• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Chính Trị
  3. Chuyển đổi số

“Bình dân học vụ số” - Động lực kiến tạo xã hội học tập trong kỷ nguyên số

13:02 22/04/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Trong hành trình phát triển của đất nước, phong trào “Bình dân học vụ” do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 không chỉ là chiến dịch xóa mù chữ mang tầm vóc lịch sử, mà còn đặt nền móng cho khát vọng học tập suốt đời (HTSĐ) và xây dựng xã hội học tập (XHHT). 80 năm sau, trong kỷ nguyên số, tinh thần ấy lại được khơi dậy, làm mới qua phong trào “Bình dân học vụ số”. Đây là bước tiến thời đại, góp phần kiến tạo công dân số, quốc gia số, XHHT thông minh và bền vững.

Bí thư Đoàn Thanh niên xã Bình Định (Yên Lạc) Vũ Đức Cường hướng dẫn người dân sử dụng công nghệ số. Ảnh: Trà Hương

Từ con chữ đến tri thức số

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đất nước giành độc lập nhưng hơn 95% dân số không biết đọc, biết viết. Với tư tưởng “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định “giặc dốt” là một trong ba “giặc nội xâm” nguy hiểm. Ngày 9/8/1945, Người ký Sắc lệnh số 17 thành lập Nha Bình dân học vụ và phát động phong trào học chữ trong toàn quốc. Sau đó, nhiều sắc lệnh khác được ban hành nhằm cụ thể hóa chính sách xóa mù chữ cho toàn dân.

Hàng nghìn lớp học “Bình dân học vụ” được mở trên khắp cả nước dành cho mọi tầng lớp nhân dân từ cụ già tới em nhỏ, từ nông dân, công nhân đến cán bộ, công chức... Chỉ sau hơn 1 năm phát động, cả nước có 2,5 triệu người biết đọc, biết viết và sau 5 năm, con số ấy lên tới gần 12,2 triệu người. Đây không chỉ là một kỳ tích giáo dục chưa từng có, mà còn là minh chứng sống động cho tinh thần dân chủ, khai sáng và nhân văn của một dân tộc quyết tâm tự học để tự cường. Quan trọng hơn cả, từ phong trào ấy, ý thức HTSĐ đã được gieo mầm trong tâm trí người dân, trở thành nền tảng cho xây dựng XHHT.

Trong thời đại công nghệ và tri thức bùng nổ, kỹ năng số trở thành điều kiện thiết yếu để mỗi người thích nghi, phát triển. Trên tinh thần ấy, ngày 26/3/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chính thức phát động phong trào “Bình dân học vụ số” và ra mắt nền tảng đào tạo trực tuyến quốc gia tại địa chỉ binhdanhocvuso.gov.vn. Phong trào hướng đến phổ cập kỹ năng số cơ bản cho toàn dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế, giúp họ có cơ hội học tập, tiếp cận dịch vụ số và làm chủ công nghệ số.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh đây là “mệnh lệnh của trái tim và khối óc”, là nhiệm vụ chính trị và cũng là trách nhiệm công dân trong kỷ nguyên số. Phong trào cần được triển khai sâu rộng, không để ai bị bỏ lại phía sau với mục tiêu xây dựng XHHT số, công dân số, quốc gia số.

Để đảm bảo hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương chủ động cung cấp học liệu lên nền tảng, cắt giảm 80% chi phí đào tạo, tập huấn và đẩy mạnh hợp tác công - tư theo cơ chế thị trường. Đặc biệt, ứng dụng VNeID sẽ được sử dụng để định danh người học, đảm bảo tính minh bạch và bảo mật trong quá trình học tập...

Vĩnh Phúc xây dựng XHHT trong thời đại số

Tại Vĩnh Phúc, trước khi có phong trào “Bình dân học vụ số”, tỉnh đã chú trọng đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số. 100% xã, phường, thị trấn của tỉnh đã xây dựng mô hình tuyên truyền về chuyển đổi số. 1.240 Tổ công nghệ số cộng đồng sau đó hợp nhất với các Tổ công tác Đề án 06 đã phát huy vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về chuyển đổi số và hướng dẫn, hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng công nghệ số vào đời sống, công việc.

Trên nền tảng đó, tháng 4/2025, Vĩnh Phúc triển khai thực hiện phong trào “Bình dân học vụ số” gắn kết với triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và phong trào “Cả nước thi đua xây dựng XHHT, đẩy mạnh HTSĐ giai đoạn 2023 - 2030” của Chính phủ…

Trong đó, Vĩnh Phúc tập trung quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khuyến khích nhân dân tự học tập, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng số, chủ động tham gia vào không gian số; tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao kỹ năng số cho người dân; tiếp tục phát huy vai trò các Tổ công nghệ số cộng đồng trong thực hiện phong trào “Bình dân học vụ số” nhằm giúp người dân tiếp cận công nghệ, thiết bị số một cách đơn giản, dễ hiểu; xây dựng mô hình “Gia đình số” là hạt nhân tạo ra cộng đồng học tập tự giác, lan tỏa từ mỗi cá nhân, mỗi gia đình đến toàn xã hội.

Mỗi người Việt Nam đều có quyền được học tập và HTSĐ. Xây dựng XHHT là sự nghiệp toàn dân. Nếu phong trào “Bình dân học vụ” năm 1945 là cuộc cách mạng xóa mù chữ; thì phong trào “Bình dân học vụ số” hiện nay là hành trình xóa mù công nghệ, khơi dậy trong mỗi người dân khát vọng học hỏi, làm chủ công nghệ, trở thành công dân học tập, công dân số. Đây vừa là sự nối tiếp vừa là bước tiến thời đại trong xây dựng XHHT hiện đại, bền vững và mang đậm bản sắc nhân văn Việt Nam.

Minh Hường

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Tăng cường chỉnh lý, số hóa hồ sơ tài liệu phục vụ sắp xếp
    Tăng cường chỉnh lý, số hóa hồ sơ tài liệu phục vụ sắp xếp

    Để chuẩn bị cho quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị theo tinh thần Kết luận số 127 và Kết luận số 137 của Bộ Chính trị, tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai việc chỉnh lý, số hóa tài liệu lưu trữ. Việc làm này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, khai thác tài liệu lâu dài, mà còn góp phần tăng cường tính minh bạch, hiệu quả trong quản lý nhà nước, phục vụ đắc lực việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy sắp tới.

  • Tập huấn chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn
    Tập huấn chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn

    Sáng 27/5, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn sử dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn năm 2025 cho cán bộ công đoàn chuyên trách.

  • Chú trọng sở hữu trí tuệ trong thời đại số
    Chú trọng sở hữu trí tuệ trong thời đại số

    Sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số, đặc biệt đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang dần nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhằm đảm bảo lợi thế cạnh tranh và nâng cao giá trị sản phẩm.

  • Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hội phụ nữ
    Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hội phụ nữ

    Để nâng cao chất lượng các phong trào, hoạt động hội, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong chỉ đạo, điều hành, từng bước thích ứng với công cuộc chuyển đổi số.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

Địa chỉ IP của bạn: 18.190.155.3
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc