnh. Cứng khớp gối có thể xuất hiện ở một bên hay hai bên.

Người bệnh sẽ thấy khó cử động khớp gối, thường xảy ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc sau một tư thế lâu dài, kéo dài thường từ 15 – 30 phút hoặc lâu hơn. Sau khi bạn cố gắng xoa bóp, làm nóng vùng gối, khớp gối có thể cử động trơn tru hơn.

Các triệu chứng có thể đi kèm với tình trạng cứng khớp gối đó là: Đau khớp gối, sưng, nóng, đỏ tại khớp gối. Tiếng lạo xạo khi cử động khớp gối, đau hoặc cứng các khớp khác trong cơ thể. Các triệu chứng toàn thân có thể gặp như sốt nhẹ, mệt mỏi...

Cứng khớp gối cần làm gì?- Ảnh 2.

Cứng khớp gối nên đạp xe đạp… nhằm giảm bớt sức ép lên vùng đầu gối mà vẫn giúp điều trị bệnh hiệu quả.

Cứng khớp gối có nên đi bộ không?

Mặc dù các chuyên gia phát hiện khi kiểm soát tốt khả năng tự phục hồi của đầu gối, chạy bộ có thể cải thiện sức khỏe sụn. Tuy vậy trên thực tế việc cứng khớp gối khiến cho người bệnh đau gối nên việc đi bộ trở nên khó khăn. Do đó khi khớp gối bị cứng nên điều trị bệnh theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nên thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng như bơi lội, tập yoga, đạp xe đạp…nhằm giảm bớt sức ép lên vùng đầu gối mà vẫn giúp điều trị bệnh hiệu quả.

Người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn, nguyên tắc của mỗi bài tập. Hãy làm nóng khớp gối trước khi tập luyện. Xoa bóp nhẹ nhàng khớp gối, cử động gấp duỗi nhẹ nhàng trong tầm kiểm soát không gây đau, hoặc có thể chườm nóng để làm ấm khớp gối.

Thực hiện động tác kéo giãn gân cơ một cách chậm rãi, nhẹ nhàng và đến mức không gây đau. Trong khi kéo giãn, hãy đảm bảo rằng chân ở tư thế thăng bằng vững. Tránh các bài tập làm cho các triệu chứng cứng khớp gối tồi tệ hơn.

Tránh luyện tập quá sức, cần đảm bảo rằng cường độ tập luyện được tăng dần dần, tránh đốt cháy giai đoạn. Thực hiện các bài tập trong tầm kiểm soát không gây đau cho khớp gối.

Ngoài ra, cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Xây dựng một chế độ ăn đa dạng, cân bằng dưỡng chất, cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Thực đơn cần cung cấp đủ dinh dưỡng từ thịt, cá, trứng, sữa, tăng cường rau xanh, trái cây.

Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế thịt đỏ, hải sản, các thức ăn chế biến sẵn, giảm lượng chất béo bão hòa, tăng omega-3. Bổ sung canxi, vitamin D, E trong thức ăn như, sữa đậu nành, rau củ, quả, ngũ cốc,…

Uống đủ nước mỗi ngày, bởi vì thiếu nước có thể khiến khô cứng khớp làm giảm dịch bôi trơn cho các khớp. Tắm nước nóng có thể thúc đẩy tuần hoàn cơ thể và giảm co thắt cơ bắp, giúp thư giãn. Duy trì lối sống năng động, tập thể dục thường xuyên nhưng không quá sức.

Dương Chung (Theo suckhoedoisong.vn)

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm
    Tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm

    Sáng 7/5, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm (ATTP). Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có đại diện lãnh đạo Bộ Y tế và một số bộ, ngành Trung ương.

  • Tập huấn quy trình đo huyết áp và tư vấn cho bệnh nhân tăng huyết áp
    Tập huấn quy trình đo huyết áp và tư vấn cho bệnh nhân tăng huyết áp

    Hưởng ứng chương trình “Tháng 5 kiểm soát huyết áp”, chiều 7/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Servier Việt Nam, Công ty thiết bị y tế Mai Devices tổ chức tập huấn quy trình đo huyết áp theo chiến lược 5Đ VSH/VNHA 2024 và tư vấn cho bệnh nhân tăng huyết áp (THA) cho hơn 210 y, bác sĩ, nhân viên y tế tại 13 bệnh viện, trung tâm y tế và trạm y tế trên địa bàn tỉnh.

  • Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin lộ trình miễn viện phí cho người dân
    Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin lộ trình miễn viện phí cho người dân

    Trả lời báo chí tại họp báo Chính phủ chiều 6/5 về quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm, sẽ chú trọng phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, tiến tới miễn viện phí cho người dân, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã chia sẻ về lộ trình thực hiện, trong đó có việc ngân sách Nhà nước sẽ tăng hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế để phấn đấu 100% dân số có bảo hiểm y tế.

  • Chăm sóc sức khỏe chủ động cho cán bộ y tế
    Chăm sóc sức khỏe chủ động cho cán bộ y tế

    Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đội ngũ cán bộ y tế chính là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò then chốt. Họ là những người thường xuyên phải đối mặt với áp lực công việc, môi trường làm việc có nhiều yếu tố nguy cơ và những rủi ro nghề nghiệp đặc thù. Chính vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe chủ động cho cán bộ y tế không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là yêu cầu cấp thiết, góp phần đảm bảo nguồn nhân lực ổn định, hướng tới xây dựng hệ thống y tế bền vững,...

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ

Website


Comment Is Required

CAPTCHA image
Enter the code shown above:

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

12628029
Trong ngày: 50990 Trong tuần: 284262 Trong tháng: 506039
Địa chỉ IP của bạn: 3.129.218.83
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc