• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics
  1. Trang chủ
  2. Pháp luật
  3. An ninh trật tự

Hiểm họa từ phim ngắn phản cảm trên mạng

11:30 30/03/2023
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Xuất hiện cách đây hàng chục năm, thực sự nở rộ trong khoảng 5 năm trở lại đây, bên cạnh những tác phẩm tích cực, có nội dung chỉn chu, chất lượng, trào lưu “phim ngắn chiếu mạng” ngày càng có nhiều clip chứa những nội dung nhảm nhí nhằm “câu view”. Đáng ngại hơn, có video clip còn chứa đựng những thông điệp nguy hại, đảo lộn các giá trị đạo đức trong xã hội.

Dễ tiếp cận...

Dưới sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội, những năm gần đây, phim chiếu mạng - web drama khá tự do trong cách tiếp cận với khán giả. Mỗi sê-ri phim được sản xuất khá nhanh, nội dung bắt trend (xu hướng) nhờ kịch bản ngắn.

Không thể phủ nhận những lợi ích từ mạng xã hội nhằm phục vụ nhu cầu giải trí, cập nhật thông tin cho người sử dụng, tuy nhiên, thời gian gần đây, trên các nền tảng xuất hiện hàng loạt video clip mang nội dung nhảm nhí, phản văn hóa, gây tác động tiêu cực tới cộng đồng.

972_1.jpg

Phim chiếu mạng - web drama xuất hiện ngày càng nhiều và tự do trong cách tiếp cận với khán giả

Không khó để có thể tiếp cận những đoạn clip phản cảm, như loạt clip dạng phim ngắn, diễn viên vào vai những nhân vật được thiếu nhi yêu thích như Spiderman, Elsa... nhưng với nội dung thiếu văn hóa, đề cập tới những vấn đề về tình dục, sinh lý và tình yêu của những người trẻ tuổi một cách nhạy cảm, tục tĩu, bạo lực, nhảm nhí…

Do môi trường số cởi mở và không vấp phải sự kiểm duyệt khắt khe, nên người ta có thể thỏa sức sáng tạo ở nhiều đề tài, làm biến tướng những câu truyện, lối ứng xử vốn rất văn hóa trong đời sống thường nhật của người dân Việt Nam.

Anh Nguyễn Văn Hùng, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên lo lắng chia sẻ: “Quả thực nếu như mạng xã hội có sự quản lý về nội dung thì là điều cần có, tôi thấy hai con của tôi có thể học được những bài học về cách cư xử, đạo đức lối sống lành mạnh qua những bộ phim ngắn được đầu tư chỉnh chu, cẩn thận. Tuy nhiên, cũng không ít những video có hình ảnh khiêu dâm, bạo lực, thậm chí có cả những bộ phim ngắn đi ngược lại hoàn toàn giá trị truyền thống của người dân Việt Nam. Dùng đủ mọi cách để câu view nhảm nhí, phản cảm quá mức, nên nếu mình không giám sát được suốt quá trình xem của các con thì thực sự quá nguy hại”.

Không chỉ riêng anh Hùng, nhiều phụ huynh chia sẻ: Rất lo lắng bởi ngày càng có nhiều web drama chứa những nội dung “rác”, “bẩn” xuất hiện lan tràn trên các nền tảng mạng xã hội. Với tính tương tác cao, những web drama có nội dung tích cực, chất lượng sẽ tác động tốt với người xem và ngược lại, những nội dung phản cảm sẽ vô hình trung đưa công chúng lạc lối vào không gian lệch chuẩn, cổ súy cho lối sống thiếu lành mạnh.

Thuật toán đeo đuổi người dùng của các nền tảng mạng khiến người sử dụng tiếp cận ngày càng nhiều hơn với những phim, clip, video câu view lệch lạc. Không những “có vấn đề” về mặt nội dung, cốt truyện, cách thể hiện của rất nhiều video ngắn nói trên cũng rất kém văn hóa. Nhân vật trong các clip thường ăn nói phũ phàng, tàn nhẫn, nói tục chửi thề, cư xử kém văn hóa, đặc biệt thích dùng bạo lực. Nam giới thì túm tóc, đấm đá phụ nữ. Phụ nữ thì cào cấu, trợn mắt, chửi bới nhau, đánh ghen. “Kẻ thứ ba” thì ăn mặc hở hang, ngôn ngữ lẳng lơ…

Thực tế, những clip nói trên chỉ phản ánh một cách phóng đại, bóp méo thói hư tật xấu của con người, khai thác con người dựa trên “phần con” của họ, với những cách làm thô thiển, kém văn hóa. Nguy hại là một số clip sau khi đăng tải lại trở nên nổi tiếng, trở thành “trend” trong giới trẻ.

Trước việc mỗi ngày các video vẫn tiếp tục được sản xuất, tung lên các nền tảng mạng xã hội và phát tán đến tay người dùng, kích động những góc tối trong tâm hồn khán giả như định kiến giới, sự thù hằn, sự phân biệt giàu nghèo, tệ nạn xã hội… chị Nguyễn Thu Hương, phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên chia sẻ trong sự lo lắng, bức xúc: “Cần có chế tài hợp lý, một quy trình kiểm duyệt gắt gao hơn để hạn chế những video có nội dung không lành mạnh, thậm chí phản cảm, bạo lực đang tác động đến suy nghĩ, hành vi và định hướng của giới trẻ. Mang danh là “phim ngắn”, thực tế các đoạn clip này chính là một loại “rác văn hóa” đang ngày ngày đầu độc cộng đồng. Những thể loại clip này cần bị cộng đồng lên án và các cơ quan chức năng cần có biện pháp quản lý”.

... Nhưng khó xử lý

Theo quy định tại Luật Điện ảnh 2022, các nền tảng mạng xã hội như TikTok, YouTube, Instagram, Facebook, Zalo... liên quan đến nội dung “phim ngắn phản cảm” sẽ không được coi là phim. Đây chính là “sản phẩm ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tình huống hoặc chương trình thực tế”. Các sản phẩm này chịu sự điều chỉnh của Luật An ninh mạng.

Đối với trường hợp này, Luật Điện ảnh quy định, trước khi phổ biến phim trên không gian mạng, phải đảm bảo điều kiện thực hiện phân loại phim theo quy định của Chính phủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung, kết quả phân loại phim.

Thời gian qua, cơ quan chức năng cũng đã xử phạt một số đơn vị, như trang web http://lifetv.vn đăng tải phim “Vụ thảm sát số 6” với số tiền 25 triệu đồng và buộc gỡ bỏ; “Căn hộ số 69” đã vi phạm việc chiếu phim khi chưa được phép, bị phạt 10 triệu đồng.

Cơ quan chức năng đã xử phạt 30 triệu đồng đối với đối tượng Trà Ngọc Hải (trú tại quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh) vì đưa nhiều phim không phù hợp với thuần phong mỹ tục tại kênh YouTube... Tuy nhiên, rất hiếm cá nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Với mức xử phạt bằng tiền như vậy chẳng đáng là bao so với lợi nhuận mà họ thu được. Đó là nguyên nhân khiến số lượng các “nhà sản xuất” ngày càng nhiều và “rác văn hóa” ngày càng tăng.

Thời gian qua, YouTube đã đưa ra một số chính sách rất nghiêm ngặt về các nội dung video đăng tải lên, thường xuyên "càn quét" và xóa đi các đoạn video có nội dung vi phạm chính sách của trang web hoặc khi các video bị người dùng báo cáo là chứa nội dung vi phạm. Tuy nhiên trên thực tế, YouTube vẫn không thể kiểm soát triệt để những nội dung xấu, không thật sự an toàn cho trẻ. Vẫn có rất nhiều video bạo lực, độc hại qua mặt nhà kiểm duyệt, qua mặt cả phụ huynh để len lỏi vào đầu óc trẻ nhỏ bằng cách cài cắm những cảnh bạo lực nguy hiểm, độc hại hay những quảng cáo trá hình ở phần cuối hoặc giữa những video, khiến đội ngũ kiểm duyệt của YouTube không dễ phát hiện ra nếu không xem hết các nội dung này.

Trong bối cảnh mạng xã hội phát tán rầm rộ như hiện nay, các sản phẩm văn hóa đưa lên các nền tảng ngày càng nhiều. Để ngăn chặn những tác động tiêu cực của những "phim ngắn" này, bên cạnh nỗ lực của các cơ quan quản lý, thiết nghĩ các bậc phụ huynh cần phải giám sát các hoạt động của con trên YouTube nói riêng và mạng xã hội nói chung để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Để làm được điều này, các bậc phụ huynh cần thường xuyên dành thời gian hơn cho con, giúp con khám phá, trải nghiệm thực tế cuộc sống, tích cực tham gia các hoạt động thể dục - thể thao, hoạt động văn hóa, giúp con phân biệt được những video có chứa nội dung độc hại và tốt nhất, tránh xa màn hình smartphone, tivi. Bởi việc dành quá nhiều thời gian trên smartphone và máy tính bảng trong thời gian dài là một yếu tố sẽ làm gia tăng các chứng bệnh về tâm thần ở trẻ em, như tình trạng trầm cảm, lo âu, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi…

Bài, ảnh: Thiệu Vũ


Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Nỗ lực đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ
    Nỗ lực đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ

    Thời gian qua, tỉnh đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT); tăng cường lực lượng, phương tiện thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; kịp thời khắc phục điểm tiềm ẩn nguy cơ gây mất TTATGT trên các tuyến đường; lắp đặt các biển báo, cảnh báo, đèn tín hiệu giao thông… góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông (ATGT), phục vu nhu cầu đi lại của người dân.

  • Cơ sở mỹ phẩm giả bán hơn 100 nghìn đơn hàng trên sàn thương mại điện tử
    Cơ sở mỹ phẩm giả bán hơn 100 nghìn đơn hàng trên sàn thương mại điện tử

    Chủ cơ sở ở xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. đã sản xuất hàng nghìn sản phẩm mỹ phẩm giả, bán trót lọt hơn 100 nghìn đơn hàng cho các khách hàng ở các tỉnh, thành phố trong cả nước thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee, Tiktok.

  • Xách cả bao hung khí đi giải quyết mâu thuẫn, 22 đối tượng bị khởi tố
    Xách cả bao hung khí đi giải quyết mâu thuẫn, 22 đối tượng bị khởi tố

    Hàng chục đối tượng mang hung khí, vỏ chai bia đi tìm đối phương giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, chưa kịp ra tay hành động, các đối tượng đã bị khống chế…

  • Hiệu quả các mô hình phòng, chống tội phạm sau sáp nhập
    Hiệu quả các mô hình phòng, chống tội phạm sau sáp nhập

    Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhân rộng các mô hình phòng, chống tội phạm ở địa bàn sau sáp nhập tiếp tục được quan tâm, phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực cho công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT), bài trừ tệ nạn xã hội.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ

Website


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

12743584
Trong ngày: 47813 Trong tuần: 0 Trong tháng: 621596
Địa chỉ IP của bạn: 18.188.184.3
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc