• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Kinh Tế
  3. Nông nghiệp

Đưa công tác xây dựng, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản đi vào thực chất và hiệu quả

07:06 23/03/2023
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Trước những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường nội địa và quốc tế, việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng (MSVT), cơ sở đóng gói nông sản trên địa bàn tỉnh là yêu cầu bắt buộc, góp phần nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho sản phẩm, đồng thời, hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất - tiêu thụ.


Sản phẩm bưởi Diễn của Hội Trồng bưởi huyện Vĩnh Tường đã được cấp mã số vùng trồng từ năm 2020 và xuất khẩu đi một số nước EU. Ảnh: Thế Hùng

MSVT là mã số định danh cho một vùng trồng nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng.

Để được cấp MSVT, đòi hỏi người dân, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) tuân thủ, sử dụng thống nhất một quy trình sản xuất, các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong danh mục theo quy định của nước nhập khẩu, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt...; giúp nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và quan trọng hơn cả là đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường quốc tế, xuất khẩu theo đường chính ngạch.

Qua rà soát, đến hết năm 2022, toàn tỉnh có hơn 21.400 ha cây trồng có tiềm năng xuất khẩu bao gồm: Chuối, thanh long, na, bưởi, mít, ổi, dưa chuột, nhãn, vải, xoài, khoai lang, sắn và rau các loại.

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác cấp MSVT, thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tích cực phối hợp với các ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp với phòng Hợp tác quốc tế (Cục Bảo vệ thực vật) tổ chức 1 lớp tập huấn cho 30 cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, cán bộ Phòng NN&PTNT huyện, Phòng Kinh tế thành phố về xây dựng, kiểm tra, đánh giá, giám sát MSVT bằng hình thức trực tuyến.

Tổ chức 11 lớp tập huấn cho 850 hộ sản xuất thanh long, bưởi diễn, ớt tại các vùng trồng đã được cấp mã số; hỗ trợ 2.000 tem truy xuất nguồn gốc cho vùng trồng chuối tại xã Liên Châu (huyện Yên Lạc).

Người dân dần có ý thức trong việc ghi chép sổ sách, có nhật ký theo dõi, tạo sự minh bạch trong quy trình sản xuất, giúp việc truy xuất sản phẩm trở nên dễ dàng.

Trên địa bàn tỉnh đã được xây dựng được 16 vùng trồng với 26 MSVT xuất khẩu có tổng diện tích hơn 171 ha đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch đi một số nước như Úc, NewZealand, Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc.

Ngoài ra, có 2 cơ sở bao gồm 1 cơ sở đóng gói ớt (huyện Bình Xuyên), 1 cơ sở đóng gói thạch đen (huyện Vĩnh Tường) được cấp mã số, đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc…

Sản phẩm canh tác tại các vùng trồng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất; từng bước gia tăng về chất lượng và giá trị.

Mặc dù vậy, số lượng các vùng trồng, cơ sở được cấp mã số trên địa bàn tỉnh còn khá khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế.

Nguyên nhân đến từ nhiều phía; trong đó, một bộ phận người sản xuất chưa hiểu rõ hết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng và duy trì MSVT như chưa ghi chép đầy đủ nhật ký quá trình canh tác, sinh vật gây hại, bón phân, sử dụng thuốc BVTV, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm theo quy định; diện tích, quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ trong khi yêu cầu để được cấp MSVT đối với cây ăn quả phải có diện tích từ 10 ha trở lên.

Thêm vào đó, chi phí cho việc xây dựng, quản lý MSVT, cơ sở đóng gói tương đối lớn. Các DN xuất khẩu chưa thực sự chủ động liên kết với các vùng trồng đã được cấp mã số để xuất khẩu, nâng cao giá trị nông sản.

Trước thực trạng diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, với quan điểm lấy khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, tỉnh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp tiếp tục triển khai các hoạt động thiết thực hỗ trợ các hộ nông dân, HTX, DN đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào quá trình sản xuất.

Mới đây, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch xây dựng, quản lý MSVT và cơ sở đóng gói nông sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025 với việc đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, địa phương.

Theo đó, tỉnh sẽ dành hơn 4,6 tỷ đồng để các vùng trồng được cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt; cho phép thiết lập MSVT cho các cơ sở sản xuất trên phạm vi toàn tỉnh, cung cấp nền tảng cấp, quản lý MSVT trực tuyến với quy trình từ việc đăng ký, xác minh và cấp mã số vùng trồng được nhanh chóng, kịp thời; ghi chép nhật ký điện tử.

Khai thác cơ sở dữ liệu vùng trồng cho các mục đích khác nhau như xây dựng chính sách, chỉ đạo sản xuất; điều tiết, kết nối cung - cầu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, dự thính, dự báo… nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc nông sản; đảm bảo 100% vùng trồng, cơ sở đóng gói được kiểm tra, giám sát định kỳ theo quy định.

Thực hiện tốt kế hoạch sẽ đưa công tác xây dựng, quản lý MSVT, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa trong tình hình mới đi vào thực chất và hiệu quả, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.

Qua đó, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, xây dựng nền nông nghiệp chuyên nghiệp và bền vững, đồng thời thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025.

Lưu Nhung




Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng dưa, thu 10 – 15 triệu đồng/sào
    Chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng dưa, thu 10 – 15 triệu đồng/sào

    50 hộ dân huyện Thạch Hà chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng dưa lê, dưa hấu, dưa bở, bình quân mỗi vụ thu từ 10 – 15 triệu đồng/sào.

  • Xã Xuân Lôi tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
    Xã Xuân Lôi tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

    Sau hơn 1 năm được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, xã Xuân Lôi (Lập Thạch) tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí NTM kiểu mẫu với 3 tiêu chí nổi trội gồm môi trường, văn hóa và giáo dục. Toàn xã hiện có 7/12 thôn đạt tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu, phấn đấu hết năm 2025 "cán đích" NTM kiểu mẫu.

  • Đa dạng mô hình phát triển kinh tế ở Yên Bình
    Đa dạng mô hình phát triển kinh tế ở Yên Bình

    Phát huy thế mạnh phát triển nông nghiệp, xã Yên Bình (Vĩnh Tường) tích cực hỗ trợ người dân đưa các giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, xã tập trung xây dựng sản phẩm OCOP, mở rộng các lĩnh vực phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, tạo thêm việc làm cho nhiều lao động, góp phần nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống cho người dân.

  • Tạm dừng dịch vụ thuế và ứng dụng hóa đơn điện tử trong 3 tuần
    Tạm dừng dịch vụ thuế và ứng dụng hóa đơn điện tử trong 3 tuần

    Từ ngày 23/5-15/6, một số ứng dụng ngành thuế tạm dừng hoạt động phục vụ việc chuyển đổi hệ thống. Trong thời gian tạm dừng hệ thống, người nộp thuế tạm dừng sử dụng ứng dụng hóa đơn điện tử và ứng dụng dịch vụ thuế điện tử.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

Địa chỉ IP của bạn: 3.137.159.67
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc