• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Văn hoá

Phim điện ảnh Việt Nam: Càng loay hoay, càng tụt hậu!

10:20 14/02/2014
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Không phải cứ kinh phí ít, kỹ thuật chưa hiện đại là không thể làm phim hay. Đã có thời, điện ảnh Việt Nam chỉ có những thước phim đen trắng với những kỹ thuật làm phim còn “thô sơ” nhưng đã làm nên những bộ phim “vang danh” thế giới.

Thế nhưng, thật trái ngược, khi kỹ thuật và tiền bạc đầu tư cho phim điện ảnh ngày một nhiều hơn, phim của chúng ta lại trở nên tụt hậu...

Bao giờ cho đến… ngày xưa!

Trong lịch sử sản xuất phim của điện ảnh Việt Nam, chúng ta đã có những bộ phim xuất sắc, được thế giới ghi nhận. Trong đó, thập niên 70-80 của thế kỷ XX được xem là thời hoàng kim, nhiều bộ phim đã được công chiếu nhiều ở các nước Đông Âu và Liên Xô cũ, các tác phẩm đó được đón nhận nồng nhiệt, được tôn vinh. Trong đó phải kể đến phim “Con chim vành khuyên” - đạo diễn Nguyễn Văn Thông, là phim truyện Việt Nam đầu tiên giành được Giải thưởng đặc biệt của LHP quốc tế Karlovy Vary (Tiệp Khắc). Bộ phim “Con chim vành khuyên” được một số nhà phê bình đánh giá là "một bản anh hùng ca của đất Việt, ngợi ca những cuộc đời sẵn sàng chiến đấu và hy sinh cho tự do, độc lập và niềm tự hào dân tộc". Tiếp đó, phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - đạo diễn Hải Ninh, thực hiện năm 1972, đạt giải của Hội đồng hòa bình thế giới tại LHP Moscow. Bộ phim nhựa của đạo diễn Nguyễn Hồng Sến có đề tài về chiến tranh mang tên “Cánh đồng hoang” tiếp tục mang về Huy chương Vàng hạng mục phim truyện trong LHP quốc tế năm 1981. Gần đây, năm 2008, phim “Bao giờ cho đến tháng Mười” đã lọt vào Top 18 bộ phim châu Á xuất sắc mọi thời đại do kênh CNN của Mỹ bình chọn. Rõ ràng là, tại những thời điểm đất nước còn khó khăn, điện ảnh của chúng ta đã có những thước phim rất nghệ thuật, giàu giá trị nhân văn và khai thác đề tài sâu sắc.

Điện ảnh Việt Nam những năm 2000 trở lại đây cũng có những phim hay, được đánh giá cao tại các LHP quốc tế. Trong đó có “Sống trong sợ hãi” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên giành được danh hiệu "Phim xuất sắc" ở hạng mục "Tài năng trẻ châu Á" tại LHP quốc tế Thượng Hải lần thứ 9. “Trăng nơi đáy giếng” do Nguyễn Vinh Sơn đạo diễn miêu tả bi kịch của của gia đình Việt Nam hiện đại, được Ban giám khảo LHP quốc tế Dubai đánh giá cao và mang về giải thưởng "Nữ diễn viên xuất sắc" cho Hồng Ánh. “Bi! Đừng sợ” cũng nhận được hai giải ACID/CCAS của Hiệp hội Các nhà phát hành phim độc lập và SACD cho biên kịch xuất sắc nhất trong hạng mục Tuần lễ các nhà phê bình của LHP Cannes lần thứ 63.

Tuy nhiên, số ít ỏi những phim như thế chưa đủ để Việt Nam được nhớ mặt, đặt tên trên bản đồ điện ảnh thế giới. Nhất là tại các LHP uy tín danh giá bậc nhất như Oscar hay Cannes, chúng ta mãi vẫn đứng ở “vị trí chầu rìa”. Cũng buồn thay, vài năm trở lại đây chúng ta thiếu hẳn những phim chất lượng, thay vào đó, các nhà làm phim chỉ mải mê chạy theo những phim thương mại, kinh doanh nhờ doanh thu phòng vé.

Tụt hậu ngay trong khu vực

Trung Quốc đã trở thành một trong những cường quốc điện ảnh thế giới. Phim đi tranh giải của họ lần nào cũng khiến khán giả trầm trồ. Tất nhiên, nhân lực và vật lực đầu tư cho điện ảnh của quốc gia này rất lớn. Rất khó để chúng ta có thể so sánh.

Nhưng hãy xem kết quả của LHP Cannes năm nay. Điện ảnh Nhật đoạt giải Vàng của Ban giám khảo, Trung Quốc đoạt giải kịch bản, Singapore đoạt giải Phim truyện đầu tay xuất sắc, và Campuchia cũng có giải cho hạng mục Un certain regard (giải thưởng quan trọng thứ hai sau giải Cành cọ vàng). Bộ phim “The Missing Picture” (Bức ảnh thất lạc, tựa tiếng Pháp: L'Image Manquante) của đạo diễn Campuchia Rithy Panh về một giai đoạn lịch sử đẫm máu của Campuchia dưới thời diệt chủng Pol Pot đã được vinh danh. Được biết, đạo diễn của phim đạt giải năm nay từ năm 1994 đến nay đã có nhiều phim được gửi đi tham dự LHP Cannes. Ở những lần LHP Cannes trước, Singapore hay Thái Lan đều có giải, những giải thưởng chính thức từ Ban tổ chức LHP chứ không phải một giải “hữu nghị” nào đó.

Còn chúng ta? Chúng ta được chính người trong giới đánh giá là: Điện ảnh Việt Nam đang tụt hậu, tụt hậu về công nghệ và tư duy làm phim. Phim Việt Nam không còn chỗ đứng trên bản đồ điện ảnh thế giới nữa – điều này hoàn toàn đúng nếu nhìn vào hai điều dễ thấy đầu tiên: Phim đạt giải thưởng quốc tế và phim xuất ngoại. Phim đạt giải quốc tế lớn hầu như chúng ta không có, phim xuất ngoại thì chỉ tính trên đầu ngón tay.

Như vậy là, trong khi chúng ta mê mải đầu tư cho các dự án phim tiền tỷ trong nước với nhiều tình tiết câu khách như: Võ thuật hành động có yếu tố đẫm máu như “Bụi đời Chợ Lớn” hay thu hút dàn chân dài hùng hậu như “Mỹ nhân kế”… thì phim của nước bạn, dù là nước được đánh giá còn nhiều khó khăn hơn lại chiến thắng bằng nội dung phim phản ánh đúng bản sắc dân tộc họ có.

 

“Mỹ nhân kế”, lọt top doanh thu cao nhất của phim Việt . 

Loay hoay tìm bản sắc riêng

Ngẫm ra, hành động, viễn tưởng hay dùng chân dài, mỹ nhân trong phim… tất cả điều đó không có gì là mới mẻ đối với thế giới, nhất là ở những cường quốc điện ảnh như Mỹ, Anh, Pháp… Đối với phim đạt giải thưởng, thì yếu tố bản sắc riêng, ý nghĩa nhân văn lại được đánh giá quan trọng nhất. Còn nhớ khi “Ngọa hổ tàng long” của Trung Quốc chiến thắng vang dội tại Oscar, người ta vô cùng thán phục và trầm trồ về một bộ phim đậm chất Trung Hoa trong từng đường nét võ thuật, gương mặt nhân vật, kết cấu phim và cả cảnh sắc…

Đã gần 10 năm kể từ lần đầu tiên Việt Nam chính thức được Viện Hàn lâm khoa học & nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ gửi thư mời tham dự Oscar (Hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất), nhưng các phim tham dự tranh tài của chúng ta chưa gây được ấn tượng gì thật đặc biệt, vì vậy, chuyện giải thưởng vẫn là ước mơ xa vời.

Nếu để ý, các phim đoạt giải của LHP Cannes những năm gần đây thường đề cao những lối đi riêng, bản sắc riêng. Với ban giám khảo LHP Cannes, mỗi lựa chọn chuẩn xác đều dựa trên giá trị của tác phẩm, không phân biệt ngôn ngữ, quốc gia đó có nền điện ảnh đã phát triển cực thịnh bền vững hay còn đang ở giai đoạn sơ khai, khẳng định nền tảng, lối đi riêng.

Và như vậy LHP Cannes có thể sẽ mãi là vùng đất mơ ước đối với các nhà làm phim Việt. Bởi những gì điện ảnh Việt thể hiện thời gian vừa qua đã cho thấy: Cái chúng ta đang quan tâm là doanh thu. Các nhà làm phim đang tập trung vào dòng phim thương mại. Còn dòng phim nghệ thuật lại rơi vào hố sâu của việc làm sao để đưa bản sắc riêng của Việt Nam vào phim tự nhiên nhất, không khiên cưỡng gò ép. Còn nhớ “Mùa len trâu” đã có lúc làm người xem phải bất ngờ vì cái bản sắc riêng của chúng ta đưa lên phim lại đẹp và hay đến vậy. Nhưng đạo diễn của “Mùa len trâu” cơ bản là có yếu tố sản xuất từ nước ngoài, vì vậy, cũng không thể tính là phim thuần Việt được.

Ấy là chưa kể, chúng ta đến LHP Cannes với tư cách gì còn đang được tranh cãi rất nhiều. 4 lần dự LHP Cannes là 4 lần các nghệ sĩ đi “tay không” – không phim tham dự, không nhiều hoạt động nghiệp vụ tại khuôn khổ LHP. Chính diễn viên Huy Khánh, người từng đi dự LHP Cannes cũng nói: “Nghệ sĩ Việt sang Cannes để liên hoan”. Điều đó đủ để thấy rằng chúng ta đang thiếu sự cầu thị cần thiết trong việc tự khẳng định cái tôi bản chất của mình trong điện ảnh.

Có lẽ vì vậy, điện ảnh của chúng ta vẫn mãi loay hoay trong khi bạn bè chúng ta đã có những bước đi thật rõ ràng.

Phòng VH-XH (st.bs)




Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Vĩnh Phúc có cán bộ thư viện đạt Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc
    Vĩnh Phúc có cán bộ thư viện đạt Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc

    Ngày 7/5, Bộ VH-TT&DL tổ chức lễ tổng kết và trao tặng Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc lần thứ VII cho 20 tập thể và 15 cá nhân có thành tích xuất sắc trên cả nước.

  • KỶ NIỆM 71 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ: 56 ngày đêm chấn động địa cầu
    KỶ NIỆM 71 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ: 56 ngày đêm chấn động địa cầu

    Trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, chiến dịch Điện Biên Phủ là một sự kiện quan trọng hàng đầu, diễn ra từ tháng 12/1953 đến tháng 5/1954. Với 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường, dũng cảm, sáng tạo, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu', kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

  • Khai mạc Festival khinh khí cầu Vĩnh Phúc năm 2025
    Khai mạc Festival khinh khí cầu Vĩnh Phúc năm 2025

    Tối 30/4, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (Vĩnh Yên) diễn ra Lễ khai mạc Festival khinh khí cầu Vĩnh Phúc năm 2025. Tới dự có đồng chí Vũ Việt Văn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình và đông đảo nhân dân, du khách gần xa.

  • Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Con đường Thống nhất”
    Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Con đường Thống nhất”

    Tối 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức chương trình nghệ thuật “Con đường thống nhất” chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước và 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu (19/5/1890 – 19/5/2025).

Ý kiến
Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

12869674
Trong ngày: 6937 Trong tuần: 117430 Trong tháng: 747683
Địa chỉ IP của bạn: 18.119.129.134
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc