• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Kinh Tế
  3. Nông nghiệp

Nuôi ong rừng ở Giăng Màn: [Bài cuối] Nâng tầm trên sàn OCOP

08:04 17/06/2024
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Huyện Minh Hóa với mục tiêu sớm đưa các sản phẩm từ mật ong vào tiêu thụ tại các siêu thị, trung tâm thương mại và hướng đến xuất khẩu.

Ngoài việc nâng cao chất lượng thì người nuôi ong cũng đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá sản phẩm để khách hàng biết đến. 

Trao đổi với chúng tôi, bà Trương Thị Thanh Bê, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Minh Hóa (Quảng Bình), cho biết, nghề nuôi ong tại nhiều địa phương trên địa bàn huyện đã có từ rất lâu, góp phần rất lớn trong việc nâng cao đời sống kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân.

“Hiện, toàn huyện có khoảng 6.200 đàn ong tập trung nuôi ở 13/15 địa phương. Trong đó nhiều nhất là ở các xã Xuân Hóa, thị trấn Quy Đạt, Hóa Hợp, Hồng Hóa, Hóa Phúc... Tổng sản lượng mật thu hoạch năm 2023 là trên 616 tấn”, bà Thanh Bê nói thêm.

Giá tăng nhờ sản phẩm OCOP

Dù huyện Minh Hóa có tổng đàn ong lớn, sản lượng nhiều, chất lượng mật rất tốt, song việc xây dựng thương hiệu chưa được người nuôi chú trọng. Từ đó, đó giá bán sản phẩm mật ong không cao, thương hiệu mật ong trên địa bàn chưa được quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng. Hiện, việc tiêu thụ chủ yếu đang còn là sản phẩm thô, bán theo can, theo chai.

Từ năm 2021, huyện Minh Hóa hỗ trợ cho xã Hóa Sơn xây dựng thương hiệu và sản phẩm mật ong tại xã Hóa Sơn được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. Theo ông Đinh Hồng Tuyên, Chủ tịch UBND xã Hóa Sơn, hiện xã có trên 50 hộ nuôi ong lấy mật.

Trước đây, bà con cũng tiêu thụ theo kiểu truyền thống, nghĩa là bán mật đong vào can, vào chai nút bằng lá chuối, lõi ngô mà thôi. Sau khi được huyện hỗ trợ, sản phẩm mật ong Hóa Sơn dần được người tiêu dùng biết đến.

“Hiện, người dân trong xã nuôi khoảng 800 đàn ong. Sản phẩm của chúng tôi được giới thiệu đến với người tiêu đùng được tốt hơn. Thu nhập mỗi hộ nuôi ong trung bình được trên 30 triệu đồng mỗi năm”, ông Đinh Hồng Tuyên cho hay.

Xã Hóa Sơn hiện có gần 450 hộ dân sinh sống tại 3 thôn và 2 bản là Lương Năng và Hóa Lương. Nhờ phát triển nuôi ong lấy mật nên có thu nhập khá ổn định và đời sống của bà con cũng đỡ vất vả hơn trước.

Theo nhiều người nuôi ong ở đây cho hay, sau khi sản phẩm mật ong được công nhận là sản phẩm OCOP thì sức tiêu thụ cũng được tăng lên, đồng thời giá cả cũng tăng lên nhiều và ổn định hơn so với trước đây.

Sản phẩm từ ong mật của huyện Minh Hóa được đánh giá chất lượng cao và có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. 

Gia đình ông Nguyễn Viết Xuân (thôn Đặng Hóa), nuôi được 50 đàn ong, mỗi năm cũng có thu nhập thêm khoảng 45 triệu đồng. Tại bản Lương Năng, phong trào nuôi ong lấy mật cũng đã trên đà phát triển.

Ông Cao Cảnh, một người dân của bản đã phát triển lên đàn ong thứ 20 cũng rất phấn khởi cho hay: “Mỗi đàn ong lấy mật cũng cho thu nhập ít nhất là 800 ngàn đồng mỗi mùa lấy mật đó. Nhờ nuôi ong mà gia đình tôi cũng có được thu nhập cao trong điều kiện khó khăn ở vùng miền núi này. Gia đình cũng đang cố gắng để mỗi năm nuôi tăng đàn nhằm có thu nhập cao hơn”.

Thành lập Hợp tác xã nuôi ong

Chúng tôi trở lại xã Xuân Hóa, nơi đang phát triển nghề nuôi ong lớn nhất ở vùng miền núi này. Ông Ông Đinh Xuân Sòng, Chủ tịch UBND xã Xuân Hóa cho biết, xã có diện tích rừng tự nhiên trên 4.700ha, nên tiềm năng phát triển nghề nuôi ong là rất lớn.

Hiện, Xuân Hóa là địa phương có nhiều hộ gia đình nuôi ong lấy mật đứng đầu tại huyện Minh Hóa với với gần 2.000 đàn ong. Mỗi năm, sản lượng mật thu về khoảng trên 14 tấn, tương đương khoảng 1,4 tỷ đồng. Nhờ nghề nuôi ong, kinh tế của các hộ dân đã ngày càng ổn định, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Để tạo điều kiện cho những gia đình gặp khó khăn phát triển kinh tế hộ, chính quyền địa phương đã tích cực hỗ trợ người dân tham gia các lớp tập huấn, tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi ong. “Vừa qua, từ nguồn vốn của chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, địa phương đã giải ngân hơn 300 triệu đồng hỗ trợ các gia đình nuôi ong là hộ nghèo 14 triệu đồng, hộ cận nghèo 12 triệu đồng và hộ mới thoát nghèo 8 triệu đồng”, ông Đinh Xuân Sòng cho biết thêm.

Sản phẩm mật ong Xuân Hóa đang tiến đến có nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc và thành sản phẩm OCOP của địa phương. 

Hiện, nhiều địa phương của huyện miền núi Minh Hóa, dù nuôi ong lấy mật đang là nghề mang lại thu nhập ổn định cho người dân, số lượng đàn ong không ngừng tăng lên theo từng năm. Riêng xã Xuân Hóa năm 2023 là 1.400 đàn ong thì năm 2024 đã tăng thêm trên 300 đàn ong. Song, các hộ nuôi vẫn cảm thấy bất an trong khâu tiêu thụ khi mật ong tại xã Xuân Hóa vẫn chưa đăng ký nhãn hiệu, chưa có chỉ dẫn địa lý.

Dù là địa phương đứng đầu về nuôi ong lấy mật ở huyện Minh Hóa, nhưng người nuôi ong ở xã Xuân Hóa vẫn tiêu thụ sản phẩm mật ong đều là tự phát, người nuôi tự liên hệ các mối tiêu dùng thân quen mua để dùng và làm quà biếu trong huyện, trong tỉnh, giá bán khá thấp.

Ông Đinh Xuân Hưng là một người nuôi ong lành nghề ở xã Xuân Hóa, cho rằng, chất lượng mật ong tại xã Xuân Hóa được đánh giá là rất tốt, sản phẩm từ tự nhiên. Song, do một số khó khăn trong việc đăng ký nhãn mác, đăng ký kinh doanh để khẳng định thương hiệu nên việc tiêu thụ sản phẩm mật ong tại địa phương đang không ổn định. Dù mang lại thu nhập kinh tế cao, nhưng nhiều hộ dân vẫn e ngại tăng đàn để nâng cao sản lượng.

“Mong muốn của bà con là sản phẩm mật ong Xuân Hóa sớm được đăng ký nhãn mác, đăng ký kinh doanh, xây dựng thương hiệu. Qua đó, sản phẩm mật ong địa phương có thể xâm nhập được tại các chuỗi siêu thị, cửa hàng nông sản sạch địa phương, việc tiêu thụ ổn định và giá bán cao hơn”, ông Hưng nói thêm.

Để sản phẩm mật ong Xuân Hóa được đưa ra thị trường rộng với nhiều khách hàng biết đến, xã Xuân Hóa đã chỉ đạo thành lập Hợp tác xã nông sản Xuân Hóa. Ông Đinh Thanh Bình được bà con tín nhiệm “tiến cử” làm giám đốc.

Theo ông Bình, mật ong xã Xuân Hóa có màu vàng cánh gián đặc quánh, có độ kết dính cao, hương thơm mang hương vị nhẹ nhàng của các loài hoa núi rừng tự nhiên nên người tiêu dùng rất ưa chuộng.

“Hiện, giá mật ong giao động khoảng 150.000 đồng/chai 1,5 lít. Vì vậy, hợp tác xã phải xây dựng thương hiệu trên cơ sở chất lượng của sản phẩm để tăng thêm đầu ra và có giá cả hợp lý hơn nhằm tăng thu nhập cho bà con”, ông Bình nói.

Nuôi ong ở huyện miền núi Minh Hóa phát triển đa dạng ở môi trường nuôi vùng nông thôn. 

Cũng theo ông Bình, Hợp tác xã nông sản với nhiều sản phẩm nhưng lấy mật ong là sản phẩm mũi nhọn phát triển. Hiện thành viên của hợp tác xã đã có trên 700 đàn ong chất lượng.

“Theo lộ trình thì hàng năm chúng tôi cũng phát triển số lượng đàn ong trên cơ sở chú trọng chất lượng đàn và áp dụng các khoa học công nghệ trong nuôi ong và chế biến mật ong theo hướng chất lượng cao”, ông Bình chia sẻ.

Hiện tại, Hợp tác xã nông sản Xuân Hóa đang thực hiện các thủ tục để triển khai tem nhãn hàng hóa, truy xuất nguồn gốc sản phẩm mật ong và đăng ký là sản phẩm OCOP của địa phương. Ông Đinh Xuân Sòng nhìn nhận đó là hướng đi đúng của hợp tác xã trong lộ trình xây dựng thương hiệu mật ong của Xuân Hóa.

“Chúng tôi đang tích cực vận động người dân đẩy mạnh các kênh tuyên truyền trên mạng xã hội để quảng bá thương hiệu, tìm đầu ra cho sản phẩm mật ong Xuân Hóa. Bên cạnh đó, tích cực tìm kiếm, kết nối với các đơn vị để bao tiêu đầu ra cho sản phẩm mật ong, qua đó tạo tâm lý yên tâm cho các hộ nuôi”, ông Đinh Xuân Sòng nói thêm.

Hương Hoài (Theo nongnghiep)

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • "Vương quốc khoai lang" lao đao vì sâu đục củ
    "Vương quốc khoai lang" lao đao vì sâu đục củ

    Sâu đục củ sống dưới đất, kích thước nhỏ nên khó phát hiện và tiêu diệt bằng thuốc. Chúng khiến chất lượng khoai giảm mạnh, thương lái vì thế mua với giá rẻ.

  • Đảm bảo thực hiện thành công Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
    Đảm bảo thực hiện thành công Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

    Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp (TĐTNN) năm 2025 là một trong những cuộc TĐT quan trọng nhất của ngành Thống kê, được thực hiện định kỳ 10 năm một lần nhằm thu thập thông tin toàn diện về thực trạng và sự phát triển của khu vực nông thôn, nông nghiệp trên cả nước. Góp phần thực hiện thành công TĐT theo đúng thời gian, quy định, Chi cục Thống kê tỉnh đã và đang khẩn trương thực hiện các bước chuẩn bị về phương án điều tra, nhân lực, thiết bị công nghệ…

  • Đảm bảo thực hiện thành công Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
    Đảm bảo thực hiện thành công Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

    Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp (TĐTNN) năm 2025 là một trong những cuộc TĐT quan trọng nhất của ngành Thống kê, được thực hiện định kỳ 10 năm một lần nhằm thu thập thông tin toàn diện về thực trạng và sự phát triển của khu vực nông thôn, nông nghiệp trên cả nước. Góp phần thực hiện thành công TĐT theo đúng thời gian, quy định, Chi cục Thống kê tỉnh đã và đang khẩn trương thực hiện các bước chuẩn bị về phương án điều tra, nhân lực, thiết bị công nghệ…

  • Trồng cây dược liệu dưới tán rừng cho thu lãi từ 200 - 500 triệu đồng/ha
    Trồng cây dược liệu dưới tán rừng cho thu lãi từ 200 - 500 triệu đồng/ha

    Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai ở địa phương, từ năm 2021 đến nay, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã thực hiện mô hình trồng, phát triển cây dược liệu dưới tán rừng với tổng diện tích hơn 120 ha tại 67 hộ trên địa bàn tỉnh.

Ý kiến của bạn

Name (required)

Email (required)

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

Địa chỉ IP của bạn: 18.97.14.87
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc