Vang mãi hào khí tháng Ba - (Kỳ 3): Nghệ thuật quân sự - Nhìn từ Khởi nghĩa Ba Tơ

EMAGAZINE

08/03/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Nhân Kỷ niệm 80 năm Ngày Khởi nghĩa Ba Tơ (11/3/1945 - 11/3/2025), Quân khu 5 phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Khởi nghĩa Ba Tơ - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm” vào ngày 11/3.

Các tham luận sẽ làm sáng tỏ đường lối đúng đắn, sáng tạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đặc biệt là chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng. Đồng thời, hội thảo cũng khẳng định vai trò chủ động, kiên quyết và sáng tạo của Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, chuẩn bị và tiến hành Khởi nghĩa Ba Tơ.

***

Khởi nghĩa Ba Tơ và xây dựng Đội Du kích Ba Tơ đã để lại những bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá, được Đảng ta vận dụng và phát triển cho các giai đoạn cách mạng sau này. Những vấn đề về nghệ thuật quân sự từ Cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ như: Vai trò lãnh đạo của Đảng, đánh giá tình hình, nắm và chớp thời cơ; xác định mục tiêu đấu tranh; xây dựng lực lượng đủ mạnh; vận dụng tổng hợp, linh hoạt, hiệu quả các phương pháp đấu tranh,... được nâng lên thành những nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh cách mạng. Chính những nghệ thuật này đã giúp lãnh đạo toàn dân, toàn quân ta tiến hành thắng lợi Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Tại tham luận “Nét độc đáo trong công tác vận động cách mạng và xây dựng lực lượng vũ trang từ Cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ”, Trung tá, thạc sĩ Nguyễn Ngọc Hoàng Vinh - Phòng Tuyên huấn Quân khu 5 nhấn mạnh, nhìn lại quá trình vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa giành thắng lợi và sự ra đời, phát triển lớn mạnh của Đội Du kích Ba Tơ, có thể thấy rằng, mặc dù trong điều kiện vô cùng phức tạp, Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi đã nhạy bén nắm bắt tình hình, đề ra chủ trương đúng đắn; linh hoạt, sáng tạo tổ chức thực hiện, nên đã chủ động tăng cường thực lực cách mạng để khi thời cơ chín muồi kịp thời hành động thắng lợi. Trong xây dựng lực lượng vũ trang, Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi đã giải quyết thành công và sáng tạo nhiều vấn đề lớn. Trước hết là, chú trọng xây dựng lực lượng về chính trị.

Anh Nguyễn Đức Phong, phụ trách Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ tường thuật lại diễn biến Cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ trên sa bàn cho học sinh ở địa phương. ẢNH: THANH THUẬN

Anh Nguyễn Đức Phong, phụ trách Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ tường thuật lại diễn biến Cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ trên sa bàn cho học sinh ở địa phương. Ảnh: Thanh Thuận

Đội Du kích Ba Tơ ngày đầu thành lập tuy chỉ có 28 đồng chí, nhưng là đội quân của những chiến sĩ cách mạng kiên trung, được tôi luyện trong lò lửa đấu tranh cách mạng qua các thời kỳ, nên có chất lượng chính trị cao. Lời thề “Hy sinh vì Tổ quốc” mà mỗi đội viên đều thấm nhuần, khắc ghi là minh chứng cho tinh thần đó. Vì thế, trong quá trình phát triển của mình, các đội viên Đội Du kích Ba Tơ đã trở thành những nhân tố nòng cốt để xây dựng các đơn vị lực lượng vũ trang Liên khu 5; đồng thời, góp phần đào tạo cho Đảng và Nhà nước, quân đội những cán bộ lãnh đạo tài năng, những tướng lĩnh xuất sắc trong 2 cuộc kháng chiến sau này.

Bên cạnh đó, Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi cũng rất linh hoạt, sáng tạo trong xác định hình thức tổ chức lực lượng vũ trang. Đó là, vừa chú trọng xây dựng lực lượng tập trung cơ động, vừa ra sức xây dựng, phát triển lực lượng tại chỗ thông qua các hình thức: Tiểu tổ du kích, tự vệ cứu quốc, du kích dự bị... Với sự sáng tạo này, chỉ sau một thời gian ngắn, ở Quảng Ngãi đã hình thành lực lượng tập trung được tổ chức, huấn luyện và chỉ huy chặt chẽ. Cùng với đó, lực lượng dự bị đông đảo cũng được xây dựng để bổ sung, phát triển, giúp tỉnh có thể nhanh chóng huy động lực lượng chi viện cho miền Nam khi thực dân Pháp vừa gây hấn ở Nam Bộ.

Vấn đề xây dựng căn cứ địa cũng là nét độc đáo trong công tác chỉ đạo của Tỉnh ủy, bởi đã được đặt ra từ rất sớm. Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm cuộc đấu tranh khi ta chưa giành được chính quyền, lực lượng vũ trang còn non yếu. Vì vậy, sau khi được thành lập, Đội Du kích Ba Tơ đã nhanh chóng rút vào căn cứ, từng bước củng cố, phát triển lực lượng. Đây chính là tiền đề quan trọng để sau đó, Đội tiến về đồng bằng, thực hiện thắng lợi sứ mệnh của mình.

Chú thích ảnh...

Nhiều hình ảnh, tư liệu ý nghĩa, có giá trị về Cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ và Đội Du kích Ba Tơ được trưng bày tại Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ.

Với tham luận “Thế trận lòng dân trong Khởi nghĩa Ba Tơ”, Thượng tướng Lê Chiêm - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm sáng tỏ nghệ thuật xây dựng “thế trận lòng dân” trong hoạt động quân sự, quốc phòng. Thượng tướng Lê Chiêm cho rằng, trong Cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ, “thế trận lòng dân” được thể hiện rõ nét. Đó là sự tham gia tích cực của nhân dân, là nhân tố quyết định tạo nên thành công của cuộc khởi nghĩa, là một trong những hình mẫu về khởi nghĩa vũ trang, dùng bạo lực cách mạng để đánh đổ bạo lực phản cách mạng ở Nam Trung Bộ, tạo tiền đề cho Tổng Khởi nghĩa giành chính quyền. Đội Du kích Ba Tơ dựa vào nhân dân để hoạt động, chiến đấu và chiến thắng, chứng minh cho đường lối chiến tranh nhân dân do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, là nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

“Thế trận lòng dân” trong Khởi nghĩa Ba Tơ khẳng định rằng, sức mạnh của cách mạng nằm ở nhân dân và sự lãnh đạo đúng đắn cùng với chính sách hiệu quả là yếu tố then chốt. Những bài học từ Cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ vẫn còn nguyên giá trị trong việc xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thắng lợi của Cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ là điển hình của công tác vận động quần chúng; phát huy vai trò của quần chúng; xây dựng khối đoàn kết toàn dân, huy động mọi tầng lớp nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị. Phải luôn quán triệt quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, quan tâm xây dựng khối đoàn kết toàn dân, phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, ý chí tự lực, tự cường của nhân dân và xây dựng lực lượng quân đội cách mạng vững mạnh. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Người trước, súng sau, có người rồi có súng, có Đảng chỉ lối dẫn đường, có nhân dân nhất định giành thắng lợi”.

Thế hệ trẻ ở xã Ba Vinh (Ba Tơ) tìm hiểu về Di tích Khởi nghĩa Ba Tơ, chiến khu núi Cao Muôn.

Người có uy tín ở xã Ba Vinh (Ba Tơ) chia sẻ về chiến khu núi Cao Muôn, một trong những địa điểm liên quan đến Cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Thị Quỳnh Vân khẳng định, thắng lợi của Khởi nghĩa Ba Tơ không phải là ngẫu nhiên, càng không phải “ăn may”, mà là kết quả của quá trình chuẩn bị lâu dài, đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh của Đảng bộ và nhân dân Quảng Ngãi. Thời điểm đó, phần lớn các đồng chí ở Trung - Nam Bộ, trong đó có Quảng Ngãi đều chưa liên lạc được với trung ương, nên rất lúng túng trong việc đấu tranh giành chính quyền.

Tuy vậy, từ việc quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 8 (5/1941), Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi đã nhanh chóng phân tích, đánh giá tình hình và tương quan lực lượng ngay khi nhận tin Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945). Dù chưa nhận được chỉ thị từ trung ương, đêm 10/3/1945, Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi quyết định phát động cuộc đấu tranh vũ trang, tấn công vào sào huyệt của địch tại Nha Kiểm lý, đồn Ba Tơ và giành chính quyền ở châu lỵ Ba Tơ.

Chú thích ảnh...

Bia di tích Núi Cao Muôn ở xã Ba Vinh (Ba Tơ).

[Xem video]. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Thị Quỳnh Vân khẳng định tầm vóc và ý nghĩa của Cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ:

Chỉ trong vòng 1 ngày, Khởi nghĩa Ba Tơ đã nổ ra và kết thúc thắng lợi trọn vẹn. Đây là một sự sáng tạo, khắc phục được những hạn chế của các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (1940), Nam Kỳ (1941) đã nổ ra trước đó. Đó là, chớp thời cơ, tấn công cục bộ, khởi nghĩa từng phần, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và công tác binh vận; là tư tưởng cách mạng tiến công, phát huy sức mạnh toàn dân, khai thác triệt để sự suy yếu của kẻ thù để giành thắng lợi... Tư duy và nghệ thuật chỉ đạo, tổ chức một cuộc khởi nghĩa như Khởi nghĩa Ba Tơ cách đây 80 năm đã chứng tỏ, Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi là người tổ chức, lãnh đạo, là hạt nhân, linh hồn của cuộc đấu tranh giải phóng, đúng như nhận định của Đảng trong Chỉ thị về “Sửa soạn khởi nghĩa” ngày 7/5/1944: “Khởi nghĩa là công việc của toàn dân. Nhưng không phải toàn dân có thể xông lên đánh kẻ thù cùng một lúc, phải có những đội quân cách mạng cơ bản, có tập tành thao lược, xông ra chiến đấu trong vai trò xung kích để dân chúng hưởng ứng theo”.

(Theo Báo Quảng Ngãi)

19:45 08/03/2025
Bài liên quan
  • Rực rỡ sắc màu Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc
    Rực rỡ sắc màu Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc

    Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc năm 2025 là sự kiện văn hóa và giải trí đặc biệt, đánh dấu bước phát triển mới trong hoạt động quảng bá du lịch của Vĩnh Phúc. Với chủ đề "Vĩnh Phúc bay lên cùng đất nước", lễ hội không chỉ là sân chơi rực rỡ sắc màu dành cho du khách mà còn mang thông điệp sâu sắc về sự sáng tạo, khám phá và khát vọng vươn lên. Đây là dịp để mọi người cùng chiêm ngưỡng những quả khinh khí cầu rực rỡ bay lên bầu trời, tạo ra một cảnh tượng tuyệt mỹ, đồng thời, kết nối cộng đồng v...

  • La Pitaya Valley - Ngôi làng sinh thái giữa núi rừng
    La Pitaya Valley - Ngôi làng sinh thái giữa núi rừng

    Tọa lạc tại thôn Thanh Cao, xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên, La Pitaya Valley được ví như ngôi làng sinh thái giữa núi rừng mướt xanh bởi sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, hệ sinh thái đa dạng cùng những dịch vụ trải nghiệm mang đặc trưng nền văn hóa bản địa. Với diện tích rộng hơn 35ha, nơi đây đang trở thành điểm đến mới lạ, thu hút đông đảo du khách tìm về hòa mình vào thiên nhiên, vui chơi, nghỉ dưỡng và có những trải nghiệm lý thú bên những người thân yêu.

  • Trưởng thành trong quân ngũ
    Trưởng thành trong quân ngũ

    Mỗi người một miền quê, một hoàn cảnh, nhưng họ gặp nhau, sát cánh bên nhau, cùng rèn luyện trong môi trường quân ngũ. Từ trường học lớn ấy, sau 2 năm rèn luyện, những chàng trai tuổi đôi mươi nay đã trưởng thành hơn. Đó là hành trang để các chiến sĩ vững bước trên đường đời, trở thành những công dân có ích.

  • “Còn làm được việc gì cho đất nước, quê hương thì còn cố gắng”
    “Còn làm được việc gì cho đất nước, quê hương thì còn cố gắng”

    Trở về từ chiến trường với nhiều vết thương trên mình nhưng gần 40 năm qua, thương binh Nguyễn Đức Thuân ở thôn Tân Nguyên, xã Trung Nguyên (Yên Lạc) luôn nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế gia đình, tích cực đóng góp, cống hiến sức mình xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ

Website


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

12614234
Trong ngày: 37201 Trong tuần: 270472 Trong tháng: 492248
Địa chỉ IP của bạn: 18.220.204.192
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc