Xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu: Cơ hội phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

EMAGAZINE

23/02/2023
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

88.png

368.png

  Tại các địa phương xây dựng LVHKM, người dân có thể khai thác những tài nguyên sẵn có về điều kiện tự nhiên, khí hậu, truyền thống văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng, đồng thời, xây dựng mô hình sản xuất các sản phẩm thế mạnh, đặc trưng của các địa phương. 

218.png

  Thôn Đồng Dong, xã Quang Yên, huyện Sông Lô có 200 hộ dân với hơn 900 nhân khẩu, trong đó 95% dân số là người dân tộc Cao Lan. Đến nay, người dân tộc Cao Lan ở thôn Đồng Dong vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc trưng của dân tộc như tiếng nói, chữ viết, ẩm thực, trang phục truyền thống, các bài thuốc dân gian, tranh thờ, sách cổ, các làn điệu dân ca, dân vũ, đặc biệt là Lễ hội Xuống đồng…

995_4.jpg

Sau khi hoàn thành xây dựng LVHKM, du khách đến nhà văn hóa thôn Đồng Dong, xã Quang Yên sẽ được thưởng thức các làn điệu Sình ca, múa lên nương, xuống đồng của đồng bào dân tộc Cao Lan (Ảnh chụp tại Lễ hội Xuống đồng 2023)

Người dân địa phương xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế độc đáo như nuôi dê, thỏ, lợn mán thương phẩm; sản xuất rượu men lá; thuốc nam gia truyền...

388.png

  UBND xã Quang Yên đã đề xuất phương án xây dựng nhà văn hóa thôn Đồng Dong với tổng diện tích hơn 10.000 m2 bao gồm các hạng mục hội trường, nhà truyền thống, sân bóng đá mini, sân bóng chuyền, hồ bơi và khu trưng bày văn hóa dân tộc Cao Lan. Đây không chỉ là trung tâm sinh hoạt cộng đồng của nhân dân trong thôn mà còn là địa điểm thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.

68.png

  Sau khi hoàn thành xây dựng LVHKM, du khách đến thôn Đồng Dong có thể lưu trú tại nhà sàn của người dân tộc Cao Lan; tìm hiểu những phong tục, tập quán của người dân bản địa. Tại nhà văn thôn, du khách được tham quan những gian hàng trưng bày những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của người dân địa phương như rượu men lá, rau bồ công anh, thuốc nam gia truyền….
Tham quan không gian văn hóa dân tộc Cao Lan tại khu trưng bày; xem trình diễn các điệu múa Sình ca, múa lên nương, xuống đồng của dân tộc Cao Lan; tham gia ném còn; thuê trang phục truyền thống của dân tộc Cao Lan để mặc và chụp ảnh kỷ niệm; xem chọi dê và thưởng thức món dê tươi thơm ngon do người dân bản địa chế biến… Chính những người dân địa phương sẽ là những hướng dẫn viên du lịch giới thiệu đến du khách những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.

168.png

  Từ nguồn kinh phí được cấp, địa phương sẽ hỗ trợ các nghệ nhân truyền dạy tiếng nói, chữ viết, các làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống của dân tộc Cao Lan cho thế hệ trẻ; hỗ trợ người dân mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, phát triển thị trường.
Gia đình ông Sầm Văn Tề, người dân tộc Cao Lan, thôn Đồng Dong hiện nuôi 12 con dê thương phẩm và dê sinh sản. Ông Tề chỉ cần phải bỏ tiền mua giống, còn lại không mất thêm chi phí chăm sóc đàn dê.

58.png

  Hằng ngày, ông thả dê trên đồi để dê tự đi kiếm thức ăn, tối lại lùa vào chuồng. Dê đẻ mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa từ 1-2 dê con. Dê từ 20 kg trở lên có thể xuất chuồng. Thịt dê được bán với giá khoảng 130 - 150 nghìn đồng/kg hơi, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Tuy nhiên, do chưa có đầu ra ổn định, nên ông Tề không dám tăng đàn vật nuôi. Sau khi thôn Đồng Dong hoàn thành xây dựng LVHKM, ông sẽ mở rộng mô hình chăn nuôi dê để phục vụ nhu cầu của du khách.

368.png

  Thôn Lục Liễu, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo có 50% dân số là người dân tộc Sán Dìu. Triển khai xây dựng LVHKM, địa phương sẽ dành nguồn lực hỗ trợ người dân xây dựng các mô hình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh như chăn nuôi lợn, gà, ong, thỏ; trồng dưa hấu, dưa bở, dưa lê, dưa chuột, rau cải theo tiêu chuẩn VietGAP; phát triển loại hình du lịch homestay văn hóa dân tộc Sán Dìu.

88.png

Xây dựng mô hình LVHKM là cơ hội để anh Ngô Văn Đạt, thôn Lục Liễu, xã Đạo Trù mở rộng quy mô trang trại nuôi thỏ của gia đình

408.png

  Ngoài thôn Đồng Dong, xã Quang Yên và thôn Lục Liễu, xã Đạo Trù, tỉnh lựa chọn một số thôn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống để xây dựng thí điểm mô hình LVHKM như thôn Đồng Cà, xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo; thôn Quảng Cư, xã Quang Sơn, huyện Lập Thạch; thôn Bản Long, xã Minh Quang, huyện Tam Đảo; thôn Đồng Pheo, xã Yên Dương, huyện Tam Đảo.

88.png

LVHKM được khởi công xây dựng tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi của bà con dân tộc Sán Dìu, xã Bồ Lý trong dịp đầu Xuân 2023

  Với việc triển khai xây dựng mô hình LVHKM, nhân dân tại các địa phương này sẽ được hỗ trợ kinh phí để xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, dịch vụ, thương mại, tạo ra các sản phẩm tốt, đặc trưng của địa phương để phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân.

148.png


Nội dung: Bạch Nga
Ảnh: Kim Ly
Thiết kế: Cẩm Giang

13:41 23/02/2023
Bài liên quan
  • Rực rỡ sắc màu Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc
    Rực rỡ sắc màu Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc

    Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc năm 2025 là sự kiện văn hóa và giải trí đặc biệt, đánh dấu bước phát triển mới trong hoạt động quảng bá du lịch của Vĩnh Phúc. Với chủ đề "Vĩnh Phúc bay lên cùng đất nước", lễ hội không chỉ là sân chơi rực rỡ sắc màu dành cho du khách mà còn mang thông điệp sâu sắc về sự sáng tạo, khám phá và khát vọng vươn lên. Đây là dịp để mọi người cùng chiêm ngưỡng những quả khinh khí cầu rực rỡ bay lên bầu trời, tạo ra một cảnh tượng tuyệt mỹ, đồng thời, kết nối cộng đồng v...

  • La Pitaya Valley - Ngôi làng sinh thái giữa núi rừng
    La Pitaya Valley - Ngôi làng sinh thái giữa núi rừng

    Tọa lạc tại thôn Thanh Cao, xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên, La Pitaya Valley được ví như ngôi làng sinh thái giữa núi rừng mướt xanh bởi sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, hệ sinh thái đa dạng cùng những dịch vụ trải nghiệm mang đặc trưng nền văn hóa bản địa. Với diện tích rộng hơn 35ha, nơi đây đang trở thành điểm đến mới lạ, thu hút đông đảo du khách tìm về hòa mình vào thiên nhiên, vui chơi, nghỉ dưỡng và có những trải nghiệm lý thú bên những người thân yêu.

  • Trưởng thành trong quân ngũ
    Trưởng thành trong quân ngũ

    Mỗi người một miền quê, một hoàn cảnh, nhưng họ gặp nhau, sát cánh bên nhau, cùng rèn luyện trong môi trường quân ngũ. Từ trường học lớn ấy, sau 2 năm rèn luyện, những chàng trai tuổi đôi mươi nay đã trưởng thành hơn. Đó là hành trang để các chiến sĩ vững bước trên đường đời, trở thành những công dân có ích.

  • “Còn làm được việc gì cho đất nước, quê hương thì còn cố gắng”
    “Còn làm được việc gì cho đất nước, quê hương thì còn cố gắng”

    Trở về từ chiến trường với nhiều vết thương trên mình nhưng gần 40 năm qua, thương binh Nguyễn Đức Thuân ở thôn Tân Nguyên, xã Trung Nguyên (Yên Lạc) luôn nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế gia đình, tích cực đóng góp, cống hiến sức mình xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ

Website


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

12655732
Trong ngày: 17909 Trong tuần: 311963 Trong tháng: 533740
Địa chỉ IP của bạn: 3.23.60.252
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc